Thu hẹp các nhóm dấu hiệu theo những khó khăn nhất dựa trên các hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 54 - 60)

tiếp cận

Sau đây là một số gợi ý các nhà tham vấn trong q trình giúp đỡ thân chủ thăm dị khám phá vấn đề:

Cần khám phá chiều sâu của vấn đề, nhà tham vấn và thân chủ cần đề cập đến mức độ của vấn đề, thời gian tồn tại, nguyên nhân, cảm xúc của thân chủ về vấn đề của họ, các khả năng về sức khỏe tâm sinh lý và những điểm mạnh.

Ví dụ khi hỏi thăm khai thác thơng tin đối với một em gái có thai ngồi ý muốn cần chú ý đến những điểm sau:

+ Em có suy nghĩ như thế nào về việc mình có thai? + Em đang có cảm xúc như thế nào?

+Em đã tới gặp bác sĩ chưa? + Em có thai được bao lâu rùi?

+ Bố mẹ em có biết việc em có thai hay khơng?

+ Bố mẹ em nghĩ thế nào về việc này và quan tâm như thế nào về việc này?

+ Người bạn trai của em có cho bố mẹ anh ta biết khơng? + Anh ta có suy nghĩ gì về việc này?

+ Anh ta có quan tâm khơng và thể hiện sự quan tâm như thế nào? + Em mong muốn cần làm gì trước hết cho em?

....

Tất cả những câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ quyết định chiều hướng cho sự can thiệp tiếp theo.

- Khi vấn đề được xác định , một số vấn đề nhỏ có thể xuất hiện ( ví dụ kế hoạch để nói với bố mẹ, chăm sóc y tế, tìm kiếm tài trợ cho chi tiêu y tế, quyết định ở đâu, rời trường đi làm khi mang thai, giữ thai hay bỏ thai, kế hoạch sau khi đứa trẻ ra đời).

Trong tình huống có nhiều vấn đề, tốt nhất xem vấn đề nào cần giải quyết trước, hỏi xem người được tham vấn thấy vấn đề nào là bức xúc đối với họ , cùng họ xem xét vấn đề nào nên được giải quyết trước. Hãy lưu tâm việc khám phá những chiều sâu của các vấn đề nhỏ và xây dựng chiến thuật cho giải pháp. Các thành cơng của mỗi bước đi nhỏ sẽ tăng lịng tin ở thân chủ và tăng cường chặt chẽ hơn mối quan hệ trong tham vấn.

Thể hiện sự thấu cảm chứ không phải sự thông cảm. Thấu cảm là khả năng nhận thức và cảm nhận chiều sâu những điều mà người được tham vấn chia sẻ. Thấu cảm là sự chia sẻ cảm xúc, nhưng không phải là thương hại.

Tồn tại sự khác nhau giữa thấu cảm và thông cảm . Thấu cảm là đặt mình vào trị trí của thân chủ để hiểu cảm xúc, suy nghĩ của họ và nó cịn bao gồm sự hướng tới giải quyết vấn đề. Thông cảm được xem như bản năng tự nhiên ở con người và ai cũng có thể làm được. Thơng cảm chỉ là sự ghi nhận vấn đề thân chủ đang gặp phải.

Tin tưởng vào thân chủ - đây là một yếu tố quan trọng. Nhà tham vấn đặt mình vào tình huống của thân chủ để hiểu họ và tin họ. Nhà tham vấn cần xem họ đang cố gắng nói gì với mình, làm thế nào để hiểu rõ vấn đề của thân chủ khơng chỉ mang tính lý trí mà còn đòi hỏi cả sự đồng cảm.

Khi thân chủ đã đi đến điểm mấu chốt của vấn đề, nhà tham vấn có thể khuyến khích họ tiếp tục cung cấp những thơng tin. Tuy nhiên sự khuyến khích chia sẻ cũng cần hợp lý về thời gian và tâm trạng của thân chủ.

