5 Kinh nghi của Hoa Kỳ [119]
3.1.1.3. Giai đoạn từ nǎm 1995-
Giai đoạn này cũng là thời kỳ Việt Nam nỗ lực để đàm phán gia nhập To chức thương mại thế giới (WTO). Vì lẽ đó, hàng loạt các văn bản pháp luật quốc gia đã được sửa đoi, bo sung, quy định mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Các văn bản pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với giai đoạn này bao gồm: ộ luật ân sự 1995, Nghị định số 63/CP của Chính phủ
ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về quyền SHCN, Nghị định số 12/CP của Chính phủ ngày 6/03/1999 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực SHCN, ộ luật Hình sự số 1999, Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đoi, bo sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Thông tư liên tịch số 129/2004/TTLT/ TC- KHCN hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu cơng nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT- TM- TC- CA- KHCNMT ngày 27/4/2000 nhằm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT- TTg (Thơng tư liên tịch số 10). Ngồi ra, về trình tự, thủ tục xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu thì có các văn bản pháp luật thủ tục của các chuyên ngành tương ứng điều chỉnh như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, ộ luật tố tụng hình sự 1988.
Có thể thấy về cơ bản quy định pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu giai đoạn 1995-2005 điều chỉnh các nhóm quy phạm như: xác định hành vi xâm phạm; chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu; biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu; to chức và hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp.
ánh giá pháp lu¾t ve l h nh vi m phạm QSH N đ i với nh n hi u giai đoạn 1995-2005
Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong giai đoạn này có bước phát triển mới đánh dấu bằng sự ra đời của một văn bản pháp luật có ý ngh a đặc biệt quan tr ng đối với đời sống xã hội của Việt Nam là ộ luật Dân sự (1995). Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước Cộng hoà xã hội chủ ngh a Việt Nam, QSHTT được Nhà nước thừa nhận là một loại quyền dân sự. Có thể nói, cùng với việc ban hành ộ luật ân sự (1995) pháp luật về SHCN chuyển
sang giai đoạn mới - giai đoạn từng bước hội nhập với khu vực và thế giới [96, tr.42-48]. Cơ bản các quy định pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN trong các l nh vực dân sự, hành chính, hình sự, hải quan đã được ban hành; các văn bản hướng dẫn chi tiết áp dụng cũng được ban hành đầy đủ về hình thức.
Lần đầu tiên pháp luật cũng ghi nhận sự xuất hiện của các chủ thể đặc biệt tham gia vào quá trình hỗ trợ chủ thể đối tượng SHCN thực hiện các thủ tục xác lập và bảo vệ quyền SHCN (trong đó có việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NH) là to chức đại diện SHCN và người đại diện SHCN, to chức giám định SHCN và giám định viên SHCN.
Lần đầu tiên thuật ngữ "hàng hoá giả mạo nhãn hiệu" xuất hiện trong hệ thống văn bản pháp luật. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là một trường hợp đặc biệt của hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hố.
ộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong 4 điều. Lần đầu tiên tội xâm phạm QSHCN (Điều 171) được đưa vào ộ luật Hình sự và phân biệt với các tội liên quan đến hàng giả (Điều 156-158) chứng tỏ Nhà nước đánh giá hành vi xâm phạm QSHCN gây tác hại nghiêm tr ng cho xã hội và việc áp dụng chế tài hành chính khơng đủ để trừng trị và răn đe người xâm phạm nên cần thiết phải áp dụng chế tài mạnh hơn đó là chế tài hình sự.
Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu đã phân biệt sự khác nhau giữa hàng giả về hình thức (hàng xâm phạm QSHCN) và hàng giả về nội dung [14] và quy định những trách nhiệm pháp lý tương ứng đối với những chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm tương ứng.
Cũng trong giai đoạn này Luật Hải quan năm 2001 đã lần đầu tiên có quy định về việc tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hố nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ QSHTT. Thủ tục, trình tự tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định chi tiết.
ên cạnh những phát triển về chất nêu trên, pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu giai đoạn này vẫn cịn một số những hạn chế gây khó khăn cho quá trình xử lý hành vi xâm phạm như sau:
- Các quy định về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu vẫn nằm trong các văn bản pháp luật, thuộc các chuyên ngành khác nhau, thiếu các quy định cụ thể điều chỉnh cho l nh vực đặc thù là xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu đồng thời việc sửa đoi, bo sung những nội dung khơng tương thích giữa các văn bản thuộc các ngành luật khác nhau cũng khó được thực hiện cùng lúc do việc sửa đoi, bo sung mỗi văn bản pháp luật đều cần phải trải qua những thủ tục nhất định.
- Quy định về xử lý hành chính hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu thể hiện sự bất hợp lý về nguyên tắc pháp luật do đã coi m i hành vi xâm phạm QSHCN đều bị coi là hành vi vi phạm hành chính [15, Khoản 2 Điều 2]
trong khi bản chất của QSHCN đối với nhãn hiệu là quyền dân sự, được bảo hộ theo các nguyên tắc của quyền dân sự [29].
- Nội dung các quy định về xử lý hình sự hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu vẫn chưa đủ chi tiết để có thể thực thi hiệu quả trong thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên [53], cụ thể là khó khăn trong việc phân loại "hàng giả" để xác định điều luật truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi xâm phạm, khơng có tiêu chí hướng dẫn xác định "hậu quả nghiêm tr ng" để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 171 ộ luật Hình sự 1999.
- Vẫn chưa khắc phục được hạn chế đã tồn tại ở giai đoạn trước, cụ thể là có quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền gây ra, cách thức tính tốn giá trị hàng hố xâm phạm, các thời hạn giải quyết trong quá trình áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Những hạn chế này cũng là những điểm còn chưa phù hợp giữa hệ thống pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu và những quy định tối thiểu của Hiệp định TRIPS mà Việt Nam bắt buộc phải đảm bảo sự tương thích để có thể gia nhập WTO.