Không quá chú trọng vào các tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 81)

8. Kết cấu đề tài

3.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

3.1.4. Không quá chú trọng vào các tài sản bảo đảm

Tuy kết quả phân tích mơ hình cho thấy tài sản bảo đảm có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở Chi nhánh nhưng để nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng Chi nhánh cần đánh giá đúng năng lực và kiểm sốt dịng tiền của khách hàng. Trong quan hệ tín dụng, vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của TSBĐ là tạo động lực để kích thích người đi vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Khi rủi ro xảy ra, đây là nguồn trả nợ phụ cho ngân hàng. Thực tế, chẳng có ngân hàng nào lại muốn thu được tiền từ hoạt động cho vay bằng con đường bán tài sản bảo đảm của khách hàng vay, mà phải bằng doanh thu lợi, nhuận từ phương án như đã thẩm định. Vì vậy, việc xem xét đánh giá nguồn trả nợ là công việc hết sức quan trọng trong công tác thẩm định của mỗi cán bộ ngân hàng có liên quan, chứ khơng phải khách hàng vay nào có TSBĐ thì xem nhẹ cơng tác thẩm định. Hơn nữa, khơng phải TSBĐ nào cũng có thể bán ngay để thu nợ. Việc mua bán chỉ được thực hiện sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp luật, phụ thuộc vào việc định giá lại vào thời điểm mua bán và cung cầu trên thị trường lúc bấy giờ. Nhưng chú ý đối với các tài sản là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản hình thành trong tương lai, bảo đảm bằng các khoản phải thu… Chi nhánh cần có cơ sở pháp lý chặt chẽ, quy trình kiểm sốt và quản lý về việc kiểm tra định giá tài sản theo định kỳ, thuê kho, thuê bảo vệ, xuất nhập tài sản, mua bảo hiểm… để tránh rủi ro cho ngân hàng.

3.1.5. Tuân thủ các quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phịng

Mục đích mà ngân hàng phân loại nợ là để đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản tín dụng; trích lập dự phịng rủi ro là biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách lập một khoản tiền để bù đắp tổn thất xảy ra khi khách hàng khơng thực hiện đúng các cam kết tín dụng. Nếu ngân hàng khơng tn thủ theo đúng các quy định về phân loại nợ của NHNN thì quỹ dự phịng rủi ro cũng khơng được trích lập đầy đủ, ngân hàng phải trích lợi nhuận để xử lý các khoản nợ khó địi, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, thậm chí gặp tổn thất nặng nề nếu năm đó ngân hàng khơng có lợi nhuận hoặc lợi nhuận âm.

Bên cạnh đó việc thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro giúp ngân hàng theo dõi sát sao tình hình trả nợ của khách hàng qua từng tháng/quý, từ đó có những ứng xử kịp thời (yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản có tính thanh khoản cao, cơ cấu nợ, giảm lãi, thu hồi nợ trước hạn…) khi phát hiện khách hàng có các dấu hiệu nghi ngờ như: năng lực tài chính suy giảm, dịng tiền bất ổn, thiện chí trả nợ giảm sút, tài sản bảo đảm giảm giá vv…

3.1.6. Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Quản lý RRTD và bảo hiểm là các bộ phận không thể thiếu trong quan điểm an ninh kinh tế và ổn định kinh doanh. Bảo hiểm ngân hàng là một trong những sản phẩm chuẩn đối với các ngân hàng trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hiện nay việc bảo hiểm tiền gửi đã được các ngân hàng thực hiện, tuy nhiên về bảo hiểm tiền vay thì hầu như chưa phổ biến.

Hiện nay các khách hàng vay ở Chi nhánh đã khá quen thuộc với bảo hiểm tài sản (nhà ở, cơng trình xây dựng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) hay bảo hiểm người vay (cá nhân, chủ doanh nghiệp) nhưng chưa áp dụng loại bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của các công ty. Nếu các doanh nghiệp khi đi vay bắt buộc phải mua loại hình bảo hiểm này thì sẽ hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình kinh

doanh của khách hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản, xây dựng, chứng khốn…

Hầu hết các đơn Bảo hiểm tín dụng này thường được thiết kế phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp và có xét đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, của người được bảo hiểm, mức tín dụng được phép, quốc gia mà đơn bảo hiểm có hiệu lực và một loạt các yếu tố khác đảm bảo phạm vi bảo hiểm đáp ứng đúng nhu cầu của người vay. Về cơ bản, đơn Bảo hiểm tín dụng bảo hiểm cho những rủi ro về tài chính gây ra bởi một số yếu tố sau: người mua mất khả năng thanh toán, phá sản, tạm ngừng thanh toán, chậm thanh toán, khi người mua là chính quyền khơng thực hiện hợp đồng; lệnh hỗn thanh tốn của chính quyền; thiếu ngoại hối; sự kiện chính trị/kinh tế ngăn trở việc thanh tốn, rủi ro chính trị, chiến tranh và bạo động dân sự; chính phủ khơng cho phép thực hiện hợp đồng; hủy bỏ giấy phép kinh doanh…

