Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 50 - 54)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Giới thiệu khái quát về ACB

2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB

ACB là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và MasterCard. Đến nay, ACB có đa dạng nhiều loại thẻ tín dụng quốc tế với nhiều tiện ích đặc thù đáp ứng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như thẻ tín dụng chuẩn, thẻ tín dụng vàng, thẻ tín dụng Visa Business, thẻ tín dụng World MasterCard, thẻ tín dụng Visa Platinum…

Số lượng thẻ phát hành của ACB tăng trưởng mạnh qua các năm, đến 30/09/2013 số lượng thẻ phát hành đạt 926.013 thẻ tăng 133.272 thẻ so với năm 2012.

Bảng 2.4: Số liệu thẻ phát hành và doanh số giao dịch thẻ qua các năm tại ACB

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 30/9/2013

1 Số lượng thẻ phát hành Thẻ 682.348 792.741 926.013 - Thẻ quốc tế Thẻ 480.369 543.065 630.818 - Thẻ nội địa Thẻ 201.979 249.676 295.195 2 Số lượng đại lý Đại lý 2.179 2.780 3.402 3 Doanh số giao dịch chủ thẻ Tỷ đồng 7.917 8.681 10.085 4 Doanh số giao dịch đại lý Tỷ đồng 1.081 869 644

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu)

Trong cơ cấu thẻ được phát hành, thẻ quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao, từ năm 2011 đến nay thẻ quốc tế luôn chiếm từ 68-70% trong tổng số thẻ phát hành. Nhìn chung là do thẻ quốc tế có nhiều tiện ích hơn so với thẻ nội địa, có thể sử dụng trong nước lẫn nước ngoài và thanh tốn qua mạng. Ngồi ra ACB cũng tập trung phát triển thẻ nội địa, biểu hiện qua số lượng thẻ nội địa tăng dần từ 201.979 thẻ năm 2011 lên 295.195 thẻ tại thời điểm 30/09/2013.

Mặc dù năm 2012 và 2013 có nhiều biến động và khó khăn, nhưng số lượng đại lý và doanh số giao dịch chủ thẻ của ACB đều tăng nhanh chóng, đến 30/09/2013

doanh số giao dịch chủ thẻ đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng. Việc phát triển mở rộng đại lý chấp nhận thanh tốn thẻ, tạo tiện ích tối đa cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ. Điều này chứng tỏ chứng tỏ thẻ của ACB khơng những phát triển về số lượng mà cịn cả về chất lượng.

ACB đã thực sự quan tâm đến lợi ích của chủ thẻ, phấn đấu để mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất khi sử dụng sản phẩm của ACB. Hiện nay, thẻ thanh toán của ACB được chấp nhận thanh toán tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam và hơn 220 quốc gia trên tồn thế giới.

Hình 2.4: Cơ cấu thẻ của ACB qua 3 năm 2011-2013 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu)

Qua 3 năm, số lượng thẻ tín dụng của ACB cũng đã tăng lên đáng kể, đến 30/09/2013 đạt 87.598 thẻ tăng 30,63% so với năm 2011. Tuy nhiên con số này cũng còn rất nhỏ so với tổng số lượng thẻ thanh toán ACB phát hành mỗi năm. Thẻ tín dụng chỉ chiếm một con số nhỏ, tỷ trọng đạt chưa đến 10% trong tổng cơ cấu thẻ của ACB trong 3 năm 2011-2013, trong khi đó, thẻ ghi nợ quốc tế lại chiếm tỷ trọng khá là cao từ 57%-60%. 183.873 219.621 248.119 404.451 456.885 537.464 67.059 76.908 87.598 26.965 39.328 52.832 .0 100000.0 200000.0 300000.0 400000.0 500000.0 600000.0 31/12/2011 31/12/2012 30/09/2013

Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng Thẻ khác

Điều này có thể giải thích là do ACB vốn có thế mạnh về thẻ quốc tế từ ban đầu và cũng đã mạnh dạn đầu tư phát triển về mảng thẻ ghi nợ quốc tế. Tuy nhiên ACB cũng cần phát triển hơn nữa thị trường thẻ tín dụng để cân bằng và mở rộng các loại hình dịch vụ thẻ, nắm bắt kịp thời các nhu cầu của khách hàng, đồng thời thẻ tín dụng cũng sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho ACB. Với vị thế mạnh về thị trường thẻ quốc tế, đây sẽ là điều kiện rất tốt để ACB tập trung phát triển thị trường thẻ tín dụng, vốn đang bị bỏ ngỏ và đầy tiềm năng.

