Phƣơng diện tài chính:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TP cần thơ (Trang 74 - 97)

3.3 NỘI DUNG VẬN DỤNG BSC ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH

3.3.1 Phƣơng diện tài chính:

Mục Tiêu Thƣớc Đo Chiều hƣớng Hành Động Thực Hiện Thực hiện so với Kế hoạch 1/ Tăng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh

Dư nợ bình quân, doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

Tăng cường

(+)

- Dư nợ, doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh là các chỉ tiêu được phân giao cho bộ phận QHKH, 03 PGD

- Cán bộ QHKH phải có trách nhiệm theo dõi dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh bộ phận mình và hàng tháng, quý báo cáo lại với lãnh đạo phịng để có kế hoạch tăng trưởng đạt kế hoạch HSC giao

- Cán bộ QHKH phải theo dõi khách hàng chuyên quản để đề xuất các chính sách tín dụng nhằm tăng trưởng dư nợ… Thu nhập từ lãi (quý, năm) so với kế hoạch

của chi nhánh và so với kế hoạch HSC giao

Tăng cường

(+)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh (quý, năm) so với kế hoạch HSC giao Tăng cường (+) 2/ Tăng doanh số huy động vốn, số dư tiền gửi tiết kiệm

Doanh số huy động vốn, số dư tiền gửi tiết kiệm (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

Tăng cường

(+)

- Tất cả các bộ phận đều được giao chỉ tiêu doanh số huy động vốn, số dư tiền gửi (quý, năm)

- Bộ phận KHTH theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện của các bộ phận để trình Giám đốc về chính sách khen thưởng Tốc độ tăng trưởng doanh số, số dư tiền gửi

tiết kiệm (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

Tăng cường

(+)

Mục Tiêu Thƣớc Đo Chiều hƣớng Hành Động Thực Hiện Thực hiện so với Kế hoạch 3/ Tăng doanh số thu phí dịch vụ

Doanh số thu phí dịch vụ (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

Tăng cường

(+) - Chỉ tiêu doanh số thu phí dịch vụ được giao cho bộ phận GDKH, QHKH, 03 PGD

Tốc độ tăng trưởng doanh số thu phí dịch vụ (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

Tăng cường

(+)

4/ Giảm chi phí dự phịng rủi ro

Dư nợ xấu, nợ ngoại bảng so với kế hoạch của chi nhánh và so với kế hoạch HSC giao

Giảm bớt

(-)

- Cán bộ các bộ phận thẩm định khách hàng phải thường xuyên theo dõi thơng tin KH (CIC), tình hình hoạt động KH, dịng tiền của KH…

- Khi KH cơ cấu nợ thường xuyên, có nguy cơ chuyển sang nợ xấu thì các bộ phận thẩm định KH có trách nhiệm bám sát KH để thu hồi nợ

Tỷ lệ nợ xấu, nợ ngoại bảng trên tổng dư nợ Chi phí trích lập dự phịng rủi ro so với thu nhập từ lãi hàng quý, năm

Giảm bớt

(-) Doanh số thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi

treo so với kế hoạch của chi nhánh và HSC

Giảm bớt

(-)

BIDV Cần Thơ với bản đồ chiến lược hướng đến chiến lược của BIDV: tối đa hóa giá trị bền vững cho cổ đơng, thì BIDV Cần Thơ trước tiên cần phải hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động về phương diện tài chính:

* Đầu tiên, ta cần xác định được mục tiêu cần đạt được của hệ thống đánh giá thành quả hoạt động ở phương diện tài chính. Hai năm trở lại đây (từ năm 2012, 2013) BIDV Cần Thơ là chi nhánh không đạt mức dư nợ, doanh số cho vay theo kế hoạch HSC đề ra, vì thế đánh giá thành quả hoạt động về phương diện tài chính BIDV Cần Thơ cần đạt được mục tiêu thứ nhất là tăng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh. Với mục tiêu thứ nhất, hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại của BIDV Cần Thơ cần phải bổ sung thêm các thước đo cần thiết để đo lường kết quả của việc thực thi những hành động. Cụ thể như sau:

