16 vụ; (iii) chuyển 15 vụ
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN S HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng đã được xác định rất cụ thể trong các văn kiện của Đảng cũng như trong chính sách pháp luật của Nhà nước. áo cáo chính trị của an Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định rõ: "Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật" [5]. Căn cứ theo định hướng
của Đảng, việc hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu phải được thực hiện theo các nội dung, quan điểm xuyên suốt như sau: việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, phải cơ bản giải quyết được những bất cập, hạn chế hiện nay của hệ thống quy phạm pháp luật hiện đồng thời cập nhật, bo sung những quy phạm pháp luật để điều chỉnh những nội dung còn thiếu trong văn bản pháp luật trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm xây dựng pháp luật đã có, tiếp thu có chon loc những kinh nghiệm của quốc tế. "Đóng góp quan trong nhất mà chính phủ có thể thực hiện đối với việc nâng cao hiệu quả thực thi QSHTT là quy định phương thức thực thi các quyền đó một cánh nhanh chóng và ít tốn kém" [130, tr.155].
Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, yêu cầu về thực thi QSHTT trong các cam kết quốc tế mà Việt
Nam có nghĩa vụ phải thực hiện cho thấy việc hồn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trong và là một địi hỏi mang tính tất yếu khách quan.