Kỹ năng khai thác và tạo thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 43 - 45)

- Đặt mình vào tình huống của thân chủ để thấu cảm với những gì đang diễn ra trong họ

3.4. Kỹ năng khai thác và tạo thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành

Cảm xúc: là trạng thái tình cảm của cá nhân về sự vật, hiện tượng nào đó Suy nghĩ: là nhận thức của đối tượng về sự vật sự việc

Hành vi: là điều mà đối tượng làm, thể hiện và có thể quan sát thấy được

Giữa suy ngĩ, nhận thức và hành vi có mối quan hệ chặt chẽ và chúng tác động lẫn nhau trong q trình trải nghiệm có ý thức của con người. Hành vi thường bị chi phối bởi những cách suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân.

Do vậy trong quá trình tham vấn, nhà tham vấn cần chú ý tới điều này. Muốn tạo ra sự thay đổi ở trẻ thì nhà tham vấn cần giúp cho đối tượng nhận thức được từng khía cạnh tâm lý và hướng tới thay đổi.

Ví dụ: Một trẻ bị bố mẹ mắng và bỏ nhà ra đi. Nhận thức: Có thể trẻ cho là bố mẹ ghét bỏ Cảm xúc: trẻ có cảm nhận là bị cơ đơn Hành vi: bỏ nhà ra đi

Khi rơi vào tình trạng khó khăn cá nhân thường có khuynh hướng che dấu cảm xúc của mình nên trẻ thường khơng được biểu lộ ra ngồi. Các cảm xúc đó thường được các em che dấu dưới một dạng hành vi nhất định và hành vi này thường là hành vi tiêu cực. Do vậy, nhà tham vấn cần giúp cho trẻ nhận biết và chấp nhận được cảm xúc thực của mình đằng sau hành vi đó, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc đó bằng những cách khác nhau thay vì thể hiện qua hành vi tiêu cực. Nhà tham vấn là phải giúp thân chủ khai thác, lột tả được đúng cảm xúc thực của trẻ.

Ví dụ trong trường hợp một đứa trẻ bỏ nhà ra đi vì em bị cha mẹ mắng nhiếc do kết quả học tập kém, đứa trẻ rất giận dữ, chán (cảm xúc) và bỏ học (hành vi). Khi bị bố mẹ mắng nhiếc, trẻ cho là bố mẹ ghét bỏ, không thương yêu (nhận thức) và trẻ trở nên buồn chán (cảm xúc) khiến trẻ bỏ nhà ra đi (hành động)

Lúc này nhà tham vấn cần giúp trẻ nhận biết được cảm xúc thực của trẻ là giận bố mẹ và chán không muốn học. Không nên phán xét những cảm xúc của đối tượng. Đó có thể là cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Việc xuất hiện cảm xúc đó là một điều rất tự nhiên ở hầu hết mọi người. Nếu chúng ta phê phán cảm xúc đó là khơng tốt như trong trường hợp này phê phán việc em giận bố mẹ là khơng đúng sẽ tạo ra một nhận thức mới khơng tích cực của em về chính bản thân mình, sẽ dẫn đến một suy nggĩ mới tiêu cực và một hành vi mới tiêu cực khác. Do vậy nhà tham vấn cần giúp cho đối tượng (đứa trẻ) nhận thấy được cảm xúc đó (qua việc nói ra, thể hiện ra ngồi) và hãy coi cảm xúc đó là điều bình thường có thể có ở moị người khi họ rơi vào hồn cảnh tương tự, nhưng điều quan trọng là họ nhận biết được nó và có cách xử lý với nó một cách tích cực hơn, có lợi hơn cho đối tượng. Nếu như đối tượng khơng thể hiện cảm xúc thực của mình mà tiếp tực dồn nén chúng thì sẽ có khuyng hướng thể hiện chúng bằng những hành vi tiêu cực khác.

Nhà tham vấn cần giúp trẻ phân tích mối liên hệ giữa những xúc, nhận thức và hành vi của họ.

Việc giúp trẻ phân tích chuỗi hành vi (ABC): A: Attendence, B: behaviour; C: Consequence của chính trẻ sẽ gíup các em hiểu hơn được những cảm xúc, nhận thức và hành vi của chính mình.

- A: điều gì đã xảy ra trước khi có hành vi đó: đối tượng có cảm nhận gì, suy nghĩ gì trước đó. Ví dụ trong trường hợp bỏ nhà ra đi, trướckhi bỏ nhà đi trẻ cảm thấy thể nào và có suy ngĩ như thế nào

- B: Hành vi cụ thể đó hiện nay thế nào: bỏ học và đi lang thang

- C: Hệ quả của hành vi đó như thế nào : hệ quả của việc bỏ học và đi lang thang xẽ là gì? cảm xúc gì và nhận thức bây giờ như thế nào: trẻ có cảm xúc gì hiện nay sau khi bỏ nhà ra đi và nhận thấy bố mẹ thế nào hiện giờ sau khi trẻ bỏ nhà ra đi như thế nào? trẻ lẽ ra khơng nên làm điều gì khi đó và có thể nên làm điều gì bây giờ. Khi này nhà tham vấn giúp cho đối tượng nhận biết được những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi đó đã tạo ra khó khăn gì trong đời sống hiện tại của họ. Và nếu họ thay đổi cách suy ngĩ, cảm xúc và có hành vi theo hướng mới thì trẻ sẽ có được điều tích cực gì, thay đổi gì đối với cuộc sống của trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w