Xây dựng quy hoạch CBCC và tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ CBCC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức tại huyện Hoài Đức

3.2.1. Xây dựng quy hoạch CBCC và tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ CBCC

3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch CBCC

Thực hiện Hướng dẫn số 05 - HD/TU ngày 05/01/2013 của Thành ủy Hà Nội về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. Huyện ủy Hoài Đức đã xây dựng kế hoạch số 104 - KH/HU và Hướng dẫn số 04 - HD/HU ngày 15/01/2013 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và những năm tiếp theo để chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, các tổ chức cơ sở đảng, các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Đồng thời Huyện ủy đã thành lập 13 tổ công tác để chỉ đạo. Kết quả quy hoạch cán bộ như sau:

a. Quy hoạch của cấp huyện

- Thành phố đã phê duyệt quy hoạch:61 đồng chí tham gia Ban chấp hành Đảng bộ huyện trong đó nữ 27,8%, dưới 35 tuổi 22,8%; 21 đồng chí quy hoạch Ban thường vụ huyện ủy; 16 đồng chí quy hoạch vào các chức danh cán bộ chủ chốt diện Ban thường vụ thành ủy quản lý;

- Ban thường vụ huyện ủy đã phê duyệt quy hoạch của 33/33 cơ quan, phịng, ban, ngành của huyện trong đó cấp trưởng 81 lượt cán bộ, 125 đồng chí ban thường vụ Đảng ủy, 322 lượt cán bộ vào 6 chức danh chủ chốt của 20 xã, thị trấn, đảm bảo đạt hệ số từ 2-3 đồng chí cho một chức danh. Tháng 6/2016 đã thực hiện rà soát bổ sung và phê duyệt quy hoạch của 4 đơn vị xã, 12 đơn vị phòng ban, ngành của huyện.

b. Quy hoạch của cấp xã:

* Quy hoạch Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn

Số lượng quy hoạch là 402 đồng chí so với 234 đồng chí Ủy viên Ban chấp hành đương nhiệm nhiệm kỳ 2010 - 2015 đạt hệ số 1,72, trong đó:

- Nữ: 124 đồng chí đạt 30,85%

- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 134 đồng chí đạt 33,3% Từ 30 đến 45 tuổi: 231 đồng chí đạt 57,5%

- Trình độ chun mơn:Trung cấp, cao đẳng: 84 đồng chí đạt 20,9% Đại học: 157 đồng chí đạt 39,1%

Trên Đại học: 01 đồng chí đạt 0,25 %

- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp chính trị: 76 đồng chí đạt 18,9%

* Quy hoạch Ủy viên Ban Thƣờng vụ:

Số lượng quy hoạch được 125 đồng chí so với 72 đồng chí đương nhiệm nhiệm kỳ 2010-2015 đạt hệ số 1,74 trong đó:

- Nữ là 25 đồng chí đạt 20%

- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi là 10 đồng chí đạt 8% Từ 30 đến 45 tuổi có 84 đồng chí đạt 67,2%

- Trình độ chun mơn:Trung cấp, cao đẳng là 22 đ/c tỷ lệ 17,6% Đại học là 98 đồng chí đạt tỷ lệ 78,4%

Trên đại học là 01 đ/c đạt tỷ lệ 0,8%

- Trình độ LLCT: Trung cấp là 76 đồng chí đạt 60,8%; Cử nhân, cao cấp và tương đương là 27 đ/c đạt 21,6%

* Quy hoạch chức danh Bí thƣ Đảng ủy:

Số lượng quy hoạch được 41/20 đồng chí đạt hệ số 2,05 trong đó:

- Nữ là 05 đồng chí đạt 12,2%

- Độ tuổi: Từ 30 đến 45 tuổi có 19 đồng chí đạt 46,3%; Trên 45 tuổi là 22 đồng chí đạt 53,7%

- Trình độ chun mơn: Trung cấp, cao đẳng có 05 đ/c tỷ lệ 12,2%; Đại học là 36 đồng chí đạt tỷ lệ 87,8%

- Trình độ LLCT: Trung cấp là 36 đồng chí đạt 87,8%; Cử nhân, cao cấp và tương đương là 3 đ/c đạt 7,3%

* Quy hoạch chức danh Phó Bí thƣ Đảng ủy:

Số lượng quy hoạch được 71/38 đồng chí đạt hệ số 1,86 trong đó:

- Nữ là 16 đồng chí đạt 22,54%

- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi là 5 đồng chí đạt tỷ lệ 7,04% Từ 30 đến 45 tuổi có 47 đồng chí đạt 66,2%

- Trình độ chun mơn: Trung cấp, cao đẳng có 07 đồng chí chiếm tỷ lệ 9,86%; Đại học là 64 đồng chí đạt tỷ lệ 90,14%

- Trình độ LLCT: Trung cấp là 54 đồng chí đạt 76,1%; Cử nhân, cao cấp và tương đương là 5 đ/c đạt 7,04%

