Trên cơ sở nghiên cứu những cơng trình khoa h c đã được công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, có thể rút ra một số nhận xét:
Thứ nh t, các cơng trình nghiên cứu trong hai nhóm đầu tiên là cơng trình liên quan
đến pháp luật và hồn thiện pháp luật về SHTT và cơng trình liên quan đến pháp luật và hoàn thiện pháp luật về thực thi QSHTT, QSHCN đều nghiên cứu hoạt động xử lý xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong một t ng thể chung của hoạt động bảo hộ quyền SHTT từ xác lập quyền đến thực thi quyền, khai thác và phát triển quyền trong đó pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là một bộ phận cấu thành các thể chế pháp luật nói trên đồng thời là một nội dung cần được hoàn thiện để đảm bảo cho hệ thống pháp luật về SHTT toàn diện, thống nhất, khả thi, đầy đủ và hiệu quả. o phạm vi nghiên cứu rộng nên nội dung về pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu chỉ được nghiên cứu một cách khái quát trong t ng thể pháp luật xử lý xâm phạm quyền SHCN nói chung, các kiến nghị đưa ra mang tính định hướng mà chưa đi sâu nghiên cứu được các vấn đề liên quan đến đối tượng QSHCN cụ thể là nhãn hiệu. Tuy vậy, các cơng trình đều có giá trị tham khảo tốt, gợi mở cho nghiên cứu sinh những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong t ng thể chung của hoạt động hồn thiện pháp luật SHTT, SHCN.
Thứ hai, nhóm thứ ba - các cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật và hoàn
thiện pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu - là có nội dung gần gũi nhất với đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các cơng trình chỉ tập trung nghiên cứu những hợp phần riêng rẽ của pháp luật xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc nghiên cứu pháp luật và hoạt động xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN nói chung hoặc nghiên cứu mang tính gợi mở vấn đề, do vậy các kiến nghị hoàn thiện pháp luật đưa ra trong nhóm cơng trình
này chỉ liên quan đến một số nội dung riêng rẽ của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu hoặc có ý ngh a gợi mở để nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu chi tiết và tồn diện hơn. Có nghiên cứu nhằm đến mục tiêu tương tự như đề tài luận án nhưng được tiếp cận từ góc độ pháp luật kinh tế và vẫn còn những khoảng trống chưa được khai thác như xác định thế nào là hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, thế nào là sử dụng nhãn hiệu để bị coi là xâm phạm QSHCN của một nhãn hiệu khác, quyền lợi của người tiêu dùng phải được bảo vệ thế nào, pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu cần chuyển dịch theo xu hướng nào để phù hợp với bản chất của quan hệ pháp luật mà nó điều chỉnh, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và năng lực của cơ quan có thẩm quyền, cần hồn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu để tuân thủ các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập...
Thứ a, phần tài liệu khoa h c nước ngoài là những nghiên cứu t ng quan về vai trò
của pháp luật thực thi QSHTT đối với hệ thống pháp luật SHTT nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển của pháp luật thực thi QSHTT trong tương lai hoặc những bộ phận nhỏ của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu. Các nghiên cứu này có giá trị tham khảo cho luận án trong quá trình nghiên cứu lý luận về pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHTT góp phần hồn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ tư, qua phân tích t ng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
cho thấy những cơng trình đã cơng bố ở trên có những đóng góp quan tr ng ở những khía cạnh nhất định, trong những giai đoạn lịch sử nhất định, trong việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để nghiên cứu sinh kết thừa có ch n l c và phát triển trong nghiên cứu của mình. Các cơng trình này hầu hết đều có nội dung đề xuất giải pháp hồn thiện pháp luật về thực thi quyền SHTT (trong đó có nhãn hiệu).
Qua các cơng trình nghiên cứu đã biết, có thể thấy, nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu về pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là một đề tài còn mới. Mặc dù đã có cơng trình khoa h c bậc tiến s luật kinh tế
nghiên cứu về xử lý vi phạm nhãn hiệu nhưng luận án này vẫn còn để ngỏ nhiều khoảng trống cần nghiên cứu tiếp. Các nghiên cứu liên quan khác nếu có đều chỉ nghiên cứu những khía cạnh, yếu tố của quá trình xử lý hành vi xâm phạm quyền; một hoặc một số biện pháp bảo vệ QSHCN đối với nhãn hiệu hoặc là những nghiên cứu đảm bảo thực thi chung quyền SHTT hoặc SHCN thực hiện ở dạng luận án, luận văn thạc s , khoá luận tốt nghiệp hoặc bài nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong các nghiên cứu này chủ yếu riêng rẽ cho từng vấn đề hoặc chỉ mang tính định hướng, chưa mang tính t ng thể.
Hơn nữa, các nghiên cứu cịn thiếu vắng các cơng trình mang tính lý luận về pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHTT, có thể nói đây là một trong những nguyên nhân làm cho pháp luật về xử lý xâm phạm QSHTT thiếu hệ thống lý luận vững chắc làm cơ sở cho hoạt động hoàn thiện pháp luật về xử lý xâm phạm QSHTT. Thêm vào đó, một phần các cơng trình được thực hiện ngay sau khi LSHTT ra đời năm 2006, các cơng trình khác tuy có được thực hiện trong thời gian gần với thời gian thực hiện luận án này hơn nhưng vẫn chưa cập nhật những điều ước quốc tế mà Việt Nam mới tham gia gần đây có chứa đựng những cam kết của Việt Nam trong thực thi QSHTT.
Từ thực tế trên đặt ra u cầu cần phải có thêm nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp luật thực thi QSHTT đặc biệt là nghiên cứu về mặt lý luận để đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHTT nói chung, QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.