Tổ chức thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 77)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức tại huyện Hoài Đức

3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

3.2.2.1. Công tác tuyển dụng

Quán triệt tinh thần của các văn bản Luật, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 16/5/2014 về ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn và nội quy kỳ thi tuyển công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Quy chế, các kỳ tuyển dụng công chức vào làm việc tại cơ quan huyện và cấp xã, gồm các chức danh quy định, mỗi kỳ tuyển dụng thường được sắp xếp khi nhu cầu về cán bộ, công chức ở các vị trí làm việc tại huyện và xã cần bổ sung.

Trong q trình thực thi thành phố Hà Nội nói chung, huyện Hồi Đức nói riêng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về chế độ tuyển dụng cho từng loại đối tượng khác nhau, đồng thời hàng năm có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng trong từng địa phương. Bởi vậy, công tác tuyển dụng cán bộ, cơng chức thực hiện thơng qua hình thức thi tuyển, xét tuyển đảm bảo đúng cơ cấu và quy định của luật, khối các cơ quan nhà nước đã tổ chức thi tuyển công chức UBND xã căn cứ vào biên chế công chức cấp xã được giao, số lượng hiện có, số cơng chức cịn thiếu, báo cáo UBND huyện về nhu cầu công chức cần tuyển dụng. Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, báo cáo UBND thành phố qua Sở Nội vụ. Trên cơ sở đề xuất của Sở Nội vụ, UBND thành phố có Quyết định phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng được đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của thành phố Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội. UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã; được thông báo công khai trên đài phát thanh, trang thông tin điện tử của cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của UBND huyện và trụ sở UBND xã về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng chức danh công chức xã cần tuyển.

UBND huyện tổ chức và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: Điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển và hồ sơ trúng tuyển đảm bảo công khai, dân chủ và công bằng trong thi tuyển; nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công chức cấp huyện, xã cũng đã bám sát tiêu chuẩn về trình độ chun mơn và nhiệm vụ của từng chức danh cơng chức cần tuyển dụng. Năm 2013 huyện Hồi Đức đã tuyển dụng được 24 cơng chức của các phịng ban của huyện và 78 công

chức cấp xã ( trong đó: Trưởng cơng an: 9 đồng chí, Chỉ huy trưởng quân sự: 6 đồng chí, Văn phịng thống kê: 13 đồng chí, địa chính xây dựng: 14 đồng chí, Tài chính – kế tốn: 4 đồng chí, Tư pháp hộ tịch:12 đồng chí, Văn hóa xã hội: 20 đồng chí). Năm 2017 tuyển dụng được 38 cơng chức cấp xã, trong đó: Trưởng cơng an: 7 đồng chí, Chỉ huy trưởng qn sự: 04 đồng chí, Văn phịng thống kê: 3 đồng chí, địa chính xây dựng: 3 đồng chí, Tài chính - kế tốn: 2 đồng chí, Tư pháp hộ tịch: 8 đồng chí, Văn hóa xã hội: 11 đồng chí. Với số lượng cán bộ, cơng chức được tuyển dụng đảm bảo theo đúng cơ cấu, vị trí việc làm, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của địa phương về số lượng.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác thi tuyển, xét tuyển công chức huyện, xã ở huyện Hoài Đức cũng gặp phải những vướng mắc, bất cập, như về phương thức, cách thức tuyển dụng, đặc biệt là quy định nội dung các môn thi tuyển và chế độ ưu tiên xét tuyển, quy định về các mơn thi bắt buộc chung và cách tính điểm. Việc cho điểm ưu tiên đối với đối tượng chính sách, con thương binh, liệt sỹ, người có cơng tạo sự chênh lệch với những đối tượng không thuộc diện ưu tiên làm cho các cơ quan khơng tuyển được người có chun mơn phù hợp, có năng lực thực sự, đáp ứng những tiêu chuẩn, nhu cầu công việc nhất là các lĩnh vực chun mơn, ngành có u cầu chun mơn cao. Việc phân cấp tuyển dụng hiện nay chưa chặt chẽ và cách thức tiến hành còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho hoạt động ngầm của nạn chạy chọt, tham nhũng, hối lộ tồn tại và phát triển. Nội dung thi tuyển cịn nặng về kiến thức hành chính, nhẹ về kiến thức chun mơn và ít nhiều cịn mang tính hình thức.

Cơng tác tổ chức thi tuyển công chức cấp xã tuy đã được triển khai tích cực, nhưng một số xã vẫn không tuyển đủ số lượng cơng chức theo chỉ tiêu biên chế, có nơi phải bố trí cả người khơng đủ trình độ chun mơn, nghiệp vụ đảm nhiệm chức danh của công chức. Trong những năm gần đây UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện chính sách tuyển nguồn cho cơng chức cấp xã (Gọi là Công chức nguồn) để đảm bảo đủ biên chế về cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.