Theo số liệu từ Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, tính đến 31/12/2011 thì ngân hàng có số lượng thẻ lớn nhất vẫn là ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (8,7 triệu thẻ, chiếm 20,6% thị phần), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đạt gần 8,4 triệu thẻ, tăng 31,46% so với năm 2010, chiếm 19,8% thị phần. ACB chiếm 1,61% thị phần, đứng thứ 10 trong danh sách mười ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ năm 2011 do Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam Banknet công bố.

Bảng 2.5: Mười ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ năm 2011

STT Tên Ngân hàng Tổng số thẻ Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng Thẻ khác

1 NH TMCP Công thương Việt Nam 8.713.305 8.411.986 14 299.617 1.688

2 NH Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam 8.397.975 8.315.845 64.588 17.542 -

3 NH TMCP Ngoại thương 6.442.216 5.601.789 534.819 276.541 29.067

4 NH TMCP Đông Á 6.066.172 6.059.017 - 7.155 -

5 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3.577.598 3.543.044 - 34.554 -

6 NH TMCP Kỹ thương 1.667.119 1.409.493 106.085 53.961 16.58

7 NH TMCP Sài Gịn thương Tín 906.401 537.677 168.853 60.557 139.314

8 NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt

Nam 835.907 417.832 69.548 37.688 310.839

9 NH TMCP Quốc tế Việt Nam 717.936 623.399 - 32.827 61.71

10 NH TMCP Á Châu 682.348 183.873 404.451 67.059 26.965

(Nguồn: Cơng ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam Banknet, 2012)

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu trong việc phát hành thẻ quốc tế chiếm 38,1% thị phần, tiếp đến là ACB với số lượng phát hành 480.369 thẻ chiếm 28,9% thị phần thẻ quốc tế, còn lại là các ngân hàng như Sacombank, Techcombank, Agribank.

Hình 2.5: Thị phần thẻ quốc tế năm 2011 (Nguồn: Hội thẻ Việt Nam, 2012)

Có thể thấy thẻ quốc tế của ACB, đặc biệt là thẻ tín dụng hồn tồn rất có tiềm năng phát triển và mở rộng trên thị trường thẻ quốc tế, mở ra một hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh thẻ của ACB.

Hiện nay, các loại thẻ tín dụng nội địa của ACB đã khơng cịn sử dụng nữa mà tập trung phát triển chủ yếu là thẻ tín dụng quốc tế. ACB chấp nhận thanh tốn hai loại thẻ tín dụng quốc tế là MasterCard và Visa, điều này có nghĩa là mọi thẻ tín dụng nào mang thương hiệu Visa hoặc MasterCard đều được ACB chấp nhận thanh toán. Đây là một điểm yếu của ACB với các ngân hàng khác như Vietcombank vì họ có thể thanh tốn thêm các loại thanh tốn khác ngồi Visa và MasterCard là American Express, JCB.

Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí nghiệp vụ và giảm rủi ro trong thanh toán thẻ, ACB cũng đã trang bị hơn 1.500 thiết bị đọc thẻ tự động EDC cho các đại lý chấp nhận thẻ trên tồn hệ thống. Tuy có nhiều đại lý chấp nhận thẻ hơn các ngân hàng khác nhưng hiện tại ACB phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đó lá áp lực cạnh tranh với các ngân hàng trong thanh toán thẻ. Thị phần thẻ quốc tế

Vietcombank 38,1% ACB 28,9% Sacombank 10,5% Techcombank 8,7% Agribank 3,3% Khác 10,5% Thị phần thẻ quốc tế năm 2011 Vietcombank ACB Sacombank Techcombank Agribank Khác

đặc biệt là thẻ tín dụng của ACB bị chia sẻ với các ngân hàng khác như: Vietcombank, Sacombank, Eximbank, ANZ, HSBC, Citybank, Standard Chartered… Vì vậy để giữ vững và phát triển thị phần địi hỏi ACB phải ln tập trung tăng cường chất lượng dịch vụ thẻ tốt hơn, cũng như đem lại nhiều tiện ích tối đa cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)