1Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của tham vấn gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 65 - 71)

- Thân chủ sẵn sàng thảo luận những cảm xúc hẫng hụt khi kết thúc

1. 1Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của tham vấn gia đình

Dưới góc độ pháp luật gia đình được xem xét là một thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới thông qua hôn nhân để thực hiện các chức năng của nó. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lực, giữa họ có sự ràng buộc có tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Ở góc độ xã hội gia đình được xem như một nhóm người liên kết với nhau bởi mối quan hệ thân thuộc máu mủ họ hàng. Tồn tại gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Gia đình hạt nhân là gia đình có hai thế hệ bao gồm bố mẹ và các con. Gia đình mở rộng là gia đình có nhiều thế hệ như ơng bà, cha mẹ, con cái...Cấu trúc gia đình thay đổi cùng với những biến đổi của xã hội. Trong xã hội gia đình phổ biến là gia đình hạt nhân.

Gia đình dù là hạt nhân hay mở rộng đều có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của các thành viên. Yếu tố di truyền thường được xem là yếu tố đầu tiên khi nói tới sự ảnh hưởng của gia đình. Tuy vậy, khía cạnh tâm lý xã hội của gia đình thường được xem là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới các thành viên trong gia đình. Những vấn đề liên quan tới khía cạnh sinh học của các thành viên trong gia đình được can thiệp bởi bác sĩ.

Hình thức can thiệp gia đình (liệu pháp gia đình) được xuất hiện vào giữa thế kỷ XX ở Mỹ và các nước Châu Âu khi mà các lý thuyết về giao tiếp và lý thuyết hệ thống được phát triển. Các tác giả đóng góp nhiều cho lý thuyết phát triển gia đình: C.Whitaker, M.Bowen, N. Ackermen, V. Satir, S.Minuchin...Liệu pháp gia đình cịn được sử dụng nhiều bởi các nhà tham vấn trị liệu tâm lý gia đình và cơng tác xã hội. Mục đích của hình thức này nhằm giúp cho các thành

viên thay đổi cách thức giao tiếp khơng tích cực trong gia đình để thiết lập mối quan hệ hài hịa thơng qua sự tác động của nhà tham vấn tới sự tương tác trong gia đình. Nói cách khác tham vấn gia đình là quá trình tương tác của nhà tham vấn với các thành viên trong gia đình dưới sự điều phối các nhà tham vấn.

Mục đích cụ thể của tham vấn gia đình hướng tới là:

- Giúp các thành viên trong gia đình thay đổi cách ứng xử tiêu cực từ đó cải thiện bầu khơng khí trong gia đình.

- Giúp các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. - Tạo cơ hội để các thành viên chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ

- Hỗ trợ các thành viên sử dụng các kỹ năng để cùng nhau đối phó với các vấn đề trong gia đình.

Tham vấn gia đình là một trong cách can thiệp tâm lý có ý nghiã quan trọng đối với trợ giúp gia đình, giải quyết những vấn đề tồn tại, tuy nhiên thông qua tham vấn gia đình vấn đề của cá nhân cũng được cải thiện. Con người được sinh ra và lớn lên trong gia đình và bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa. Q trình xã hội hố đầu tiên của con người đều bắt đầu từ gia đình nơi họ sinh ra và lớn lên. Do ảnh hưởng của gia đình đặc biệt là của bố mẹ, anh chị em và ông bà tới mỗi cá nhân trong gia đình là rất lớn. Nếu cá nhân được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có sự đầm ấm hạnh phúc, có sự phát triển một cách hồn hảo hơn, họ có cơ hội để phát triển và hồn thiện nhân cách, phát huy tiềm năng của bản thân. Ngược lại nếu cá nhân sinh ra và lớn lên trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột có những hành vi đối xử thơ bạo, khơng cơng bằng, khơng tơn trọng hay khơng có trách nhiệm với người thân, với người khác với xã hội và với cả chính bản thân. Đây là mầm mống của những hành vi tiêu cực và chống đối xã hội.

