Kỹ thuật đo

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý chất lượng (nghề kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 48)

- Là cơ sở giúp doanh nghiệp có khả năng đổi mới sản phẩm, hoạt động để tạo tra những sản phẩm mới với những tính năng sử dụng tốt hơn,

3. Đo lường chất lượng

3.4.2. Kỹ thuật đo

Kỹ thuật đo bao gồm phương pháp đo hoặc phương tiện đo dùng để đánh giá về lượng các thuộc tính chất lượng biểu hiện thông qua đơn vị đo. Phương tiện đo là một phương tiện nhận biết đặc biệt dùng để phản ánh chất lượng của các thuộc tính chất lượng thơng qua đơn vị đo thích hợp. Nó được thiết kế, sử dụng để nhận biết sự có mặt của một hiện tượng nào đó hoặc bản chất của hiện tượng đó và chuyển chúng thành những thơng tin có giá trị. Những thơng tin này phản ánh tình hình chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng, các q trình, các cơng việc và được dùng làm cơ sở cho việc ra các quyết định.

Phương tiện đo chất lượng có thể là các cơng cụ kỹ thuật, có thể là con người hoặc các biểu đồ phản ánh sự biến thiên của chất lượng. Các công cụ đo kỹ thuật được thiết kế dùng để đánh giá các thuộc tính chất lượng và biểu diễn nó bằng con số đơn vị đo. Còn đối với các đặc điểm tâm lý, xã hội hoặc các yếu tố phản ánh chất lượng quản lý lại thường dùng một dãy các số liệu làm phương tiện đo. Chẳng hạn, biểu đồ kiểm sốt là một cơng cụ đo thực trạng hoạt động của q trình.

Để đo một con số thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình quản lý thuật mà phương tiện đo sử dụng rộng rãi là con người. Đó là những thuộc tính khơng lượng hố được bằng những con số cụ thể thông qua các phương tiện kỹ thuật như: mùi vị, cảm giác, tính lịch sự, lịng hiếu khách... Trong những trường hợp này con người được coi là phương tiện đo thích hợp nhất. Tuy nhiên, phương tiện đo là con người thường có tính chủ quan nên kết quả đo cần được cân nhắc thận trọng trước khi ra các quyết định.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý chất lượng (nghề kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 48)