Phân tích hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đầu tư xây dựng GDC hà nội (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.3. Thực trạng tình hình tài chính Cơng ty GDC Hà Nội giai đoạn 2017-2020

3.3.2. Phân tích hoạt động đầu tư

Bảng 3.10: Phân tích hoạt động đâu tư

Chỉ tiêu

Cơng ty GDC Hà Nội

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SỐ tiền (tr. đồng) Tỷ lệ/ Tơng tài sản (%) A • A Sơ tiên (tr. đồng) Tỷ lệ/ r-w-1 Ẵ . A • Tơng tài sản (%) SỐ tiền (tr. đồng) Tỷ lệ/ rp A 1 A • Tơng tài sản (%) SỐ tiền (tr. đồng) Tỷ lệ/ rpi Ẵ . A • Tơng tài sản (%)

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 11.727 8,10 2.464 1,33 6.970 1,88 12.954 2,89

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 32.471 22,44 34.193 18,39 40.478 10,91 41.901 9,36

IV. Hàng tồn kho 58.163 40,19 76.643 41,22 159.217 42,90 179.079 40,00

III. Các khoản phải thu ngắn han•

38.319 26,48 72.365 38,92 143.379 38,63 145.458 32,49

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

34.913 24,13 54.948 29,55 87.349 23,54 133.635 29,85

3.3.2.1. Tiên và tương đương tiên

Các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại với mức lãi suất từ 6% - 8%/ năm. Năm 2018 so với năm 2017, chỉ tiêu này giảm về cả giá trị tuyệt đối là 9.263 triệu đồng và tỷ trọng trên tổng tài sản giảm 83,58%. Điều này là phù hợp với tình hình hoạt động tài chính của cơng ty do thời điểm năm 2018, công ty mở rộng quy mô và tập trung vào việc tăng trưởng nên điều chỉnh khoăn gữi ngân hàng. Khoản này có xu hướng tăng dần trong giai đoạn năm 2018 - năm 2020 và từ 2.464 triệu đồng lên 12.954 triệu đồng, tỷ trọng trên tổng tài sản cũng tăng lên

117,2%. Có thể thấy, doanh nghiệp hoạt động tốt nên đã có dịng tiền về để bù đắp những khoản vay và phục vụ hiệu quả cho mục đích hoạt động kinh doanh của nhà quản trị công ty. Trong giai đoạn nghiên cứu thì hầu hết các khoản mục trên bảng cân đối của công ty đều tăng với tốc độ gia tăng rất tốt.

3.3.2.2. Các khoản đầu tư tài chính a. Đầu tư tài chỉnh ngắn hạn

Đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty là tiền gửi không kỳ hạn và gửi tiết kiệm ngắn hạn ngân hàng. Cơng ty có thể dùng các cuốn sổ tiết kiệm đó để bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc quay vòng vốn ngan hạn khi cần thiết. Việc đầu tư này mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp vì sổ tiết kiệm ngân hàng có tính thanh khoản cao nên doanh nghiệp vẫn có kế hoạch thực hiện trong những năm tiếp theo.

b. Đầu tư tài chỉnh dài hạn

Năm 2019 cơng ty có đầu tư tài chính dài hạn vào hai công ty thành viên: Công ty CP Đầu tư Xây dựng GDC Hà Nội E&c (GDC E&C) phụ trách mảng xây lắp với số tiền là 1.400 triệu đồng và Công ty CP Đầu tư xây dựng GDC Hà Nội Green (GDC Green) phụ trách thực hiện thi công cảnh quan khu đô thị với số tiền là 700 triệu đồng.

Ta thây giá trị tuyệt đôi của các khoản đâu tư tài chính có xu hướng tăng dần nhưng lại giảm dần về tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản. Năm 2017, đầu tư tài chính là 32.471 triệu đồng chiếm 22,44% tổng tài sản, đến năm 2020 các khoản đầu tư tài chính tăng lên 44.403 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 9,92% cơ cấu tồng tài sản. Bên cạnh đó các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cao hơn nhiều so với các khoản đầu tư tài chính dài hạn nên có thể thấy nhu cầu thanh khoản và thời gian đầu tư tài chính của cơng ty được chú trọng hơn.

Do nhu cầu về vốn và thời gian quay vòng vốn của công ty cũng rất cao nên công ty đã tập trung nhiều vốn vào hoạt động kinh doanh hơn so với các khoản mục đầu tư tài chính.

3.3.2.3. Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của doanh nghiệp xây dựng chủ yếu ở sản phẩm dở dang tại các công trường. Do hoạt động kinh doanh cùa công ty ngày càng phát triển nên lượng hàng tồn kho gia tăng và đạt tỷ lệ trung bình khoảng 41 % qua các năm. Năm 2017 hàng tồn kho là 58.163 triệu đồng đến năm 2020 đã lên tới 179.079 triệu đồng.

Hàng tồn kho thường mất nhiều thời gian để chuyển đổi và do đó khơng thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt. Ngồi ra, nếu cần phải chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt rất có thế hàng tồn kho sẽ được bán ờ mức giá chiết khấu cao so với chi phí giữ hàng trong kho trên bảng cân đối kế toán.