Gia đình có ảnh hưởng rất sâu sắc tới q trình phát triển của mỗi cá nhân. Nhiều nhà tâm lý đã chỉ ra sự ảnh hưởng này. Nhìn nhận tầm quan trọng của gia đình như đã phân tích ở trên đặc biệt là trẻ nhỏ đã được các nhà tham vấn lấy sự tác động gia đình như một cơng cụ để thay đổi hành vi tiêu cực của

họ. Con người phát triển và hoàn thiện trong một hệ thống, sự bất ổn của một thành viên trong gia đình sẽ gây nên sự bất ổn của các thành viên khác. Phần lớn những hành vi tiêu cực của cá nhân thường bắt nguồn từ những bất ổn trong gia đình, từ cách ứng xử của cha mẹ và người thân trong gia đình. Sự thay đổi hành vi, thái độ của một cá nhân dù đã được sau khi tham vấn cá nhân sẽ khó duy trì và có thể quay trở lại hiện trạng ban đầu nếu như cá nhân sống trong mơi trường gia đình có bầu khơng khí mâu thuẫn, cha mẹ hay các thành viên trong gia đình có hành vi và thái độ khơng phù hợp. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc giúp đỡ một cá nhân đặc biệt là trẻ nhỏ mà tách ra khỏ tham vấn gia đình thì thành cơng của ca tham vấn đó sẽ khơng bền vững.

1.2.Gia đình và những vấn đề trong gia đình

1.2.1 Các chức năng của gia đình

- Chức năng sinh sản - Chức năng sản xuất

- Chức năng nuôi dạy, giáo dục con cái

- Chức năng đáp ứng nhu cầu vật chất đặc biệt là nhu cầu tình cảm như tình yêu vợ chồng, tình thương cha mẹ đối với con cái.

Để đánh giá chức năng của gia đình, người ta đánh giá trên các phương diện sau:

- Vai trò của mỗi thành viên trong gia đình - Cách giải quyết vấn đề

- Cách thức giao tiếp trong gia đình

- Trách nhiệm của mối thành viên đối với nhau

- Mức độ tham gia của các thành viên trong hoạt động chung của gia đình - Sự kiểm sốt hành vi ứng xử cuả mọi người.

Gia đình khoẻ mạnh là gia đình thực hiện đầy đủ các chức năng trên. Các biểu hiện cụ thể của một gia đình khoẻ mạnh là các thành viên trong gia đình:

- Giao tiếp với nhau, nói chuyện với nhau - Sẵn sàng giúp đỡ nhau

- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau; tôn trọng cuộc sống riêng tư của mỗi người

- Sum họp, vui vẻ, thoả mái - Tin tưởng nhau

- Thương u gắn bó nhau nhưng khơng lệ thuộc nhau (ranh giới giữa các thành viên trong gia đình rõ ràng, mềm dẻo), quan hệ với những người bên ngoài thoải mái, tự tin nhưng khơng phụ thuộc, thích ứng tốt với những thay đổi trong gia đình.

- Sẵn sàng chia sẻ cảm xúc, các mối quan tâm cho nhau, các thành viên gần gũi, bộc lộ cảm xúc và có sự cảm thơng

- Khơng ganh tỵ nhau

- Không tỏ ra chống đối nhau.

- Gia đình có khả năng đối phó với những tình huống có vấn đề một cách hiệu quả

- Cùng bàn bạc và thảo luận khi có bất đồng hay vấn đề

- Ranh giới giữa cá cá nhân được rõ ràng (vai trị trách nhiệm và quyền lực, ảnh hưởng)

- Gia đình đáp ứng nhu cầu cơ bản tạo điều kiện cho mọi thành viên trong gia đình được phát triển.

- Các thành viên hồ đồng và lạc quan.