* Quy hoạch chức danh Chủ tịch HĐND:

Số lượng quy hoạch được 43/20 đồng chí đạt hệ số 2,15 trong đó:

- Nữ là 8 đồng chí đạt 18,6%

- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi là 0 đồng chí đạt tỷ lệ 0% Từ 30 đến 45 tuổi có 24 đồng chí đạt 55,8%

- Trình độ chun mơn: Trung cấp, cao đẳng có 04 đ/c chiếm tỷ lệ 9,3%; Đại học là 38 đồng chí đạt tỷ lệ 88,4%

- Trình độ LLCT: Trung cấp là 39 đồng chí đạt 90,7% Cử nhân, cao cấp và tương đương là 2 đ/c đạt 4,7%

* Quy hoạch chức danh Phó Chủ tịch HĐND

Số lượng quy hoạch được 45/20 đồng chí đạt hệ số 2,25 trong đó:

- Nữ là 7 đồng chí đạt 15,6%

- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi là 1 đồng chí đạt tỷ lệ 2,2% Từ 30 đến 45 tuổi có 32 đồng chí đạt 71,1%

- Trình độ chun mơn: Trung cấp, cao đẳng có 15 đ/c chiếm tỷ lệ 33,3%; Đại học là 30 đồng chí đạt tỷ lệ 66,7%

- Trình độ LLCT: Trung cấp là 34 đồng chí đạt 75,6%; Cử nhân, cao cấp và tương đương là 3 đ/c đạt 6,7%

* Quy hoạch chức danh Chủ tịch UBND

Số lượng quy hoạch được 43/20 đồng chí đạt hệ số 2,15 trong đó:

- Nữ là 3 đồng chí đạt 7%

- Độ tuổi:Từ 30 đến 45 tuổi có 27 đồng chí đạt 62,8% Trên 45 tuổi là 16 đồng chí đạt 37,2%

- Trình độ chun mơn: Trung cấp, cao đẳng có 4 đ/c chiếm tỷ lệ 9,3%; Đại học là 37 đồng chí đạt tỷ lệ 86%

- Trình độ LLCT: Trung cấp là 37 đồng chí đạt 86%; Cử nhân, cao cấp và tương đương là 4 đ/c đạt 9,3%

* Quy hoạch chức danh Phó Chủ tịch UBND

Số lượng quy hoạch được 79/34 đồng chí đạt hệ số 2,32 trong đó:

- Nữ là 9 đồng chí đạt 11,4%

- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi là 9 đồng chí đạt tỷ lệ 11,4% Từ 30 đến 45 tuổi có 46 đồng chí đạt 58,23%

- Trình độ chun mơn:Trung cấp, cao đẳng có 20 đ/c chiếm tỷ lệ 25%; Đại học là 53 đồng chí đạt tỷ lệ 67,09%

- Trình độ LLCT: Trung cấp là 51 đồng chí đạt 64,56%; Cử nhân, cao cấp là 10 đ/c đạt 12,66%

Công tác quy hoạch cán bộ đã được quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Việc quy hoạch cán bộ và các chức danh lãnh đạo được các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đảm bảo cơng khai, khách quan, chặt chẽ, có tính kế thừa cao. Thơng qua quy hoạch cán bộ đã giúp định hướng phát triển cán bộ, cơng chức cấp xã có trọng điểm, nâng cao ý thức phấn đấu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ. Thể hiện tầm chiến lược của huyện. Nhìn chung đội ngũ cán bộ được quy hoạch đều đáp ứng về yêu cầu trình độ, năng lực, chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, xứng đáng với sự tín nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, có một số hạn chế cần được khắc phục, đó là: Chưa quan tâm đúng mức đến việc xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cần quy hoạch để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Một số đơn vị vẫn cịn tình trạng quy hoạch theo thứ tự, tuần tự và cịn khép kín trong từng ngành, từng địa phương; việc phát hiện nguồn từ xa (trong đó có nguồn cán bộ trẻ tuổi, cán bộ nữ) chưa được nhiều, nhất là ở cấp huyện, xã.

3.2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, công chức

Để thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo quy định tại Quyết định số 36/QĐ - UBND của UBND Thành Phố Hà Nội là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức theo chức danh, thẩm quyền và phạm vi phụ trách; đồng thời là bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới nền nếp, phương pháp quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức. Sau khi có các quy định của cấp trên thì chất lượng cơng tác tổ chức và cán bộ của huyện được nâng lên rõ rệt. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức ở huyện Hồi Đức đã được cải cách theo hướng phân cơng và phân cấp. Đã có sự phân định khá rõ về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan Đảng, HĐND, UBND huyện, đồn thể cấp huyện và các phịng, ban, ngành của huyện; đảng ủy và chính quyền ở xã. Theo quy định công tác tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phải dựa trên các nguyên tắc như: Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, công tác quản lý cán bộ và trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị; các cấp ủy, các tổ chức đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức của hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực và trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành; mỗi cấp ủy đảng, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý trực tiếp cán bộ, công chức (kể cả cán bộ, công chức do cấp trên quản lý) đang công tác, sinh hoạt trong tổ chức mình và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, thủ trưởng cấp trên về cán bộ, cơng chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đã xác định khá rõ bộ máy để quản lý đội ngũ này như sau:

- Các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND, HĐND huyện do ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

- Chánh văn phòng UBND - HĐND; các trưởng phòng, ban thuộc UBND huyện và bí thư, phó bí thư; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn do ban Thường vụ huyện ủy quản lý.