3.3.2.4. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng

Có thế thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các năm, chủ yếu là phải thu khách hàng. Những khoản này đã được khách hàng xác nhận công nợ và khách hàng đã nghiệm thu theo từng hạng mục cơng trình. Cơng ty cũng đã dùng những xác nhận công nợ này của khách hàng để thực hiện các khoản bảo lãnh ngân hàng, chia sẻ rủi ro với ngân hàng.

Năm 2020, khoản phải thu khách hàng lên tới 145.458 triệu đồng,

chiêm tỷ lệ khoảng 32,49% trong tông tài sản và chiêm 32,6% trong tông tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng tài sản có xu huớng giảm dần từ năm 2018 và tốc độ lũy kế bình quân của các khoản phải thu là

32,63% còn tốc độ lũy kế của tổng tài sản là 49,58%. Lý do tổng tài sản có tốc độ tăng nhanh hơn so với phải thu ngắn hạn là tồn đọng trong hàng tồn kho khá lớn, khoản phải trả trước ngắn hạn cho người bán và chi phí trả trước cũng khá cao. Rũi ro là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, do vậy GDC cần phân tích tuổi nợ đế đánh giá khả năng thu hồi và trích lập dự phịng. Áp lực nợ phải trả rất lớn nếu các khoản nợ phải thu không thu hồi được đúng hạn trong thời gian ngắn.

Cơng ty có chính sách tín dụng đối với khách hàng của Công ty GDC Hà Nội được xây dựng riêng cho từng chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư mạnh về tài chính thì họ sẽ ứng trước từ 10% - 30% giá trị hạng mục thi công cho cơng ty, khi đó cơng ty sẽ phải thực hiện bão lãnh ngân hàng khoản tạm ứng đó và giá thầu sẽ thấp hơn so với việc không ứng trước tiền. Trong trường hợp chủ đầu tư không đủ tiềm lực ngay về tài chính, cơng ty sẽ ứng trước khối lượng thi công cho chủ đầu tư tùy theo năng lực tài chính từng chủ đầu tư và trong họp đồng kinh tế sẽ thể hiện rõ các điều khoản thanh toán cũng như đơn giá thầu sẽ được thương thảo. Đây chính nguyên nhân dẫn đến rủi ro về khoản nợ phải thu đối với công ty do công ty đánh giá chưa đúng tiềm lực một số khách hàng. Theo số liệu báo cáo tài chính, tính đến cuối năm 2020 vẫn cịn một số khoản nợ khó địi của các khách hàng mà cơng ty đã thực hiện xong hợp đồng thi cơng xây dựng trước đó. Điển hình là Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Phú Điền nợ hơn 15 tỷ đồng, Công ty cổ phần TMS Bất động sản nợ gần 8 tỷ đồng, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Bình Anh nợ 6,6 tỷ đồng và Cơng ty Cổ phần Xây dựng FLC FAROS nợ 2,5 tỷ đồng...

Đối với khoản chi phí trả trước người bán, khoản này chiếm tỷ trọng

lớn trong năm 2019 và năm 2020. Trong năm 2017 và năm 2018 khoản này lần lượt là 144.707 triệu đồng và 185.929 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt so với tổng tài sản là 1,94% và 0,12%. Đen năm 2018 tỷ trọng này đã tăng lên

5,02% và đạt mức 13,83% vào năm 2020. Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh của công ty trong việc mờ rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải thường xuyên ứng trước tiền cho các nhà cung cấp, đảm bào nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho các công trường để kịp tiến độ thi công.

3.3.2.5. Tỷ suất sinh lời ROA của tài sản

2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% GDC Hà Nội HACC1

■ Năm2017 ■Nãm2018 ■Năm2019 BNam2020

Hình 3.4: Biến động ROA của GDC và HACC1

A A f

Công ty GDC Hà Nội chưa đâu tư nhiêu vào tài sản cơ định, như: nhà

r ___

xưởng, máy móc thiêt bị, công nghệ...Tài sản của công ty chủ yêu ở các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu phải thu khách hàng và hàng tồn kho nên chỉ sô ROA của doanh nghiệp rât thâp, xu hướng này phản ánh đúng theo quy mô và tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

Theo kết quả phân tích, hiệu quả sinh lời tống tài sản (ROA) của công ty thấp hon nhiều so với HACC1. Hệ số ROA cùa Công ty GDC Hà Nội có xu hướng giảm từ 0,42% năm 2017 xuống 0,26% năm 2020 trong khi RO A

của HACC1 cao nhât ở năm 2017 đạt 1,77% nhưng giảm mạnh vào năm 2018 chì cịn 0,66% và có xu hướng tăng dần lên đến năm 2020 đạt mức 1,02%. Các chỉ số ROA của cả hai công ty đều thấp hơn rất nhiều so với ROA trung

bình ngành là 9,3% (căn cứ theo sô liệu của 10 công ty tiêu biêu trong ngành xây dựng được niêm yết trên sàn chứng khốn năm 2020).

3.3.2.6. Phân tích dịng tiền từ hoạt động đầu tư

Công ty đang thực hiện đầu tư cùng với một đơn vị khác trong lĩnh vực xử lý rác thải thông minh và đầu tư bất động sản với vai trò là nhà đầu tư thứ phát. Dịng tiền này có giá trị âm trong suốt thời điểm phân tích chứng tở cơng ty chờ đợi hiệu quả thu về ở các kỳ sau.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đầu tư xây dựng GDC hà nội (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)