3.2.2.2. Bố trí, sử dụng và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức

Trước khi thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI), năm 2012 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trên địa bàn huyện Hồi Đức, cơng tác bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức chưa được nhận thức đầy đủ và quán triệt thực hiện đúng mức. Việc bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế. Nhiều khâu trong thực hiện quy trình bổ nhiệm vẫn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất năng lực, phẩm chất của người cán bộ. Một số ít cán bộ sau bổ nhiệm không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết trung ương 4 (khoá XI) ra đời, cơng tác này đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét hơn. Việc đánh giá, bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức đã đảm bảo được dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy trình và theo phân cấp quản lý. Giai đoạn 2013 - 2017, các cơ quan tổ chức huyện Hoài Đức đã tiến hành tham mưu làm thủ tục đề bạt, bổ nhiệm hơn 33 cán bộ lãnh đạo, quản lý, bổ nhiệm lại 11 trưởng, phó phịng ban, Nhìn chung số cán bộ, cơng chức sau khi được bố trí, đề bạt, bổ nhiệm đã tiếp cận cơng việc nhanh và hồn thành nhiệm vụ được giao. Cán bộ, công chức được bổ nhiệm, đề bạt đa số đã thông qua đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đã đảm bảo hiệu quả công việc sau khi được bổ nhiệm. Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đúng cán bộ, cơng chức đã góp phần quan trọng vào xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cũng như tạo điều kiện cho cán bộ, công chức phấn đấu trưởng thành.

Mặc dù vậy, theo cơ chế chung, công tác bổ nhiệm cán bộ, cơng chức vẫn cịn những mặt hạn chế. Quy định bổ nhiệm cán bộ, công chức hiện nay khá chặt chẽ, qua nhiều cấp giới thiệu, phát huy dân chủ nhưng thực tế cịn hình thức, quyền quyết định bổ nhiệm vẫn thuộc về một nhóm người, thậm chí chỉ ở người đứng đầu. Mặt khác, hiện tượng chạy chức, chạy quyền vẫn diễn ra nhưng chỉ biết hiện tượng, chưa có biện pháp kịp thời phát hiện để quy trách nhiệm và xử lý nghiêm.

Trong khâu bổ nhiệm cán bộ, cơng chức có nơi, có lúc cịn xuất hiện hiện tượng định kiến cá nhân. Người có thẩm quyền bổ nhiệm có thể đưa ra nhiều lý do

để từ chối việc bổ nhiệm hoặc phải điều động, ln chuyển cán bộ, cơng chức đó sang lĩnh vực khác, làm cho việc sử dụng cán bộ, công chức không đúng người, không đúng năng lực sở trường, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cán bộ, công chức và hiệu quả công việc của họ.

3.2.2.3. Điều động, ln chuyển cán bộ, cơng chức

UBND huyện Hồi Đức đã xây dựng Kế hoạch số 76 /KH - UBND ngày 28/5/ 2013 về việc chuyển đổi vị trí cơng tác đối với công chức, viên chức làm việc tại các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn, các trường học thuộc huyện Hoài Đức theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính Phủ để thực hiện việc chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cơng chức Tài chính kế tốn, địa chính xây dựng đang cơng tác tại UBND các xã, thị trấn, viên chức kế tốn đang cơng tác tại các trường học cơng lập trên địa bàn huyện có thời gian công tác đủ 36 tháng tại đơn vị đang công tác.

UBND huyện đã thực hiện luân chuyển đổi vị trí cơng tác đối với 13 đồng chí cơng chức cấp xã, trong đó 12 cơng chức tài chính - kế tốn và 01 cơng chức địa chính xây dựng từ đơn vị này sang đơn vị khác. Ngoài ra, UBND các xã, thị trấn cịn thực hiện việc tự ln chuyển vị trí cơng tác, phân cơng lại nhiệm vụ đối với các vị trí có từ 02 cơng chức đảm nhiệm.

Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên tổ chức luân chuyển lãnh đạo các phịng, ban của huyện về đảm nhiệm các vị trí chủ chốt tại các xã, thị trấn nhằm tăng cường thêm cho các cơ sở, đồng thời giúp cán bộ tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế tại địa phương. Từ năm 2013 đến nay đã luân chuyển 16 đồng chí về đảm nhiệm các chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Đồng thời luân chuyển, điều động 04 cán bộ, công chức cấp xã về cơng tác tại các phịng, ban của huyện

Việc ln chuyển đã thực hiện theo trình tự, bước đi thích hợp, khơng làm ồ ạt. Thực hiện thí điểm rút kinh nghiệm, từng bước nhân ra diện rộng. Số cán bộ, công chức được luân chuyển đều thuộc diện quy hoạch, nhìn chung đã phát huy được tác dụng ở vị trí cơng tác mới.

Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ, công chức đối với Hồi Đức là cơng việc cịn nhiều khó khăn. Do liên quan đến đối tượng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là chủ yếu nên luân chuyển còn thiếu sự kiên quyết, số lượng cán bộ, công chức luân chuyển trong giai đoạn này cũng khơng nhiều (chỉ có 47 cán bộ, cơng chức trong vịng 5 năm từ 2013 - 2017).

Cơng tác điều động, ln chuyển cán bộ, cơng chức đã góp phần thúc đẩy công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo ra sự chuyển động mới và cách làm mới trong công tác cán bộ; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, bước đầu góp phần khắc phục tình trạng trì trệ, khép kín, tư tưởng cục bộ địa phương trong công tác, cán bộ, công chức được ln chuyển có bước trưởng thành, phần lớn n tâm cơng tác, đã phát huy được tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác khi nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới. Ở một số nơi có cán bộ, cơng chức được ln chuyển đến tình hình kinh tế - xã hội và cơng tác xây dựng đảng bước đầu có những khởi sắc.

Tuy nhiên, một số nơi cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ, quyết tâm chưa cao, triển khai chậm; hoặc có nơi do những khó khăn về nội bộ, chưa có sự nhất quán trong tập thể cấp ủy và ban thường vụ, chính quyền nên việc tổ chức thực hiện và kết quả giữa các địa phương, các ngành không đồng đều và rất khác nhau. vẫn còn lúng túng chưa phân biệt giữa luân chuyển theo quy hoạch và điều động, bố trí cán bộ, cơng chức theo u cầu nhiệm vụ cơng tác.

3.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thành ủy Hà Nội và Huyện ủy Hồi Đức ln xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ có vai trị quyết định đến sự phát triển của Thủ đơ và của huyện. Chính vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình số 01 - CTr/TU ngày 18/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011- 2015.

ban hành Chương trình số 10 - CTr/HU ngày 25/10/2015 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở xã, thị trấn giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo, Chương trình số 50 - CTr/HU ngày 31/10/2015 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và đội ngũ đảng viên; năng lực điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ, các đồn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở giai đoạn 2015 - 2020. công tác cán bộ luôn được xác định là khâu đột phá trên con đường phát triển của huyện.

Thực hiện Đề án thí điểm đào tạo 1000 cơng chức nguồn làm việc tại các xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 - 2015 của thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 5485/QĐ - UBND ngày 27/11/2012 của UBND thành phố Hà Nội. UBND huyện Hoài Đức xây dựng Kế hoạch số 14/KH - UBND ngày 21/01/2013 về việc tổ chức tiếp nhận hồ sơ, xét chọn công chức nguồn làm việc tại xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Đức năm 2013 với 12 chỉ tiêu Tư pháp - hộ tịch, 04 chỉ tiêu Văn hóa - xã hội, 04 chỉ tiêu Tài chính - kế tốn. Đã tổ chức xét chọn được 13 chỉ tiêu (Tư pháp - hộ tịch: 7; Văn hóa - xã hội: 2; Tài chính - kế tốn: 4). Qua thời gian đào tạo 02 năm, các học viên được trang bị những kiến thức về lý luận và chun mơn nghiệp vụ, các học viên đã có thời gian đi thực tế tại cơ sở trước khi được tuyển dụng. Đến nay các học viên cơng chức nguồn đã hồn thành khóa học và trở về tại các xã, thị trấn nơi đăng ký.

Thực hiện Quyết định số 237/2006/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc thành phố Hà Nội. Hàng năm, huyện Hoài Đức tổ chức lập kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, cơng chức trên địa bàn huyện nói chung, cho cán bộ cấp xã nói riêng với kinh phí hàng năm gần 2 tỷ đồng.

Giai đoạn 2013 - 2017, Huyện Hoài Đức đã mở được 227 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 12.341 lượt học viên là cán bộ, công chức, viên chức với nội dung phong phú, đa dạng, đã cũng cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực, nhận thức, tư duy, lý luận đã phần nào

đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác của từng đơn vị góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Năm 2013, Huyện ủy phối hợp với Học viện báo chí và tuyên truyền mở 01 lớp Đại học chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước cho 74 học viên là lãnh đạo các phòng, ban của huyện và cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn; Phối hợp với Trường ĐTCB Lê Hồng Phong mở 2 lớp Trung cấp lý luận chính trị gồm 197 học viên; cử 24 cán bộ học cao cấp LLCT; 14 đ/c học trung cấp LLCT theo chỉ tiêu của Thành phố; cử 13 cán bộ học các lớp nguồn về công tác xây dựng Đảng theo đề án của thành phố. Ngồi ra hàng trăm cán bộ, cơng chức cấp huyện và xã chủ động sắp xếp công việc tham gia các lớp học Đại học, cao học để đáp ứng yêu cầu vị trí cơng tác và tiêu chuẩn các chức danh quy hoạch do vậy chất lượng cán bộ các cấp của huyện đã được nâng lên đáng kể.

Ngồi những chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên, huyện còn tổ chức các lớp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 77)