Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 33 - 36)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

1.2.3.1. Các yếu tố khách quan

* Yếu tố môi trường pháp lý:

Đây là nhóm yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng quản lý cán bộ, cơng chức, bởi vì cơ cấu tổ chức, các quy định pháp luật có chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng hay khơng… đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có quản lý CBCC.

Cơng tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật, Nghị định, Quyết định… về các nội dung của công tác quản lý như: công tác quy hoạch; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức… Thực tế những năm qua cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác cán bộ, cơng chức ngày càng được hồn thiện, chặt chẽ góp phần tạo động lực cho cơng tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo dẫn đến việc chồng chéo trong phân cấp quản lý; các quy định và việc thực thi kỷ luật đối với cán bộ, công chức chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe dẫn đến việc cán bộ, cơng chức vẫn cịn vi phạm kỷ luật; mỗi cơng tác lại có văn bản hướng dẫn riêng tuy nhiên chưa có tính ổn định lâu dài, thường xun chỉnh sửa, thay đổi gây khó khăn trong cơng tác quản lý CBCC.

*Yếu tố Mơi trường kinh tế - văn hóa - xã hội:

Công tác quản lý cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng khá lớn của môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội. Kinh tế kém phát triển, chính trị khơng ổn định sẽ khơng

có điều kiện để quan tâm, chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ, công chức;

Ngược lại, nếu mơi trường kinh tế - văn hóa - xã hội ổn định, phát triển thì cơng tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức sẽ được quan tâm đầu tư. Xã hội càng phát triển ý thức kỷ luật của con người nói chung, của đội ngũ cán bộ, cơng chức nói riêng càng được nâng cao; ý thức trách nhiệm với công việc cũng được nâng lên; con người có điều kiện để học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; được làm việc trong mơi trường tốt, có nhiều trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc.

Với các huyện ở vùng đô thị, đồng bằng, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuận lợi hơn ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Bởi vì ở các huyện vùng đơ thị, đồng bằng cơ sở hạ tầng đã phát triển, kinh tế xã hội nhìn chung phát triển ổn định, trình độ dân trí nói chung, trình độ đội ngũ CBCC nói riêng là cao hơn khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa. Khu vực đô thị, đồng bằng ít bị ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán lạc hậu hơn so với các vùng khác.

Cán bộ công chức ở các huyện, khu vực miền núi cũng có trình độ hạn chế hơn khu vực đồng bằng và đô thi, nên công tác quản lý CBCC ở các huyện này cũng khó khăn hơn và phức tạp hơn.

1.2.3.1. Các yếu tố chủ quan

* Trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cán bộ, cơng chức: Yếu tố này rất quan trọng, trình độ phẩm chất của người lãnh đạo quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến các cán bộ, công chức.

Những người làm công tác quản lý CBCC phải có trình độ chun mơn vững vàng và hiểu biết sâu sắc về các nội dung của công tác quản lý CBCC. Hiểu biết và nắm rõ các quy định của pháp luật, hiểu biết về đối tượng quản lý, các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị.

Người quản lý CBCC phải có quan điểm, mục tiêu của nhà quản lý: Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu của tổ chức đề ra mà nhà quản lý sẽ đưa ra những cách thức quản lý phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quan điểm đúng đắn, mục tiêu

cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị thì cơng tác quản lý càng dễ dàng và đạt kết quả tốt. Ngược lại, quan điểm sai lệch, mục tiêu quá cao hoặc quá thấp so với điều kiện thực tế đều ảnh hưởng tới kết quả quản lý. Mục tiêu quá cao tức là khi các điều kiện hiện có khơng thể đáp ứng được u cầu đặt ra, sẽ dẫn đến mất kiểm soát, việc quản lý sẽ không sát sao, bị buông lỏng; mục tiêu quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực.

Bên cạnh yêu cầu về kiến thức chuyên sâu, hểu biết rộng, có quan điểm và mục tiêu quản lý CBCC phù hợp, các cán bộ làm cơng tác quản lý cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lãnh nghề nghiệp vững vàng, không vụ lợi, nể nang.

* Trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức: Trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đặc biệt là hệ thống cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, chất lượng công tác quản lý CBCC ở tất cả các nội dung của cơng tác này. Nó giúp cho việc tiết kiệm thời gian, những người làm cơng tác quản lý CBCC đảm bảo độ chính xác của kết quả tuyển dụng, đánh giá CBCC, giúp cho việc thu thập và xử lý thông tin về CBCC được tiến hành nhanh chóng và chính xác.

* Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức

Chất lượng của đối tượng quản lý có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả quản lý. Trình độ của đội ngũ CBCC với tư cách là đối tượng của công tác quản lý CBCC càng cao, ý thức chấp hành quy định, quy chế của cơ quan của đội ngũ này càng tốt,

ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của họ càng ngày càng được nâng cao thì cơng tác quản lý CBCC sẽ thuận lợi hơn. Cán bộ công chức ở các huyện miền núi thường có trình độ hạn chế hơn CBCC ở các quận huyện đo thị hay ven đô. Công tác quản lý CBCC ở các huyện khu vực miền núi vì vậy sẽ khó khăn phức tạp hơn.

* sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, các ngành chuyên môn trong công tác quản lý cán bộ, công chức.

Để thực hiện tốt cơng tác quản lý cán bộ, cơng chức thì yếu tố sự phối hợp giữa các đơn vị, ban ngành, đồn thể trong một cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý CBCC là rất quan trọng. Mỗi công việc trong cơng tác quản lý CBCC đều

phảo có sự hợ tác, nhất trí cũng như phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị, ban ngành, đồn thể có liên quan thì mới có thể thực hiện tốt theo u cầu đặt ra. Nếu sự phối hợp này lỏng lẻo, khơng ăn khớp thì tất yếu sẽ xảy ra việc trì trệ trong cơng tác quản lý CBCC. Hơn nữa sẽ có sự chồng chéo, trông chờ, ỷ lại lẫn nhau và vì vậy chất lượng cơng tác quản lý CBCC sẽ rất thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 33 - 36)