Trong khi tham vấn đôi khi thân chủ chợt dừng lại và khơng nói. Một nhà tham vấn nếu khơng có kinh nghiệm thường sẽ cảm thấy sốt ruột khi thân chủ im lặng. Khi đó họ thường có xu hướng vội vàng nói bất kỳ điều gì và hy vọng rằng thân chủ sẽ tiếp tục nói. Nhưng thực tế điều này làm thay đổi đề tài hay vấn đề đang được trao đổi. Thực chất sự im lặng có thể là thời gian quan trọng đối với thân chủ, bởi họ đang im lặng để suy nghĩ về những điều quan trọng của vấn đề. Do vậy cũng cần giữ im lặng để họ suy nghĩ, tìm cách thể hiện hay nói ra. Sau im lặng một thời gian nhất định mới tiếp tục khích lệ họ nói tới chủ đề trước đó. Việc sử dụng câu hỏi đề làm rõ sự ngưng lại và im lặng của họ đôi khi cũng cần thiết.

Sử dụng những câu hỏi thăm dị mang tính trung lập: Em có thể nói rõ hơn về điều đó? Điều gì khiến em cảm thấy như vậy? Chị không chắc là chị hiểu em đang nghĩ gì trong đầu.

Tóm tắt lại những điều mà thân chủ đang nói: Trong suốt một giờ vừa qua em đã đưa ra rất nhiều nhận xét về người chồng của em, chị cảm nhận hình như em khơng hài lịng với người chồng của mình?

Phản hồi lại cảm xúc: ”Em đang có vẻ giận dữ”.

Tiếp cận những vấn đề khơng tế nhị một cách tế nhị, ví dụ: Chị nói chị rất tin tưởng ở anh ấy nhưng chị lại khơng nói thật với anh ấy”.

Sự tế nhị là một yếu tố rất quan trọng cho người tham vấn đạt hiệu quả. Không nên cố hỏi những câu hỏi tạo ra những câu trả lời bối rối. Ví dụ khi tham vấn cho một người đàn ơng có hình thức bên ngồi tỏ ra khơng sạch sẽ. Anh ta bị đuổi việc và khơng biết vì sao. Người đàn ơng giải thích người chủ lúc đầu nhận xét cơng việc tốt nhưng sau đó có ý định sa thải. Sau khi trao đổi một lúc, nhà tham vấn có thể nói một cách tế nhị: Tơi nghĩ rằng có khả năng do hình thức

bên ngồi của anh chưa được ăn mặc phù hợp với môi trường cơng việc nên đó là lý do ơng ta sa thải anh chăng?

Khi chỉ ra những nhược điểm của thân chủ cũng nên nhắc tới những ưu điểm của họ. Ví dụ: mặc dù em tuy có hơi q lời với anh ấy như em đã kể nhưng thực ra em vẫn rất yêu anh ấy đúng không?” .Những nhận xét tốt giúp thân chủ cảm thấy được lắng nghe tôn trong và sẵn sàng thảo luận vấn đề. Việc thảo luận về những tồn tại của thân chủ cũng là cần thiết để họ nhận thức được điều gì đang tồn tại và cần được khắc phục để thay đổi.

Chú ý tới những phản ứng phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, tư thế, điệu bộ, giọng nói, âm điệu. Những cảm xúc tâm trạng của thân chủ thường biểu hiện rất rõ nét qua những kênh thơng tin này. Ví dụ: Chị thấy em hơm nay khơng được vui. Chắc điều gì đó đã làm em buồn?

Cần chân thành. Thân chủ rất cần sự giúp đỡ trung thực và chân thành của nhà tham vấn. Sự chân thành là chiếc chìa khóa để mở ra bầu khơng khí tâm lý cởi mở cho sự tương tác. Quá trình giúp đỡ thường diễn ra khá lâu: hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. Do vậy sự trợ giúp mang tính gượng ép sẽ khơng che đậy được trong thời gian dài.

Sự chân thành không chỉ thể hiện ở việc khơng nói dối mà cịn thể hiện ở sự sẵn sàng chia sẻ với họ những vấn đề còn tồn tại. Thân chủ cần nhận ra những hạn chế của họ và nhà tham vấn cũng nên cởi mở chia sẻ và thảo luận với họ về những điểm yếu đó.

