- Đặt mình vào tình huống của thân chủ để thấu cảm với những gì đang diễn ra trong họ
3.5. Kỹ năng Phản hồ
Phản hồi là phản chiếu lại những hành vi suy nghĩ cảm xúc của đối tượng bằng những hành vi, điệu bộ, lời nói của TVV, làm cho đối tượng hiểu được, thấy được hành vi mà họ vừa thực hiện, cảm xúc của vừa thể hiện, suy nghĩ mà họ vừa nói ra.
Phản hồi chính là mơ phỏng chính xác, khơng mang tính đánh giá về hành vi (bao gồm cả suy nghĩ, cảm xúc, hành động) của người đối thoại với mình, là quá trình ta gửi lại cho đối tác những thơng điệp - lời nói, hành vi, cảm xúc, suy nghĩ - mà ta đã nhận từ đối tác và ngược lại.
- Để có được thơng tin chính xác về đối tượng và thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề.
- Tạo lập mối quan hệ (bày tỏ sự thấu cảm, tôn trọng, lắng nghe..) - Điều chỉnh bản thân
- Để thông báo lại những kết quả đã đạt được trong suốt quá trình hợp tác giải quyết vấn đề vủa nhà TV và TC
Để có sự phản hồi hiệu quả cần có lịng tin và sự chân thành từ cả hai phía.
Nội dung phản hồi:
- Phản hồi hành động (hành vi, ứng xử) - Phản hồi suy nghĩ
- Phản hồi cảm xúc Các cách phản hồi:
- Lặp lại (nhắc lại) câu nói của thân chủ
Thơng thường khi thân chủ đến tham vấn họ thường ở trong tình trạng bối rối lo lắng nên những gì họ nói ra có thể khơng theo một trật tự loogic nào. Nhà tham vấn sử dụng phản hồi lặp lại nội dung để tóm lược câu chuyện, sắp xếp những điểm chính trong đó. Nhờ cách này mà thân chủ đối mặt được với điều chính yếu vừa bộc lộ. Mặt khác, anh ta có cảm tưởng là nhà tham vấn đang nghe mình nói và thân chủ cũng ý thức đầy đủ hơn về điều mình nói. Do đó loại phản hổi này làm tăng sự chú ý của thân chủ. Như vậy, phản hồi nội dung có ích trong việc giúp thân chủ bứt lên khám phá bản thân.
VD: Sau khi thân chủ giãi bày một loạt khó khăn liên quan đến mối quan hệ của thân chủ với đồng nghiệp, nhà tham vấn có thể nhắc lại: (phản hồi nội dung)
- Tơi nghe anh nói rằng anh khơng cịn chịu đựng được hơn nữa những
chuyện hiểu nhầm giữa anh và đồng nghiệp X.
- Phản hồi cảm xúc (phản hồi tâm tình)
Theo M.Daignieault, thân chủ bày tỏ thường bắt đầu bằng cảm xúc hay cảm giác chính sự phản hồi cảm xúc giúp giải mã vấn đề này. Tuy nhiên, phản hồi cảm xúc thường khơng được trình bày rõ ràng. Vì vậy khi phản hồi cảm xúc nhà tham vấn phải tính tới những gì nhìn thấy, nghe thấy, đưa ra những kết luận hoặc giả thuyết từ một cảm xúc, một tình huống do thân chủ bộc lộ. Thơng thường một người có cảm giác buồn rầu và rối loạn khi bị bỏ rơi ai đó thì dễ có cảm giác tội lỗi; khi có việc gì đó bất ổn anh ta sẽ cảm thấy lo lắng trong người. Nghĩa là nhà tham vấn phải đặt tên cho loại xúc cảm, tình cảm đó và phản hồi lại điều đó theo cách làm cho thân chủ cảm thấy dễ chịu, phù hợp với sự diễn tả của thân chủ.
C. Rogers cũng có nhận xét rằng, thơng thường khi khách hàng bày tỏ, thường bắt đầu bằng các cảm xúc hay cảm giác. Cảm xúc được trình bày thường khơng rõ ràng đối với nhà tham vấn, thậm chí với cả bản thân thân chủ, nên nhà tham vấn cần phiên dịch lại những cảm xúc này. Trong lúc bày tỏ thân chủ có cảm xúc mạnh, nhưng cũng có những cảm xúc ngầm ẩn và “một sự phản ánh tốt cần phải được chọn lựa”.
Nhà tham vấn thường phản hồi lại những cảm giác mạnh mà nhà tham vấn cảm nhận là thân chủ muốn nói về cảm giác này hơn cả - nhu cầu này có thực và nó nói lên rằng nếu nhà tham vấn khơng tập trung vào nó, mà bỏ qua nhung nhu cầu này sẽ cịn quay trở lại.
Ví dụ: Nhà tham vấn có thể nói: “Tơi thấy mặt anh thừ ra mỗi lần nhắc đến tên cháu” Hoặc “Điều đó đã để lại trong anh một nỗi buồn”. Hoặc “Anh cảm thấy bối rối khi biết sự thật về câu chuyện”.