- Các chức danh phó trưởng phịng, ban thuộc UBND huyện do Thường trực huyện ủy quản lý.

- Cán bộ, cơng chức thì được phân cấp quản lý theo quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm việc thực hiện các quy định về phân cấp quản lý CBCC, cịn có những hạn chế nhất định. Do thời gian thực hiện các quy định của cấp trên tương đối dài nên một số điểm, mục trong quy định khơng cịn phù hợp với những thay đổi về cơ cấu bộ máy và chức danh cán bộ, công chức của huyện.

Một số nội dung còn thiếu được đề cập như việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức; thẩm quyền và trách nhiệm trong bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức chưa được xác định rõ cho người đứng đầu ở các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Công tác quản lý, giám sát và thực hiện chế độ kiểm tra cán bộ, công chức chưa nghiêm. Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong quản lý cán bộ, công chức chưa được thể hiện rõ. Quản lý nội bộ cịn thiếu chặt chẽ, tính chiến đấu trong đấu tranh tự phê bình và phê bình cịn yếu, tác dụng giáo dục, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng còn hạn chế.

Nhằm khắc phục những hạn chế đó, trên cơ sở quy định mới của Bộ chính trị, của Thành phố Hà Nội, ban Thường vụ huyện ủy, UBND huyện đã cụ thể hóa các văn bản bằng việc ban hành văn bản thực hiện như: Quy định số 123/QĐ - HU, ngày 25/5/2016 của ban Thường vụ huyện ủy về công tác quản lý cán bộ, phân định rõ hơn về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan đảng, đoàn thể, HĐND, UBND huyện và Đảng ủy, UBND cấp xã. Nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu các cấp ủy, các cơ quan hành chính theo tinh thần của hội nghị TW4. Nêu rõ cách thức phối hợp có hiệu quả, thống nhất trong bộ máy lãnh đạo, quản lý nhằm giải quyết tốt các vấn đề về cán bộ, công chức. Thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công được nâng cao đáng kể, phù hợp với các cơ chế đã có về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị này.

Các cơ quan tham mưu trong những năm qua đã cơ bản hồn thành cơng tác tham mưu giúp UBND huyện về cơng tác cán bộ, trong đó có lĩnh vực về cán bộ,

công chức nhà nước cấp huyện; cán bộ, cơng chức cấp xã. Hàng năm, phịng Nội vụ đã duy trì tốt việc thống kê tổng hợp số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các lĩnh vực khác nhau; tiến hành thẩm định nhiều hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động tiếp nhận cán bộ, công chức; cùng với ban Tổ chức huyện ủy nghiên cứu đề xuất với ban Thường vụ huyện ủy và UBND huyện trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chính sách đối với cán bộ, cơng chức; đồng thời làm các quyết định về mặt Nhà nước đối với các cán bộ, cơng chức sau khi đã có quyết định của ban Thường vụ huyện ủy. Nghiên cứu xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo; cán bộ, công chức quản lý chuyên môn nghiệp vụ, làm các thủ tục đào tạo cán bộ, công chức thực tập, nâng cao tay nghề trình UBND huyện quyết định; cùng với các ngành, các cấp chăm lo xây dựng, kiện tồn, hướng dẫn và bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn.

Nhìn chung việc thực hiện các quy định về phân cấp trong quản lý cán bộ, công chức của các cơ quan, phịng ban chun mơn về cơng tác tổ chức cán bộ, công chức cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Sự phối hợp theo quan hệ phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức giữa ban Tổ chức huyện ủy, phòng Nội vụ, lãnh đạo các đồn thể huyện, các phịng, ban, UBND các xã, thị trấn đã có sự gắn kết; thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, đã tạo sự ổn định về bộ máy và cán bộ cho cả hệ thống chính trị trong tồn huyện.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi việc quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức vẫn cịn những hạn chế chưa được khắc phục triệt để. Sự phối hợp giữa các đơn vị đơi lúc cịn thiếu nhịp nhàng, thiếu tính thống nhất cao. Một số hồ sơ thủ tục làm còn sơ sài, chấp vá; cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tổ chức nhân sự ở một số đơn vị cịn yếu kém về trình độ năng lực và khả năng xử lý sự vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)