- Là cơ sở giúp doanh nghiệp có khả năng đổi mới sản phẩm, hoạt động để tạo tra những sản phẩm mới với những tính năng sử dụng tốt hơn,
2.3. Các chương trình cải tiến sản phẩm
Có thể sử dụng một số phương pháp sau trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm với các chương trình cải tiến tương ứng.
2.3.1. Phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Hiện nay, doanh nghiệp hay các tổ chức của các nước trên thế giới thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các hoạt động khác là phương pháp đổi mới và phương pháp cải tiến.
- Phương pháp cải tiến: Là biện pháp chủ yếu được sử dụng ở những doanh nghiệp hay tổ chức có trình độ thấp, khả năng tài chính cịn yếu. Phương pháp này mang lại hiệu quả từ từ, liên tục và phát huy tác dụng trong dài hạn, nó khơng làm biến đổi đột ngột sâu sắc các hoạt động và q trình. Trong phương pháp này khơng cần phải đầu tư lớn mà cần nhiều đến sự nỗ lực của tập thể và chủ yếu tập trung vào yếu tố con người trong doanh nghiệp.
- Phương pháp đổi mới: nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động cũng như chất lượng của sản phẩm một cách nhanh chóng để thu lợi nhuận. Hiệu quả của phương pháp đổi mới mang lại rất nhanh chóng và đột ngột. Đây là phương pháp địi hỏi có sự đầu tư lớn và cho kết quả ngay trong một thời gian ngắn. Bởi vậy nó phù hợp với những doanh nghiệp hay tổ chức đã có trình độ phát triển cao và có tiềm lực kinh tế mạnh.
Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng, tuỳ từng chương trình cải tiến bằng cách hồn thiện liên tục các quá trình nhằm đạt được những kết quả tăng dần.
2.3.2. Cải tiến liên tục các quá trình
- Bước 1. Xác định các vấn đề: + Xác định đầu ra
+ Xác định khách hàng
+ Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng + Xác định quá trình tạo ra đầu ra đó + Xác định người quản lý q trình. - Bước 2. Nhận dạng q trình:
Mục đích của bước này là nhằm xác định rõ từng hoạt động của mỗi quá trình, giúp xác định rõ từng bộ phận cấu thành của mỗi q trình đó. Cần xác
định ai thực hiện những hoạt động nào? ở vị trí nào? từng đối tượng biết rõ vị trí của mình trong q trình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy quá trình hợp lý có khả năng tạo ra đầu ra đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
- Bước 3. Đo lường khả năng hoạt động của quá trình:
Mọi hoạt động cần được lượng hoá một cách chi tiết đầy đủ. Lượng hố cho phép biết chính xác các u cầu cần đạt được để thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Lượng hoá cho phép biết rõ ràng khả năng của quá trình trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
Đo lường chất lượng có thể giúp doanh nghiệp biết được mình đang ở trình độ nào về chất lượng, mặt nào còn yếu, mặt nào cịn thiếu cần cải tiến hồn thiện để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng trong tương lai.
- Bước 4. Xác định nguyên nhân: Trên cơ sở đo lường đánh giá được tình hình thực hiện so với yêu cầu, tìm ra những vấn đề về chất lượng. Mỗi vấn đề đều có nguyên nhân. Việc xác định nguyên nhân là cơ sở cho việc loại bỏ tận gốc những hoạt động sai sót gây ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng. Xác định nguyên nhân là một yếu tố quan trọng trong quản lý chất lượng, là con đường cơ bản để phát triển sản phẩm và quá trình phải bắt đầu từ nguyên nhân chung, tổng thể để suy ra nguyên nhân sâu xa, gốc rễ.
- Bước 5. Phát triển và thử nghiệm ý tưởng mới nhằm liên tục cải tiến. Các tư tưởng nhằm phục vụ cải tiến chất lượng luôn nhằm các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Chỉ trên cơ sở loại bỏ nguyên nhân gốc rễ mới có thể giải quyết triệt để các vấn đề về chất lượng.
Sử dụng biểu đồ nhân quả để phát hiện đầy đủ các nguyên nhân. Nguyên tắc phát triển và thử nghiệm là phịng ngừa sai sót tái diễn để đưa chất lượng lên một mức cao hơn.
Xác định rõ cần tập trung nguồn lực vào đâu tránh phân tán nguồn lực mà không mang lại hiệu quả. Kết quả thử nghiệm tạo sự tin tưởng chắc chắn vào hiệu quả của ý tưởng đem lại.
- Bước 6. Áp dụng các giải pháp cải tiến và đánh giá kết quả của các giải pháp đó.
Áp dụng các giải pháp cải tiến và đánh giá các giải pháp đó. Các giải pháp này lại cần được đo lường, đánh giá, tìm ra những vấn đề mới cần cải tiến. Hồn thành bước này, q trình cải tiến lại quay lại bước với một chu kỳ mới ở mức cao hơn. Đây là q trình liên tục, khơng có điểm kết thúc.