+ Dư nợ bình quân (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với HSC giao

+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

+ Doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

+ Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

+ Thu nhập từ lãi (quý, năm) so với kế hoạch của chi nhánh và so với kế hoạch của HSC giao

Với việc bổ sung thêm các thước đo tài chính trong đánh giá thành quả hoạt động, BIDV Cần Thơ cần thực hiện các hành động để đạt được kế hoạch cũng như mục tiêu đề ra, chi tiết như sau:

+ Dư nợ, doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh là các chỉ tiêu phải được giao cho các bộ phận QHKHDN, QHKHCN, 03 phòng giao dịch. Tương ứng với chỉ tiêu được HSC giao hàng quý, năm Giám đốc chi nhánh phân giao lại cho các bộ phận

QHKHDN, QHKHCN và 03 phòng giao dịch về dư nợ cuối kỳ (quý, năm), doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh hàng kỳ (quý, năm).

+ Với chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh được phân giao hàng kỳ, cán bộ QHKHDN, QHKHCN phải thường xun theo dõi dịng tiền, tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để đề xuất tăng hạn mức tín dụng, chính sách tín dụng: tín chấp nhằm thúc đẩy dư nợ cũng như doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh.

+ Bên cạnh theo dõi từng khách hàng, bộ phận QHKHDN, QHKHCN phải theo dõi dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh các khách hàng của bộ phận vào hàng quý, để từ đó có được những biện pháp tăng trưởng phù hợp.

* Không chỉ quan tâm đến mục tiêu đầu ra tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số bảo lãnh mà bỏ quên mục tiêu đầu vào. Đánh giá thành quả hoạt động chỉ dựa trên dư nợ hay doanh số cho vay, bảo lãnh thì vẫn chưa đầy đủ, vì mục tiêu đầu vào: tăng trưởng doanh số huy động vốn, số dư tiền gửi tiết kiệm cũng đóng vai trị quan trọng trong quá trình đánh giá thành quả hoạt động của một tổ chức như ngân hàng. Do đó, hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại của BIDV Cần Thơ cần bổ sung thêm một số thước đo tài chính như sau:

+ Doanh số huy động vốn, số dư tiền gửi tiết kiệm (quý, năm) so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

+ Tốc độ tăng trưởng doanh số huy động vốn, số dư tiền gửi tiết kiệm so với kế hoạch chi nhánh phân giao và so với kế hoạch HSC giao

Để có thể đạt được mục tiêu đầu vào thông qua việc đo lường thành quả hoạt động bằng các thước đo kể trên thì BIDV Cần Thơ cần thực hiện các hành động như:

+ Chỉ tiêu doanh số huy động vốn hàng kỳ (quý, năm) và số dư tiền gửi tiết kiệm cuối kỳ (quý, năm) là chỉ tiêu được dùng để đánh giá thành quả hoạt động của tất cả các bộ phận ở BIDV Cần Thơ, vì thế phải có sự phân giao rõ ràng và phù hợp. Cụ thể, tùy thuộc vào số lượng cán bộ, đặc tính của bộ phận mà có sự phân giao hợp lý; ví

dụ: bộ phận QHKH có số lượng cán bộ gần gấp đơi các bộ phận cịn lại và đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, các tổ chức bên ngồi nên bộ phận QHKH phải có chỉ tiêu doanh số huy động vốn cũng như số dư tiền gửi tiết kiệm cao hơn các bộ phận khác.

+ Bộ phận KHTH có trách nhiệm là đầu mối theo dõi, tổng hợp và báo cáo công khai kết quả huy động vốn hàng kỳ, cuối kỳ (quý, năm) của tất cả các bộ phận ở các cuộc họp giao ban của chi nhánh.

* Tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay nhằm mục đích cuối cùng là tăng trưởng thu nhập từ lãi, nhưng hiện tại các ngân hàng không chỉ duy nhất hoạt động cho vay để thu lãi mà còn hoạt động với các sản phẩm/dịch vụ phi tín dụng, và đặc biệt, đối với BIDV Cần Thơ trong những năm gần đây lợi nhuận ngồi lãi có chiều hướng gia tăng đáng kể. Vì thế, mục tiêu tăng trưởng doanh số thu phí dịch vụ cần được đặt ra khi đánh giá thành quả hoạt động của các bộ phận của BIDV Cần Thơ. Với các thước đo tài chính hiện tại, thành quả hoạt động của các bộ phận của BIDV Cần Thơ chưa được đánh giá một cách đầy đủ và tồn diện. Do đó, hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ cần bổ sung thêm một số thước đo trong phương diện tài chính như:

+ Doanh số thu phí dịch vụ (quý, năm) so với kế hoạch của chi nhánh và so với kế hoạch của HSC giao

+ Tốc độ tăng trưởng doanh số thu phí dịch vụ (quý, năm) so với kế hoạch của chi nhánh và so với kế hoạch của HSC giao

Các thước đo đo lường thành quả thu phí dịch vụ hiện tại của BIDV Cần Thơ và những thước đo cần được bổ sung nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh số huy động vốn, số dư tiền gửi tiết kiệm. Và các hành động cần được thực hiện để đạt được mục tiêu đó là:

+ Phân giao chỉ tiêu doanh số thu phí đến các bộ phận liên qua rõ ràng và phù hợp. Cụ thể, chỉ tiêu doanh số thu phí dịch vụ tài khoản, chuyển tiền, ngân quỹ và quản lý tiền mặt là các chỉ tiêu được phân giao cho các bộ phận GDKHDN, GDKHCN, DV Kho quỹ. Chỉ tiêu doanh số thu phí tín dụng, bảo lãnh là các chỉ tiêu được phân giao cho

bộ phận QHKHDN, QHKHCN. Đối với các bộ phận cịn lại thành quả hoạt động khơng dựa trên chỉ tiêu thu phí dịch vụ.

* Trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng đã kéo theo sự sụp đỗ hàng loạt các công ty xây lắp, kinh doanh vật liệu xây dựng, trong khi đó khách hàng của BIDV Cần Thơ chủ yếu lại hoạt động này. Vì thế, từ năm 2011 đến nay BIDV Cần Thơ đã và đang gánh chịu một khoản chi phí trích lập dự phịng rủi ro khá lớn, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của chi nhánh hàng năm, khiến chi nhánh bị xếp loại khơng hồn thành nhiệm vụ vào 02 năm trở lại đây (năm 2012, 2013). Do đó, mục tiêu giảm chi phí trích lập dự phịng rủi ro là mục tiêu không thể thiếu trong đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ. Để đạt được mục tiêu giảm chi phí trích lập dự phịng rủi ro ngồi các thước đo hiện tại, hệ thống đánh giá thành quả chi phí trích lập dự phòng rủi ro của BIDV Cần Thơ cần tăng cường thêm các thước đo như:

+ Tỷ lệ nợ xấu, nợ ngoại bảng trên tổng dư nợ

+ Tỷ lệ nợ xấu, nợ ngoại bảng so với kế hoạch của chi nhánh và so với kế hoạch của HSC giao

+ Chi phí trích lập dự phịng rủi ro so với thu nhập từ lãi (hàng quý, năm) + Doanh số thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo so với kế hoạch của chi nhánh và HSC

Để giảm tối đa chi phí trích lập dự phịng rủi ro thì BIDV Cần Thơ cần thực hiện các công việc từ khâu thẩm định đến khâu xử lý một cách nghiêm ngặt và kịp thời:

+ Các cán bộ có trách nhiệm thẩm định khách hàng phải tìm hiểu kỹ càng tình hình tài chính khách hàng (báo cáo tài chính, sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả,…), tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng (CIC), lý lịch và kinh nghiệm của người quản lý … sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng thì cán bộ thẩm định phải thường xuyên theo dõi dòng tiền của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh tài sản của khách hàng bằng việc đến công ty, xuống cơng trình, nhà máy chế biến,…

+ Trong trường hợp khách hàng trả nợ trễ hạn, thường xuyên cơ cấu nợ thì các cán bộ thẩm định khách hàng phải giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ tín dụng kịp thời. Nếu trường hợp khoản nợ trở thành nợ xấu thì cán bộ thẩm định phải nhanh chóng thanh lý tài sản thế chấp và bám sát các công nợ phải thu để thu hồi nợ.

