Hoàn thiện quy hoạch cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch cán bộ, công chức

Quy hoạch cán bộ, công chức là một nội dung trọng yếu của công tác quản lý cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Để công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, cơng chức đảm bảo chất lượng huyện Hồi Đức cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải dựa vào u cầu, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chun mơn của chính quyền các cấp để xác định nhu cầu cán bộ, công chức trong tương lai cần bổ sung, thay thế (số lượng, cơ cấu, năng lực, trình độ chun mơn, lý luận chính trị, ngoại ngữ…). Lập kế hoạch cụ thể định kỳ hàng năm, báo cáo lãnh đạo UBND huyện, thành phố để điều chỉnh, phê duyệt và đưa kế hoạch CBCC vào triển khai.

Thứ hai, trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, từ đó có định hướng cho quy hoạch, tạo nguồn. Kết quả đánh giá về thực trạng cán bộ, công chức ngồi u cầu về sự chính xác, cần phải đáp ứng yêu cầu là có thể lượng hóa, để căn cứ theo kết quả đánh giá CBCC đó mà quyết định kế hoạch quy hoạch nhân sự cho các chức danh cũng như bổ sung, thay thế nhân sự khi có yêu cầu. Cụ thể là việc đưa ra các chỉ tiêu theo từng thang điểm với quá trình đánh giá cán bộ định kỳ.

Thứ ba, việc quy hoạch CBCC phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, vào số lượng cũng như chất lượng từng loại chức danh, hiện nay căn cứ theo Quyết định số 04/2004/QĐ – BNV ngày 16/01/2004. Với mỗi chức danh, ngoài quy hoạch về số lượng, trình độ, cần có những quy định về chế độ tương ứng với mỗi chức danh, tạo điều kiện để cán bộ, công chức yên tâm hơn trong công việc.

Thứ tư, công tác quy hoạch phải đảm bảo kỹ lưỡng, dân chủ và cơng khai, tránh tình trạng bè phái, mất đoàn kết. Một nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý CBCC được chỉ ra từ nghiên cứu là nếp nghĩ duy tình, dẫn đến tình trạng nể nang, bao che, gây khó khăn trong cơng tác bố trí, sắp xếp, kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức cũng như việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, cơng chức. Do đó, để cải thiện yếu tố này, cơng tác quy hoạch của huyện Hồi Đức cần phải có sự tham gia chéo của nhiều bộ phận, phòng ban, lên kế hoạch CBCC một cách cơng khai.

Thứ năm, trẻ hóa và tạo nguồn CBCC phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ mới, đảm bảo nguồn CBCC có năng lực, được tạo điều kiện cơng tác sớm để tích lũy kinh nghiệm, sẵn sàng chịu trách nhiệm ở các vị trí cấp cao, áp lực lớn.

Cuối cùng công tác quy hoạch của huyện phải gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng phải chính xác, kịp thời. Để làm được điều này cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về CBCC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)