Thực trạng kinh doanh ngành spa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của sự hài lòng đến xu hướng hành vi tiêu dùng dịch vụ spa của khách hàng nữ tại TP HCM (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊNCỨU

2.1.3 Thực trạng kinh doanh ngành spa tại Việt Nam

Nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một lợi thế lớn đối với ngành spa tại Việt Nam. Hiện tại, khu vực này được đánh giá là có tốc độ phát triển đối với ngành spa đứng hàng đầu trên thế giới với tổng số lượng spa lên tới 38,819 cơ sở vào năm 2015 (Global Wellness Institute, 2017). Hòa chung với sự phát triển chung của khu vực, số lượng và chất lượng các cơ sở spa tại Việt Nam ngày càng được nâng lên. Đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa tập trung ở thành phố lớn và đặc biệt là các tỉnh thành, khu vực có tiềm năng về du lịch. Tuy nhiên, cũng theo số liệu trong báo cáo này, nếu so sánh với các quốc gia có thế mạnh về phát triển dịch vụ spa trong khu vực thì Việt Nam vẫn chưa có vị trí trong top 10 với nhiều hạn chế như sự phát triển mang tính tự phát, sự tổ chức và quản lí thiếu kiểm sốt, chất lượng dịch vụ cịn chưa cao, thu hút đầu tư nước ngoài kém…

Bảng 2. 2: Top 10 thị trường spa khu vực Châu Á – TBD năm 2015

Quốc gia Số lượng spa Lợi nhuận (triệu USD) Số lượng nhân viên Trung Quốc 12,595 $7,094.3 288,368 Nhật Bản 7,069 $5,079.8 115,515 Hàn Quốc 2,966 $1,482.7 38,971 Ấn Độ 4,734 $1,461.8 55,862 Thái Lan 2,304 $1,007.0 70,897 Indonesia 2,070 $922.9 60,682 Úc 1,162 $791.5 12,208 Hồng Kong 739 $677.0 12,431 Đài Loan 886 $499.7 11,789 Singapore 740 $452.4 8,287

(Nguồn: Global Wellness Institute, 2017)

2.1.3.1 Phân chia thị phần của các loại hình spa:

Ở thời điểm hiện tại, có thể nói loại hình dịch vụ spa, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đã và đang nằm trong xu thế bứt phá mạnh mẽ. Minh chứng cho sự phát triển vượt bậc đó chính là sự hình thành và phủ sóng rộng rãi của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng, tuy nhiên mức độ đầu tư cịn hạn chế do chưa có sự tham gia của các thương hiệu quốc tế lớn và chủ yếu tập trung vào loại hình spa tại khách sạn và khu du lich nghỉ dưỡng.

Điều này là hồn tồn hợp lí khi mà Việt Nam là một quốc gia có lợi thế rất lớn về du lịch với những địa danh nổi tiếng thu hút sự đầu tư của nhiều thương hiệu quốc tế như Đà Nẵng, Lăng Cô hay Nha Trang, Phú Quốc...

2.1.3.2 Đối tượng khách hàng:

Nhóm khách hàng mà các cơ sở spa tại Việt Nam hướng tới để phục vụ là những người có mức thu nhập bình qn hằng tháng từ trung bình khá trở lên và kể cả các du khách là người nước ngoài đến du lịch, tham quan và nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc khiến cho lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng cho thấy tiềm năng không nhỏ với lượng khách hàng ổn định và ngày càng gia tăng do thu nhập và nhận thức của người dân ngày càng được cải thiện. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng cho sức bật của ngành công nghiệp spa tại Việt Nam trong tương lai.

2.1.3.3 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ:

Ngoài một số cái tên hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ spa tại các khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp với chất lượng cao thì hầu hết các cơ sở kinh doanh spa tại Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng thường chỉ dừng lại ở mức độ vừa và nhỏ. Đa số các cơ sở này đều được phát triển theo hướng tự phát, thiếu sự quy hoạch cũng như quản lí chặt lẽ từ các cơ quan chức năng với hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn và các loại hình dịch vụ cịn chưa đa dạng và đạt chuẩn về chất lượng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt về mặt số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ nhân sự cấp cao và nhân viên trị liệu đang là một trong những khó khăn mà các chủ cơ sở phải đối diện. Phương án thuê ngoài nhân sự cũng như chuyên gia tuy giải quyết được những thách thức trước mắt nhưng lại vướng phải những hạn chế do chi phí cao, khác biệt lớn về ngơn ngữ, văn hóa và mức độ am hiểu thị trường thấp. Điều này gây ra áp lực không nhỏ đến sự phát triển chung của ngành. Nhân viên chính là những người tiếp xúc trực tiếp, mang đến những trải nghiệm cho khách hàng và truyền tải giá trị dịch vụ cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa cần tìm hướng đi mới nhằm gia tăng năng lực của đội ngũ nhân sự về mặt kỹ thuật lẫn

tác phong bởi chính họ là những người nắm trong tay chìa khóa thành cơng của bất cứ cơ sở nào.

