Bước 4: Triển khai giải pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 60 - 62)

Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch công việc đã được thống nhất trong giai đoạn trước, thân chủ bắt đầu triển khai thực hiện những cơng việc đó với sự hỗ trợ của nhà tham vấn.

Trong giaia đoạn này, nhà tham vấn cần sử dụng những kỹ năng chuyên môn để thúc đẩy tiến trình, đơi khi cùng cần phải rà soát lại mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn trước. Thân chủ cần có trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Nhà tham vấn đóng vai trị xúc tác và trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Khi thân chủ đạt được mục tiêu thì họ cần được khích lệ kịp thời.

Đơi khi thân chủ thiếu tự tin để thực hiện nhiệm vụ, trong trường hợp này nên sắm vai để giúp họ diễn tập hành vi mới. Ví dụ cơ gái trẻ có thai ngồi ý muốn đang rất lúng túng, khơng biết nói với bố mẹ về việc này như thế nào? Việc diễn vai trong lúc tham vấn sẽ giúp cô gái thực hành cách kiểm sốt cảm xúc khi trình bày vấn đề khó nói và tìm từ ngữ thích hợp để thơng báo với bố mẹ. Việc sắm vai có thể được được thực hiện xi và ngược. Nghĩa là nhà tham vấn đóng vai cơ gái và cơ gái đóng vai bố/mẹ hoặc ngược lại. Như vậy có thể giúp cho cơ hiểu mình cũng như hiểu bố mẹ trong tình huống đó, như vậy cơ có thể giao tiếp với bố mẹ hiệu quả hơn.

Nhà tham vấn có thể giới thiệu thân chủ tới một người khác hay một nhà tham vấn khác mà thân chủ tin tưởng để xin tư vấn. Bởi khi đang có vấn đề, thân chủ muốn nghe ý kiến từ nhiều người để cân nhắc quyết định.

Không phải nhà tham vấn nào cũng có thể giúp được tất cả mọi người. Nếu nhà tham vấn thấy mình khơng thể giúp thân chủ được thì khơng nên tiếp tục ca tham vấn, không nên kéo dài sự trợ giúp không hiệu quả đó. Tốt nhất nhà tham vấn nên giới thiệu họ tới người tham vấn khác có kinh nghiệm hơn. Cũng giống như trong nghề y, việc chuyển tuyến trong tham vấn cũng rất cần thiết trong trường hợp: sự giới hạn trình độ chun mơn của nhà tham vấn, sự nguy cấp vấn đề của thân chủ, khi qua một thời gian mà vấn đề của thân chủ không được cải thiện.

Bước 5: Kết thúc

Mọi quá trình giúp đỡ dù diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hay dài đều sẽ phải kết thúc.

Vấn đề đã được giải quyết.

Thân chủ đã trưởng thành, có khả năng xử lý những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai

Hoạt động giúp đỡ khơng đi đến kết quả, vì vậy cần sự chuyển giao sang nhà tham vấn khác

Theo Kleinke ( 1994), một sự kết thúc có hiệu quả khi:

Một phần của tài liệu Giáo trình tham vấn (nghề công tác xã hội) (Trang 60 - 62)