- Bố mẹ có xu hướng gia trưởng

- Ranh giới khơng rõ nét như những gia đình hồn thiện, khơng ai có đủ ảnh hưởng để làm chủ, mọi người không quan tâm tới những điều gì xảy ra.

- Các thành viên hạn chế bộc lộ tình cảm - Xung đột được che đậy lại

- Hay có những xung đột và tạo bè phái trong gia đình - Né tránh giải quyết xung đột

- Khơng có sự thương lượng bàn bạc thay vào đó là áp lực của một người nào đó

- Có xu hướng đổ lỗi qui trách nhiệm cho nhau - Thù địch, ganh tỵ và buồn bã

- Ít có sự thơng cảm cho nhau

Một gia đình mà chức năng của nó bị rối loạn: khi gia đình khơng thực hiện được đầy đủ hay khơng đúng các chức năng của mình và làm ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của các thành viên trong gia đình.

Biểu hiện của sự rối loạn chức năng trong gia đình: - Mất thăng bằng trong gia đình

- Các nhu cầu cơ bản của thành viên trong gia đình khơng được đáp ứng - Khơng có sự thống nhất, nhất trí trong gia đình

- Hay có xung đột

- Cách thức giải toả các mâu thuẫn gia đình khơng hiệu quả ví dụ giải toả những stress được dồn nén, chuyển tải sang thành viên khác

- Khơng có trách nhiệm với nhau

1.2.4 Những căng thẳng (Stress) thường gặp trong gia đình

- Căng thẳng/ Stress tình huống là loại căng thẳng bất ngờ, khơng dự đốn trước được, xảy ra trong cuộc sống thường ngày.

- Căng thẳng/ Stress trong quá trình phát triển: là loại Căng thẳng phát sinh trong quá trình phát triển của cá nhân hay gia đình. Trong quá trình can thiệp cần phải hiểu được đặc điểm tâm lý xã hội của cả quá trình phát triển cá nhân và phát triển gia đình bởi vì các yếu tố này đều có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Những căng thẳng này sẽ tạo nên những đảo lộn trong gia đình. Mức độ đảo lộn sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ số giữa những căng thẳng/strres được tạo bởi các yếu tố khách quan, môi trường xung quanh cùng với những tác nhân như giới tính, tuổi tác và kỹ năng giải quyết vấn đề cuả gia đình, lịng tự trọng, giá trị bản thân của các thành viên trong gia đình cùng với sự trợ giúp của bên ngồi. Khi chức năng của gia đình bị đảo lộn là khi gia đình gặp phải những khó khăn trắc trở song lại thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và sự trợ giúp xã hội.

Trong xã hội công nghiệp, hiện đại, những căng thẳng hay khủng hoảng trong gia đình lại càng trở nên phổ biến hơn.

1.3.Các nguyên tắc trong tư vấn gia đình

- Đảm bảo mối quan hệ tơn trọng và phối hợp trong gia đình

- Phải đảm bảo đuợc sự quan tâm và chấp nhận thay đổi của gia đình, tin tưởng vào khả năng thay đổi

- Sự đối xử được dựa trên mục đích và nó chỉ được thay đổi khi những mong muốn đã đạt được

- Mục đích của sự can thiệp và đối xử là tạo nên sức mạnh của gia đình và củng cố khả năng giải quyết vấn đề của gia đình

- Khi can thiệp phải chuyển từ quá khứ sang giải quyết các xung đột hiện tại tập trung vào mối quan hệ và hướng tới tương lai: bàn nhiều về họ bất đồng với nhau như thế nào chứ không phải là bất đồng về điều gì.

- Tạo điều kiện cho gia đình tiếp cận với nguồn lực trong cộng đồng.

Sự can thiệp phải mang tính hướng nhiệm

- Tập trung sự can thiệp cho cha mẹ vì cha mẹ là người tác động đến sự thay đổi nhiều trong gia đình

- Giúp cha mẹ có được cách thức quan tâm đến những trẻ khác chứ không chỉ con mình

- Xác định nhu cầu và tình cảm của gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w