Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án Việt Nam (Luận án Tiến sĩ) (Trang 29 - 34)

Kết quả của các cơng trình nghiên cứu có trước đã gợi mở, cung cấp thơng tin, hướng tiếp cận, nghiên cứu cho nhiều nội dung của luận án. Tuy nhiên, vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu chưa được nghiên cứu một cách t ng thể, toàn diện và cụ thể trong các cơng trình nghiên cứu có trước. Mặt khác, nhiều cơng trình đã được thực hiện trước khi luật SHTT ra đời năm 2005, nhiều văn bản pháp luật có liên quan được ban hành thậm chí đã được sửa đ i từ thời điểm đó đến nay, hơn nữa Việt Nam mới ký kết nhiều FTA có chứa đựng những cam kết ảnh hưởng lớn đến hệ thống

pháp luật Việt Nam trong đó có pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu.

Vì lẽ đó, từ t ng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

" oàn thiện pháp luật về xử l hành vi xâm phạm quyền s h u công nghiệp đối với nhãn hiệu Việt Nam", tác giả xác định việc nghiên cứu đề tài luận án là rất

cần thiết. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu sẽ hoàn thiện nếu chứa đựng các quy phạm pháp luật xử lý đúng và hiệu quả đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu; bảo vệ thỏa đáng quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể quyền đối với nhãn hiệu; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền, người tiêu dùng, xã hội, bên thực hiện hành vi bị cho là xâm phạm quyền; đảm bảo trật tự kinh doanh lành mạnh; khuyến khích, thu hút đầu tư; phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và tuân thủ các cam kết quốc tế. Để thực hiện được những nội dung nêu trên thì việc cần thiết phải xác định đúng những hành vi bị coi là hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, những hành vi được loại trừ, không bị coi là xâm phạm; trả quan hệ pháp luật QSHCN đối với nhãn hiệu về đúng với bản chất là quan hệ pháp luật dân sự; nghiên cứu những cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia có quy định về việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.

- Để pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu hồn thiện thì pháp luật phải đảm bảo tính tồn diện, đồng bộ, thống nhất, n định, khả thi, minh bạch, đơn giản, ít tốn kém và phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Để hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu thì trong phương hướng, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước phải thể hiện rõ quan điểm về sự thừa nhận và bảo hộ tài sản trí tuệ nói chung, bảo hộ nhãn hiệu nói riêng; chỉ khi các cơ quan nhà nước đủ nguồn lực (năng lực và nhân lực), người dân trong xã hội có ý thức tuân thủ và bảo vệ pháp luật, xã hội phát triển tới một trình độ nhất định với một điều kiện kinh tế tương xứng thì pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu mới đạt được sự hoàn thiện.

Để chứng minh cho những giả thuyết nêu trên, những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, b sung và phát triển được xác định như sau:

Về m t l luận, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ gồm:

- Khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu;

- Đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện và các điều kiện bảo đảm cho sự hoàn thiện của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu;

- Phân tích các cam kết liên quan đến việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong các điều ước quốc tế Việt Nam mới ký kết hoặc tham gia;

- Nghiên cứu, tham khảo pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu của một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị tham khảo hữu ích phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam.

Trên cơ sở các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, luận án sẽ phải trả lời những câu hỏi sau:

- Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là gì, có đặc điểm, nội dung, vai trị như thế nào?

- Tiêu chí hồn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là gì?

- Các điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là gì?

- Các cam kết quốc tế của Việt Nam về vấn đề xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu như thế nào? Có thể tham khảo được những gì từ kinh nghiệm lập pháp của các nước trong xử lý xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu?

Về m t thực ti n, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ gồm:

- Phân tích, đánh giá tồn diện, có hệ thống q trình hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu;

- Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong các quy định pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu ở nước ta hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó;

Kết quả nghiên cứu các vấn đề nêu trên nhằm trả lời các câu hỏi:

- Quá trình phát triển của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu thể hiện sự hoàn thiện như thế nào?

- Những ưu điểm, bất cập của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là gì và nguyên nhân của những bất cập của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu của Việt Nam?

Về quan điểm, giải pháp

Luận án cần nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo hộ QSHTT, bảo vệ người tiêu dùng để dựa vào đó làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tồn diện những vấn đề lý luận trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo hộ QSHTT, bảo vệ người tiêu dùng, thực trạng pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tham khảo có ch n l c pháp luật nước ngoài, đối chiếu với các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ mơi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thu hút đầu tư và đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế, thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ ngh a của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Luận án sẽ trả lời các câu hỏi:

- Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ hài hồ lợi ích của chủ thể QSHTT, người tiêu dùng và xã hội, quan điểm hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam là gì?

- Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam là gì?

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1 luận án đã t ng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án " oàn thiện pháp luật về xử l hành vi xâm phạm quyền s h u công nghiệp đối với nhãn hiệu Việt Nam" ở ba cấp độ: pháp luật về xử lý hành

vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong các cơng trình nghiên cứu t ng thể pháp luật và hồn thiện pháp luật về SHTT; pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong các cơng trình nghiên cứu về pháp luật và hồn thiện pháp luật về thực thi QSHTT, QSHCN; các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu. Có thể thấy, hiện nay, có một số cơng trình khoa h c, bài viết nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, đa phần các cơng trình liên quan mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung và khái quát về hoàn thiện pháp luật SHTT, pháp luật về thực thi QSHTT, QSHCN nói chung hoặc nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu như xử lý xâm phạm bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Trong khoa h c pháp lý cịn thiếu vắng các cơng trình mang tính lý luận về hồn thiện pháp luật trong xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu.

Có những nội dung cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ nhưng chưa được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu trước đó như: khái niệm, đặc điểm, nội dung và của pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu; đặc điểm, nội dung, ý ngh a, tiêu chí và ngun tắc hồn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu; quyền lợi của người tiêu dùng khi bị thiệt hại bởi hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu; hệ thống b trợ cho hoạt động xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu... Đây là một số khoảng trống và đang đặt ra yêu cầu cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ trong quá trình nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu.

Qua đánh giá t ng quan tình hình nghiên cứu, có thể nói, đề tài "Hoàn thiện pháp luật về xử l hành vi xâm phạm quyền s h u công nghiệp đối với nhãn hiệu Việt Nam" là cơng trình nghiên cứu đầu tiên một cách tồn diện, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án Việt Nam (Luận án Tiến sĩ) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w