+ Các chỉ tiêu về nợ xấu, nợ ngoại bảng được phân giao cho bộ phận QHKH và 03 phòng giao dịch, các chỉ tiêu này sẽ là chỉ tiêu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận trên.

Mục Tiêu Thƣớc Đo Chiều Hƣớng Hành động thực hiện Thực hiện so với Kế hoạch 1/ Giữ vững và tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh, doanh số thu phí, thu lãi từ nhóm KH xây lắp, XNK thủy hải sản, KH Cá nhân hiện tại

Tỷ trọng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh KH xây lắp, XNK thủy hải sản, KH cá nhân hiện tại trong tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay, bảo lãnh

Tăng cường

(+) - Bộ phận QHKH linh hoạt trong q trình xử lý nghiệp vụ tín dụng

- Chấp nhận tài sản thế chấp là động sản, hàng tồn kho

- Xem xét giảm lãi suất, giảm phí, cho vay tín chấp

- Tư vấn các KHDN hiện tại sử dụng các SP/DV kết hợp không dùng tiền mặt

Tốc độ tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh của KH xây lắp, XNK thủy hải sản, KH cá nhân hàng (quý, năm)

Tăng cường

(+) Tỷ trọng doanh số thu phí, thu lãi KH

xây lắp, XNK thủy hải sản, KH cá nhân trong tổng doanh số thu phí dịch vụ, thu lãi Tăng cường (+) 2/ Tăng mức độ hài lòng của KH hiện tại, KH mới

Mức độ hài lòng của KH xây lắp, XNK thủy hải sản, KH cá nhân hiện tại và các KH mới giao dịch

Tăng cường

(+)

- Hàng quý, cán bộ QHKH gửi bảng câu hỏi, trao đổi trực tiếp đến các KH có dư nợ, doanh số vay, bảo lãnh lớn

- Phỏng vấn trực tiếp các KH mới về mức độ hài lòng

Mục Tiêu Thƣớc Đo Chiều Hƣớng Hành động thực hiện Thực hiện so với Kế hoạch 2/ Tăng mức độ hài lòng của KH hiện tại, KH mới

Số năm quan hệ giao dịch với ngân hàng trung bình của KH

Tăng cường

(+)

- Ưu tiên các chính sách ưu đãi cho các KH có thời gian quan hệ giao dịch lâu năm

3/ Tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh, doanh số thu phí dịch vụ từ các KH xây lắp, XNK thủy hải sản mới, KH kinh doanh xăng dầu, dược phẩm, tổ chức kinh tế nhà nước,…

Tỷ trọng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh, doanh số thu phí dịch vụ từ KH xây lắp, XNK thủy hải sản mới, kinh doanh xăng dầu, dược phẩm, tổ chức kinh tế nhà nước trong tổng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh, doanh số thu phí

Tăng cường

(+)

- Lãi suất vay, phí phát hành bảo lãnh, phí mở L/C…phải cạnh tranh

- Giới thiệu về các SP tín dụng/phi tín dụng cho các KH xây lắp, XNK thủy hải sản, kinh doanh xăng dầu khi KH đến mở tài khoản - Quan hệ với các cơ quan ban ngành trong khu vực để tìm kiếm KH tổ chức mới trong các lĩnh vực mà BIDV muốn tăng cường quan hệ giao dịch: trường học, bệnh viện, xăng dầu, dược phẩm,…

Tốc độ tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, bảo lãnh, doanh số thu phí dịch vụ từ KH xây lắp, XNK thủy hải sản mới, kinh doanh xăng dầu, …

Tăng cường

(+)

Khách hàng – một yếu tố hết sức quan trọng đối với một tổ chức kinh doanh, vì đây sẽ là yếu tố quyết định những chỉ số tài chính, yếu tố quyết định sống cịn của tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TP cần thơ (Trang 74 - 97)