Lợi ích mà bảo hiểm tín dụng mang lại đó là đến 90% giá trị hợp đồng được bảo hiểm và thanh toán như khoản bồi thường khi phát sinh khiếu nại. Doanh nghiệp được bảo vệ trước những rủi ro do đối tác không trả nợ; giảm rủi ro các khoản nợ xấu; cải thiện dòng tiền; giúp hoạt động kinh doanh đảm bảo và an toàn hơn; cải thiện hiệu quả quản lý tín dụng trong nội bộ doanh nghiệp; bảo hiểm tín dụng thường bao gồm cả dịch vụ thu nợ chuyên nghiệp; phạm vi bảo hiểm linh hoạt phù hợp với yêu cầu kinh doanh và rủi ro ngành nghề; tăng khả năng tiếp cận tài chính bởi các ngân hàng đánh giá bảo hiểm tín dụng là một chỉ tiêu tốt; nâng cao tính ổn định và tự do thương mại khi các rủi ro đã được bảo hiểm.

3.1.7. Biện pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn

Trong hoạt động cấp tín dụng đơi khi các NHTM gặp phải một số khoản cho vay có rủi ro thất thốt lớn hơn dự đốn ban đầu, hoặc rủi ro lớn hơn mức mà ngân hàng chấp nhận được. Muốn tránh những tổn thất bất hợp lý thì cán bộ tín dụng phải xác định được ngay lập tức khi các khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, nếu khơng tình hình sẽ trở nên xấu hơn tới mức khơng cịn giải pháp nào khác ngoài việc chấp nhận lỗ hoặc mất. Một thực tế là đối với các ngân hàng thương

mại Việt Nam, theo các quy định liên quan đến nợ xấu, nợ q hạn thì tiêu chí để phân loại nợ xấu, nợ quá hạn chỉ tập trung vào thời gian quá hạn của khoản vay chứ chưa chú trọng đến khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp.

Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp. Đây là hoạt động khá mới mẻ tại Việt Nam. Ngân hàng sẽ thực hiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, hiệu quả. Hoạt động này chỉ có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp được ngân hàng đánh giá vẫn còn khả năng khơi phục hoạt động kinh doanh. Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp là một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hố tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng.

3.1.8. Nâng cao chất lƣợng hệ thống thơng tin tín dụng

Chất lượng thơng tin tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đây là nền tảng để cán bộ tín dụng xem xét và ra quyết định cho vay. Trong thực tế, nguồn thơng tin chính ngân hàng dựa vào là các báo cáo tài chính, xác nhận lương…khách hàng cung cấp. Mặt khác, chính thơng tin bất đối xứng của thị trường đã làm ngân hàng khó hiểu rõ mức độ rủi ro của người vay như chính bản thân họ nên khơng thể phân biệt được giữa người đi vay rủi ro và an tồn. Một nguồn thơng tin khác mà Ngân hàng có thể tiếp cận đó là từ trung tâm thơng tin tín dụng CIC. Nhưng với cơ chế hiện nay, mặc dù kho dữ liệu cũng khá phong phú song CIC cũng chỉ thông tin nhiều vấn đề như nợ không đủ tiêu chuẩn của hệ thống, từng ngân hàng…mà chưa có thơng tin về tình hình tín dụng thương mại, nhóm khách hàng có liên quan và đặc biệt là khách hàng có nợ xấu với nhiều tổ chức tín dụng và mức độ tín nhiệm của khách hàng đến đâu…Bên cạnh đó, nguồn thơng tin mà CIC thu thập được cịn hạn chế, trong khi đây lại là thế mạnh của các trung tâm tín dụng tư nhân. Các trung tâm này sẽ thu thập thông tin từ nhiều

các công ty cung ứng dịch vụ... Chi nhánh cần liên lạc với các trung tâm tín dụng tư nhân này, đồng thời cùng với các tổ chức tín dụng khác xây dựng một hệ thống chia sẻ thông tin. Thông qua việc trao đổi thông tin cho nhau, các tổ chức tín dụng khơng cần phải tốn kém nhiều mà vẫn có được một tập hợp đầy đủ về thông tin khách hàng.

Ngoài ra, bản thân chi nhánh cần phải chủ động thu thập, lưu trữ cho mình một hệ thống thơng tin riêng về các nhóm khách hàng liên quan để có những đánh giá kịp thời và toàn diện.

3.1.9. Nâng cao chất lƣợng cán bộ

Yếu tố con người được coi là quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này, muốn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cần thiết phải củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn của cán bộ tín dụng. Những cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ quản lý điều hành trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng nói riêng cần phải có tiêu chuẩn sau:

- Lập trường tư tưởng vững vàng

- Có kiến thức chun mơn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy các chủ trương chính sách của BIDV cũng như của Đảng, Nhà nước. Biết vận dụng sáng tạo linh hoạt trong từng vị trí cơng tác được giao.

- Ngoài tiêu chuẩn mà mỗi cán bộ cơng tác tín dụng phải có như trên, tuỳ theo

chức năng nhiệm vụ u cầu của từng vị trí cơng tác được phân cơng trong hoạt động tín dụng mà có tiêu chuẩn riêng cho phù hợp.

Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng tại chi nhánh bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng phịng kinh doanh phải có thêm tiêu chuẩn sau:

- Nắm vững mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế nói chung và trong từng chế độ chính sách cụ thể, có kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo điều hành.

- Có kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng.

- Có kiến thức khoa học tâm lý, biết sử dụng các phương tiện tin học và ngoại

ngữ thông dụng cần thiết.

Đối với cán bộ làm việc trực tiếp với khách hàng, thẩm định, đề xuất với lãnh đạo các quyết định xử lý: Đây là cấp cán bộ thừa hành tác nghiệp vô cùng quan trọng. Do đó ngồi tiêu chuẩn chung, họ phải là người trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên định, bảo vệ cái đúng, ngồi trình độ chun mơn về tín dụng, cán bộ trực tiếp tác nghiệp cần phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, có hiểu biết pháp luật, có năng khiếu trong kiểm tra phát hiện hành vi xảo quyệt, lừa đảo của một số ít khách hàng hoặc những biểu hiện thiếu trung thực bằng các trắc nghiệm tâm lý thăm dò, gợi hỏi...

Nâng cao chất lượng tín dụng là một q trình liên tục, được hình thành từng ngày qua việc đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, mà cán bộ tín dụng đóng vai trị chủ chốt vì năng lực đội ngũ cán bộ có giỏi thì chất lượng tín dụng mới cao. Do đó, cán bộ tín dụng phải được cập nhật thông tin hàng ngày, nâng cao kĩ năng, làm việc thường xuyên để tránh lạc hậu và bắt kịp thay đổi của quá trình phát triển. Để làm được điều này thì ngân hàng phải quan tâm đến việc đào tạo nhân viên:

- Thường xuyên mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng,

nhất là khi có quyết định, điều luật mới liên quan công việc hàng ngày nhằm phát triển trình độ, kinh nghiệm của nhân viên. Trong quá trình hướng dẫn phải cung cấp đủ tài liệu cụ thể giúp cán bộ tín dụng dễ dàng nắm bắt và vận dụng.

- Ln đổi mới cơng tác quản lý tín dụng. Thực hiện kiểm tra, sát hạch định kì

từng nhân viên có năng lực cũng như biện pháp với nhân viên không đúng yêu cầu. Điều này sẽ kích thích sự tự học hỏi, nâng cao năng lực bản thân của nhân viên.

- Trong việc nâng cao năng lực cán bộ tín dụng, chất lượng khâu tuyển chọn

nhân viên rất quan trọng. Muốn làm tốt, ngân hàng phải tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các trường đại học để tìm kiếm nguồn nhân lực:

thi học thuật cho sinh viên các trường, khối ngành kinh tế với nội dung thực tế, phong phú nhằm tìm kiếm những sinh viên tiềm năng.

- Việc bổ sung cán bộ mới phải được chọn lọc kĩ càng về trình độ đào tạo, đạo

đức nghề nghiệp. Trình độ tài năng là một yếu tố quan trong song không thể coi thường phẩm chất đạo đức. Năng lực có thể đào tạo lại, do kinh nghiệm làm việc mà có nhưng đạo đức là yếu tố riêng có của một con người, do cách sống, cách làm việc hình thành. Do đó, ngân hàng phải quan tâm theo dõi, kiểm tra thông qua các mối quan hệ làm ăn với khách hàng vay vốn mà cán bộ đó phụ trách nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường cho thấy sự thông đồng, cố ý làm sai của cán bộ tín dụng.

- Mạnh dạn đề bạt sử dụng số cán bộ trẻ có năng lực đạo đức thay thế một số

cán bộ không theo kịp yêu cầu công việc

- Thực hiện cơ chế phân phối tiền lương theo hiệu quả công việc. Chăm lo tốt

đời sống cán bộ công nhân viên: cho vay lãi suất thấp, quan tâm thăm hỏi khi ốm đau…Có như vậy mới thu hút và giữ nhân viên lại ngân hàng.

- Bên cạnh đó, việc xử phạt phải được thực hiện nghiêm minh. Ngân hàng xây

dựng khung hình phạt xử lí phù hợp tùy theo mức độ từng vụ việc.

3.1.10. Nâng cao hiệu quả của bộ máy kiểm tra, kiểm sốt nội bộ

Ngân hàng có thể “phịng ngừa từ xa” thơng qua việc xây dựng hệ thống kiểm sốt nợ có tính chuyên nghiệp để phân loại, xếp hạng các món nợ, theo dõi hoạt động của bên đi vay và tiến độ thanh tốn nợ, từ đó có giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro nợ khó địi... Việc kiểm sốt nội bộ này được tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất do ngân hàng quy định. Trong trường hợp chi nhánh đó xảy ra một số trường hợp sai sót, bất cẩn khi cho vay như cán bộ tín dụng làm sai quy trình cho vay, khơng kiểm tra định kỳ hoặc các biện bản kiểm tra sơ sài khơng phản ánh tình hình thực tế của khách hàng …. những việc như vậy tạo ra nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)