2.1.3.4 Những thuận lợi và tiềm năng:

Là một trong những quốc gia có tiềm năng du lịch lớn, Việt Nam có những thuận lợi đáng kể trong việc phát triển ngành spa so với các quốc gia trong khu vực. Với số lượng lớn các địa danh nổi tiếng cả về du lịch cảnh quan lẫn văn hóa và lịch sử, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình dịch vụ spa điểm đến, spa tại khu nghỉ dưỡng, khách sạn và spa suối khống. Điều đó được thể hiện cụ thể trong báo cáo của Viện chăm sóc sức khỏe tồn cầu năm 2015 khi Việt Nam xếp thứ 9 trong top 10 thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe & suối nước nóng, nước khống thiên nhiên lớn nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bên cạnh lượng khách du lịch, khách hàng trong nước ngày càng tăng mạnh, lợi thế về lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản với chi phí thấp cũng là động lực lớn cho sự phát triển của ngành spa tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

2.1.3.5 Những khó khăn và thách thức:

Tuy được đánh giá là ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn mạnh, nhưng hiện nay ngành spa tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn không nhận được sự quan tâm, định hướng và tạo điều kiện phát triển để bắt kịp với xu thế phát triển trong khu vực và trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ qua việc ngành spa Việt Nam đang đi ngược lại với xu thế chung khi mà các quốc gia khác đều có hiệp hội spa riêng và tham gia vào hiệp hội spa thế giới. Trong khi đó, ngành spa Việt Nam hiện nay lại khơng hề có một cơ quan chức năng hay hiệp hội, ban ngành nào quản lí về chất lượng. Ngồi ra, quyết định Số 337/QĐ-BKH ngày 10/04/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thể hiện rõ sự thiếu kiểm soát trong việc ban hành giấy phép kinh doanh đối với loại hình dịch vụ này. Cụ thể là khi đăng kí thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ spa, các chủ cơ sở chỉ có 2 nhóm mã ngành để lựa chọn là 96100 là nhóm dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao) hoặc 963 là nhóm hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu 9631 – 96310 như cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Điểm thiếu sót, khơng rõ ràng trong quy định về mã ngành này chính

là nguyên nhân của việc hàng loạt spa với chất lượng kém, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng vẫn hoạt đông “chui” nhan nhản trên địa bàn cả nước.

Một vấn đề cũng nan giải không kém trong việc phát triển ngành dịch vụ spa tại Việt Nam chính là vấn đề về thuế. Hiện tại chính sách thuế bất hợp lý đang là rào cản khiến cho nhiều nhà đầu tư e ngại khi đầu tư phát triển nhóm ngành dịch vụ này. Cụ thể là, tại Việt Nam, người tiêu dùng cuối cùng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 30% và thuế giá trị gia tăng 10%. Trong khi đó, tổng mức thuế đối với dịch vụ tương tự tại các nước có thế mạnh về dịch vụ spa trong khu vực chỉ dừng lại ở mức 17% (Thái Lan, Singapore) và 21% (Indonesia).

2.1.3.6 So sánh thị trường spa Việt Nam với các thị trường spa trong khu vực Đông Nam Á: khu vực Đông Nam Á:

Nhắc đền ngành công nghiệp spa, không thể không nhắc đến những quốc gia có thế mạnh nổi bật trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore hay xa hơn là những cái tên như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay Mỹ. Vì vậy, để có câu trả lời cho câu hỏi nền công nghiệp spa Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ ngành spa khu vực ASEAN, tác giả xin chia sẻ kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát của Hiệp hội spa Thái Lan được thực hiện vào năm 2014. Thơng qua đó có thể thấy được những thế mạnh cần đầu tư, phát huy cũng như các khó khăn, bất cập và hạn chế cần có biện pháp để hỗ trợ, khắc phục. Kết quả được đưa ra dựa trên phản hồi của khách hàng về 12 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành spa của các nước ASEAN. Mỗi đáp viên đồng ý tham gia khảo sát sẽ tiến hành đánh giá, xếp loại theo thứ tự từ mức 1 (rất tệ) đến mức 5 (xuất sắc) đối với mỗi chỉ tiêu được đưa ra. Kết quả khảo sát đã được tác giả tổng hợp như dưới đây:

Bảng 2. 3: Top 4 các nước ASEAN dựa trên các chỉ tiêu phát triển ngành spa

STT CHỈ TIÊU XẾP HẠNG TOP 4

1 Đáng đồng tiền Thái Lan > Indonesia > Singapore > Việt Nam 2 Vệ sinh và tiêu chuẩn Singapore > Thái Lan = Indonesia > Malaysia 3 Cơ sở hạ tầng Singapore > Thái Lan > Indonesia > Malaysia 4 Kỹ thuật viên và

lao động có tay nghề Thái Lan > Indonesia > Singapore > Phillipines 5 Mức độ sẵn sàng của

thị trường lao động Thái Lan = Indonesia > Phillipines > Singapore 6 Chất lượng đào tạo Indonesia > Thái Lan = Singapore > Phillipines 7 Khả năng sẵn sàng

đào tạo Singapore > Thái Lan > Indonesia > Phillipines 8 Hỗ trợ từ Chính phủ Indonesia > Singapore >Thái Lan > Phillipines 9 Tôn trọng và phát huy các

liệu pháp truyền thống Indonesia = Thái Lan > Singapore > Việt Nam

10

Đổi mới:

Về phương pháp trị liệu Indonesia > Thái Lan = Singapore > Phillipines Sản phẩm Spa Singapore = Thái Lan > Indonesia > Phillipines Về hoạt động Marketing Singapore > Thái Lan = Indonesia > Malaysia

(Nguồn: Hiệp hội spa Thái Lan, 2014)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của sự hài lòng đến xu hướng hành vi tiêu dùng dịch vụ spa của khách hàng nữ tại TP HCM (Trang 25 - 29)