Tuy nhiên, nhà tham vấn cũng có thể phản hồi lại một cảm giác ngầm ẩn mà nhà tham vấn cảm nhận thông qua những dấu hiệu như: sự lựa chọn từ, một
tiếng thở dài, một sự ngập ngừng, một thống nổi giận trong cái nhìn, một giọng nói yếu đi...Để làm được điều này địi hỏi nhà tham vấn phải quan sát những hành vi phi ngôn ngữ của thân chủ. Nhà tham vấn cần phải giúp thân chủ đối diện với cảm giác tiêu cực và khó chịu bằng cách mà họ có thể thích nghi chứ khơng thể nào bỏ qua các cảm xúc tiêu cực của họ.
Ví dụ, thân chủ nói: Mẹ cháu khơng hiểu cháu, mẹ la mắng cháu suốt mấy ngày nay và chẳng chịu nghe cháu nói. Mẹ cháu chẳng quan tâm tới cháu.
Nhà tham vấn: Có vẻ như cháu đang cảm thấy đau khổ và giận dữ. Dường như người mà cháu tin tưởng đã làm cháu thất vọng.
VD: Cháu biết là cháu khơng nên gặp anh ấy vì bố mẹ cháu cấm nhưng cháu yêu anh ấy.
Nhà tham vấn có thể phản hồi nội dung, phản hồi cảm xúc hay phản hồi kết hợp. Phản hồi theo cách nào là tùy thuộc vào cảm nhận của nhà tham vấn trong tình huốn cụ thể. Nhà tham cấn có thể nói theo các cách khác nhau:
NTV: Cháu cảm thấy cháu không nên gặp cậu bạn trai vì bố mẹ cháu sẽ khơng đồng ý nhưng cháu lại muốn gặp.
NTV: Cháu yêu anh ấy nhưng không muốn làm bố mẹ tức giận.
NTV: Cháu yêu bạn trai của mình nhưng gặp gỡ anh ấy là chống lại ý muốn của bố mẹ nên cháu cảm thấy buồn vì khơng biết phải làm gì vào lúc này.
VD: TC nói: Bây giờ tơi khơng sao có thể trị chuyện bình thướng với mẹ chồng tơi. Tơi khơng chịu nổi mọi sự can thiệp của bà ấy. Tồi tệ hơn, một con người như chồng tơi lại vào hùa với mẹ mình. Tơi khơng biết chuyện gì sẽ xảy ra với gia đình nhỏ của mình.
NTV: Chị giận mẹ chồng, nhưng điều chị lo lắng hơn chính là bản lĩnh của chồng chị , chị lo sợ mẹ chồng chị can thiệp làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình chị.
Đây là loại phản hồi mà vấn đề vô thức của thân chủ được nhà tham vấn “lôi lên” bề mặt ý thức và làm sáng tỏ chúng.
VD: Thân chủ: Vợ chồng tơi đang có những bất đồng về chuyện con cái. À, mà thế cơ đã có con chưa?
Thân chủ đang có những bức xúc với vợ về chuyện con cái muốn được chia sẻ. Nhưng về ý thức, thân chủ lại sợ nói ra khơng sẽ khơng được chia sẻ vì thân chủ chưa thật sự tin tưởng vào nhà tham vấn. Ý ngầm ẩn của thân chủ là: Tơi đang phân vân liệu cơ có hiểu điều tơi sắp nói khơng? Những người trẻ tuổi như cơ thì khó mà có thể hiểu được sự phức tạp của đời sống vợ chồng, con cái. Cơ chỉ có thể nói hàng đống mớ lý thuyết xng nhưng kinh nghiệm và thực tế cơ chưa khi nào làm mẹ, làm vợ thì khó lịng cơ có thể hiểu được những điều mà tơi nói.
Nếu nhà tham vấn có kinh nghiệm, hay nhạy cảm sẽ điều chỉnh được mối quan tâm ngầm ẩn của thân chủ bằng cách soi sáng những dấu hiệu ngầm ẩn, gián tiếp bên trong.
NTV có thể nói: Tơi chưa lập gia đình và chưa có con. Liệu anh có đang phân vân về việc khơng biết tơi có thể hiểu được những điều mà chị đang quan tâm?
NTV có thể phản hồi bằng cách chia sẻ một phần cảm xúc của mình về mối quan tâm của thân chủ trong giới hạn cho phép.
NTV: Tơi chưa lập gia đình và chưa có con nên có thể khơng hiểu được hết những vấn đề mà anh đang phải trải qua. Nếu anh có sự tin tưởng ở tơi, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét từng khía cạnh của vấn đề. Tơi hy vọng chúng ta sẽ tìm ra được cách thức giải quyết những khó khăn mà anh đang phải đối đầu. Vậy, điều gì khiến anh đặt câu hỏi như vậy?