Bước 3: Lựa chọn giải pháp

Một trong những lý do khiên thân chủ tìm tới nhà tham vấn là họ rất lúng túng trong tìm hướng đối phó với vấn đề họ đang phải đối mặt. Khi này thân chủ có thể thấy như họ đang đi vào ngõ cụt hay đang đứng trước ngã ba đường. Trong trường hợp thân chủ có thể thấy mình bế tắc, khơng có hướng giải quyết, nhà tham vấn cần giúp họ đưa ra được các giải pháp có thể để họ lựa chọn hướng đi tối ưu nhất trong số đó. Trong trường hợp thân chủ đang băn khoăn với các lựa chọn, nhà tham vấn giúp họ phân tích cái được, cái mất của mỗi giải

pháp, trên cơ sở đó họ sẽ tự quyết định giải pháp mà họ cho là phù hợp nhất với hoàn cảnh của họ.

Khi này nhà tham vấn cần sử dụng những kỹ năng cơ bản như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu... để củng cố thêm mối quan hệ với thân chủ. Việc sử dụng các kỹ năng nâng cao khác như đưa ra những yêu cầu thách thức, đối chất nhưng có sự hỗ trợ, kỹ năng luận giải nhằm đi sâu hơn vào thế giới bên trong của thân chủ. Các kỹ năng được sử dụng dựa trên những định hướng lý thuyết. Cũng trong giai đoạn này, cần xác định xem thân chủ mong muốn gì và định hướng của họ trong việc đi đến mục đích đó như thế nào. Điều quan trọng là nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ đưa ra hướng đi phù hợp với nguyện vọng cũng như hồn cảnh của họ, sau đó thống nhất với thân chủ một lộ trình cơng việc cần tiến hành cho giải pháp được lựa chọn.

Một số gợi ý về khám phá giải pháp có thể:

- Sau khi những vấn đề nhỏ được khám phá, bước tiếp theo là cả nhà tham vấn và thân chủ cùng nhau xem xét những giải pháp có thể. Khi bắt đầu giai đoạn này, người tham vấn thường bắt đầu bằng câu hỏi: Chị đã nghĩ về những giải pháp cho vấn đề này? Những lợi thế, những hạn chế, khó khăn có thể có và các bước đi của các phương án được thân chủ lựa chọn sẽ được kiểm tra một cách cẩn thận. Ví dụ: trong trường hợp em gái trẻ quyết định giữ thai, nhà tham vấn cần giúp em chỉ ra những điều kiện, công việc cần thiết trong kế hoạch như: chỗ ở, việc nuôi dạy trẻ, nguồn hỗ trợ cộng đồng, dịch vụ chăm sóc trẻ. Nhiều khi thân chủ khơng có khả năng nghĩ tới những vấn đề này, nhà tham vấn cần cung cấp thông tin để họ suy nghĩ và định hướng.

- Thân chủ ln ln có quyền tự quyết định hướng đi của họ. Họ lựa chọn một trong số những phương án được đưa ra. Chỉ khi chính thân chủ quyết định giải pháp cho bản thân thì họ mới có trách nhiệm với lựa chọn đó và tham gia tích cực để theo đuổi giải pháp đó . Bên cạnh đó nó cịn tránh được nguy cơ ỷ lại ở thân chủ hay sự đổ lỗi cho nhà tham vấn nếu như giải pháp đó khơng thành cơng.

- Vai trò của nhà tham vấn là hỗ trợ thân chủ làm sáng tỏ và giúp họ hiểu được những hậu quả có thể của mỗi phương án họ đưa ra, chứ không phải là lời khuyên hoặc chọn giải pháp tay cho thân chủ. Tuy nhiên, với những người tham vấn thiếu kinh nghiệm thì xu hướng này thường bắt gặp trong những ca tham vấn của họ.

