Phân tích theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đầu tư xây dựng GDC hà nội (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.2. Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty GDC Hà Nội

3.2.3. Phân tích theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

3.2.3.1. Áp lực từ khách hàng

Công ty GDC Hà Nội là nhà thầu xây dựng nên khách hàng của công ty là những chủ đầu tư của các dự án, họ cũng là nhân tố chính trong các chiến

lược CRM của doanh nghiệp (Customer Relationship Management - quản lý mối quan hệ khách hàng). Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Mục tiêu cuối cùng của khách hàng là được thỏa

mãn sản phẩm cuối cùng mà Cơng ty GDC Hà Nội cung cấp.

Chủ đầu tư có quyền được lựa chọn nhà thầu xây dựng, họ có quyền trong việc đưa ra hạn mức ngân sách, nghiên cứu tính khả thi về thiết kế trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng, thời gian hoàn thành dự án và họ luôn đưa ra nhiều yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, thẩm mỹ... của cơng trình. Chủ đầu tư ln là phía chủ động trong mọi hoạt động của dự án, họ chiếm ưu thế trong việc thương thảo giá cả, hình thức thanh tốn và họ có quyền kiểm sốt chặt chẽ việc thi cơng đối với nhân viên nhà thầu.

3.2.3.2. Áp lực từ nhà cung cẩp

Trong ngành xây dựng, áp lực từ nhà cung cấp chủ yếu từ đơn vị cung cấp nhân công lao động và nguyên vật liệu xây dựng.

về bản chất, người lao động phổ thông làm việc tại các công trường xây dựng ở Việt Nam không được đào tạo bài bản nên khi đi làm rất ít người có tính kỷ luật cao hay tn thủ đầy đủ cơng tác an toàn lao động và họ đã gây ra nhiều khó khăn cũng như tổn thất lớn cho các nhà thầu xây dựng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, có rất nhiều các đội nhân công lao động phổ thông đang sống ở nhũng địa phương bị giãn cách hoặc cách ly xã hội hoặc chính những người lao động đó có liên quan đến những bệnh nhân dương tính với Covid-19 nên lực lượng lao động phổ thông ờ các công trường đang bị thiếu trầm trọng.

Nguôn cung câp nguyên vật liệu xây dựng ở Việt Nam khá dơi dào, tính cạnh tranh cao nhưng riêng đối với ngành sắt thép lại đang bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu khá nhiều nên giá cả ngành sắt thép bị ảnh hưởng lớn theo giá sắt thép thế giới. Riêng giá cát lại phụ thuộc vào chính sách cho phép được khai thác của nhà nước nên có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt của hai mặt hàng này trong một số giai đoạn nhất định.

3.2.3.3. Áp lực từ các đối thủ cùng ngành

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, từ doanh nghiệp có quy mơ nhỏ đến quy mơ lớn nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng khó khăn.

Đặc thù của ngành xây dựng là sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhiều nên khơng ít doanh nghiệp đã đầu tư nguồn vốn lớn vào lĩnh vực này để tăng tính cạnh tranh. Cơng ty GDC Hà Nội cân nhắc và tính tốn kỳ

thấy rằng việc đi thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tái sẽ thuận lợi và đỡ chi phí hơn nên các nhà quán trị công ty quyết định thay bằng việc mua thì sẽ thuê để giảm chi phí, dễ dàng điều chuyển máy móc tới các cơng trường ở nhiều nơi khác nhau và tăng lợi nhuận cho công ty.

Đặc thù của ngành xây dựng là công nợ khách hàng khá phức tạp. Neu doanh nghiệp hạn chế về dòng tiền hoặc kiếm sốt cơng nợ khách hàng khơng tốt thì khả năng bị rời khởi ngành là rất cao. Mặc dù Công ty GDC Hà Nội đã cố gắng kiểm soát và sát sao trong việc quản lý công nợ nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động kinh doanh của nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc thanh khoản. Do đó, dẫn tới tình trạng nợ phải thu của cơng ty rất lớn so với quy mô. Các cấp lãnh đạo cơng ty đang cố gắng tìm kiếm các đối tác có nguồn lực tài chính mạnh để hợp tác và dùng các nguồn tiền khác để tiếp tục điều hành doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp xây dựng không chỉ chịu áp lực từ các doanh nghiệp

cùng ngành trong nước mà còn phải cạnh tranh bởi rât nhiêu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tham gia vào thị trường xây dựng tại Việt Nam. Họ có đủ các điều kiện tốt về cơng nghệ, chất lượng nhân sự, tài chính... nên họ chiếm thị phần khá lớn ở Việt Nam

3.2.3.4. Áp lực từ các đối thủ tiềm tàng

Lĩnh vực xây dựng là một ngành kinh doanh khó. Ngồi việc phải có nguồn vốn lớn để đầu tư thì địi hởi lực lượng cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp rất đa dạng: từ nhân viên làm việc hành chính ở văn phịng đến nhân viên kỳ thuật ngồi hiện trường đều cần phải có những nghiệp vụ đặc thù đế thực hiện công việc nên khả năng mà các doanh nghiệp ngoài ngành hoạt động vào thị trường này là không đáng kề.

3.2.3.5. Áp lực từ sản phàm thay thế

Sản phẩm của ngành xây dựng là đặc thù và khác với các ngành nghề khác nên áp lực từ sản phẩm thay thế là không đáng kể.

Qua việc phân tích khái qt mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, có thế thấy áp lực lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng là đến từ phía khách hàng và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do đó, Cơng ty GDC Hà Nội cần chủ động trong việc tăng cường nguồn vốn, kiểm sốt chi phí và cơng nợ khách hàng nhằm cải thiện tình hình tài chính đế tăng khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đầu tư xây dựng GDC hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)