Nếu nhà tham vấn lựa chọn giải pháp thay cho thân chủ có thể những hậu quả sau có thể xảy ra:

+ Trong trường hợp giải pháp khơng đi đến kết quả như mong muốn thì thân chủ sẽ đổ lỗi cho nhà tham vấn

+ Trong trường hợp giải pháp tỏ ra là hiệu quả bên cạnh vấn đề đã được giải quyết như mong muốn của thân chủ song có thể có những mặt hạn chế là thân chủ sẽ trở nên quá phụ thuộc, quá tin tưởng vào nhà tham vấn, và như vậy lúc nào họ cũng tìm lời khuyên ở nhà tham vấn mà khơng tự mình tìm được hướng giải quyết.

Việc khơng đưa ra lời khun khơng có nghĩa là người tham vấn không nên gợi ý những bước đi ( sự lựa chọn). Ngược lại, nhà tham vấn có thể gợi mở, làm sáng tỏ tất cả những lựa chọn mà thân chủ khơng nghĩ đến. Ví dụ: Em có nghĩ đến giải pháp tìm một người thân nào trong thành phố để tạm trú ngụ trong lúc này không? Hơn là lời khuyên với thân chủ rằng: Tôi nghĩ em nên tìm một người quen để tạm trú ở nhà họ. Hai cách trình bày là như nhau nhưng cách nói thứ nhất mang tính đề cao suy nghĩ và quyết định của thân chủ hơn là áp đặt cho thân chủ một giái pháp như câu nói thứ hai.

Q trình tham vấn là q trình làm cùng với thân chủ chứ khơng phải làm thay cho thân chủ.

Thường là thân chủ cần nhận trách nhiệm đối với những nhiệm vụ mà họ có khả năng thực hiện. Nhà tham vấn chỉ nên làm thay khi có việc nào đó vượt quá khả năng của thân chủ. Việc đưa ra lời khuyên hay làm thay cho thân chủ của nhà tham vấn sẽ tạo nên mối quan hệ phụ thuộc chứ khơng phải quan hệ tương tác bình đẳng.

Quyền tự quyết của thân chủ sẽ không được thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt sau:

+ Khi lựa chọn của thân chủ có khả năng làm tổn thương đến người khác hoặc cho chính thân chủ

Trong phần lớn các trường hợp, thân chủ có quyền quyết định chọn hướng đi ngay cả khi nhà tham vấn thấy rằng có cách đi khách thích hợp hơn. Thường thì thân chủ nhận biết cách nào tốt nhất cho họ. Nếu sự lựa chọn khơng đúng thì họ sẽ có được bài học từ sự nhầm lẫn đó.

Cần có được sự thống nhất rõ ràng, cụ thể với thân chủ. Khi thân chủ lựa chọn một giải pháp, họ nên rõ ràng về mục tiêu, những việc cần phải làm và làm như thế nào và ai sẽ thực hiện mỗi phần nhỏ của cơng việc.

Nên có sự thống nhất về một thời gian cụ thể cho kế hoạch được hồn thành theo hạn định.

Nếu thân chủ khơng thực hiện được kế hoạch đã được thống nhất thì cũng không nên trách cứ hay trừng phạt họ, song cũng không chấp nhận sự bào chữa của họ. Sự minh biện sẽ làm cho họ suy yếu, họ luôn đưa ra những cầu cứu, những khi thất bại họ sẽ tìm cách chạy trốn. Hãy đặt câu hỏi đơn giản rằng: ”Em có cịn muốn cố gắng thực hiện điều mà em đã nhận lời thực hiện trước đây khơng?”. Nếu họ nhận lời thực hiện thì cần động viên, khích lệ họ, song nên đưa ra một thời hạn khác khả thi đối với họ.

Thân chủ cần được khuyến khích tự đưa ra kế hoạch hành động. Có khi thân chủ đồng ý làm việc gì đó nhưng sau đó lại từ chối và khơng thực hiện . Ngun nhân có thể là do nhà tham vấn chưa khích lệ họ xây dựng kế hoạch cụ thể với hoạt động rõ ràng và những điều kiện để thực hiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 54 - 60)