Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 98)

4.3.2 .Thực hiện cơng tác xác định vị trí việc làm

4.3.4. Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng có vai trị quan trọng đối với việc nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, từ đó nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc của cán bộ, công chức.

Đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp huyện, xã thì đào tạo, bồi dưỡng là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất nâng cao trình độ cho họ. Tuy nhiên, những kiến thức mà CBCC chính quyền huyện, xã ở Hồi Đức thu nhận được từ những khoá đào tạo, bồi dưỡng để vận dụng vào hoạt động quản lý, điều hành cịn rất hạn chế, có nhiều kiến thức vẫn chỉ là lý thuyết xa rời thực tế gây ra sự lãng phí về thời gian và cơng sức cho cả người học và người giảng, về cả tài chính của nhà nước.

Để đạt được điều đó thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, CBCC ở huyện Hoài Đức cần thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện, xã phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn với việc sử dụng. Thực hiện tốt nội dung này sẽ đạt được hai mục tiêu: Một là tránh được lãng phí trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng “Người đi học thì khơng được làm, người đi làm thì khơng được học”. Hai là, đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch sẽ gắn với mục đích sử dụng nguồn nhân lực này. Điều này sẽ tạo ra động lực khuyến khích cán bộ, cơng chức nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng sẽ được vận dụng, họ sẽ được trọng dụng vào một vị trí cơng tác mới hay đơn giản là họ được sử dụng các kiến thức mình được trang bị vào mục đích nhất định.

Thứ hai, nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của cơng việc, của vị trí cơng tác. Điều này có nghĩa là ở vị trí cơng tác đó cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nào, cơng việc địi hỏi trình độ nào thì bồi dưỡng kiến thức với trình độ tương đương. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, phân tích cơng việc từ đó tìm ra nội dung cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng. Đây là việc không đơn giản nhưng sẽ là hữu ích và hiệu quả khi huyện có một bảng tổng hợp chi tiết về phân tích cơng việc và là mẫu số chung để áp dụng trên diện rộng. Nếu tiến hành được việc này thì việc lựa chọn cán bộ, công chức đi học trở nên dễ dàng hơn do cán bộ, công chức được chọn phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định.

Thứ ba, bồi dưỡng, đào tạo muốn đạt được chất lượng cao thì cần phải có hệ thống tài liệu, giáo trình đầy đủ, đội ngũ giảng viên vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa có kiến thức thực tế, cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu cho việc học tập. Nếu được tạo điều kiện thuận lợi về điều này thì chất lượng của đào tạo, bồi dưỡng sẽ tăng lên đáng kể vì thực tế hiện nay việc trang bị tài liệu học tập, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở huyện Hồi Đức vẫn cịn hạn chế, đội ngũ giảng viên đạt yêu cầu trên không nhiều tại các trường chính trị tỉnh.

Thứ tư, chế độ đối với người đi học. Ngồi tiền học phí, tài liệu được Nhà nước đài thọ thì huyện Hồi Đức cũng cần hỗ trợ thêm một cách phù hợp để xoá bỏ tâm lý lo sợ tốn kém cho người đi học vì ngồi khoản được đài thọ, họ còn phải tự trang trải về tiền đi lại, sinh hoạt, tiêu vặt…mà đôi khi các khoản tiền này khá lớn so với mức lương của họ. Mặc dù tiền lương hiện nay của cán bộ, cơng chức nói chung đã được tăng lên nhiều so với trước kia nhưng so với mức giá cả tăng nhanh như hiện nay thì họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ năm, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo từ việc tuyển sinh, quản lý giờ lên lớp đến thi cử, bằng cấp, chứng chỉ để tránh tình trạng xem nhẹ việc học. Muốn thực hiện tốt cơng tác này thì việc kiểm tra quá trình thực hiện quy chế đào tạo tại các trường chính trị, trung tâm đào tạo cần phải được thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Thứ sáu, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thông qua việc kiểm tra, đánh giá công việc hoạt động thực tiễn của người được đi đào tạo, bồi dưỡng để từ

đó tìm ra những hạn chế và ngun nhân của hạn chế để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

Có thể nói, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng là trọng tâm, là biện pháp chủ yếu để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp huyện, xã ở Việt Nam nói chung, ở huyện Hồi Đức nói riêng. Cơng tác này phải được thực hiện với đội ngũ cán bộ công chức là công tác quản lý CBCC cũng như với toàn thể CBCC với tư cách là đối tượng của công tác quản lý CBCC. Trong tương lai cần hạn chế đến mức tối đa hình thức đào tạo, bồi dưỡng chắp vá theo kiểu cử những người đã đi làm từ dưới lên như hiện nay. Cũng là giải pháp đào tạo nhưng chúng ta sẽ nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã bằng việc nâng cao trình độ dân trí để có đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã đã được đào tạo bài bản ngay từ đầu.

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở cấp huyện, xã, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống chính về đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhóm đối tượng này; kết hợp giữa đào tạo và tự đào tạo, tăng cường đầu tư để xây dựng và nâng cấp các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện, xã ở huyện; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình, cải tiến phương pháp dạy và học; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh với đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu, đặc biệt là mở rộng hình th ức đào tạo theo nhu cầu.

Từ thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã của huyện cần có các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với từng nhóm cán bộ, cơng chức hiện nay của huyện để đội ngũ này đạt tiêu chuẩn chức danh trong thời gian tới như sau:

- Huyện cần mở lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức lý luận chính trị cho các nhóm đối tượng: Cán bộ chủ chốt; Chủ tịch UBMTTQ và trưởng các đồn thể; Cơng chức cơng an, qn sự; Cơng chức chuyên môn.

- Do trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, nhất là ở cấp xã cịn thấp đặc biệt là nhóm CBCC chuyên trách nên theo từng nhóm cán bộ, cơng chức mà huyện có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đối với nhóm CBCC chủ chốt chưa đạt chuẩn về trình độ chun mơn, Huyện nên mở các lớp bồi

dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế bởi đây là những kiến thức rất quan trọng trực tiếp phục vụ cho công việc mà các CBCC này đảm nhiệm.

- Cần phải mở các lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày liên quan đến lĩnh vực cơng tác mà nhóm đối tượng Chủ tịch UBMTTQ và trưởng các đồn thể đang đảm nhiệm. Đối với nhóm cơng chức chun mơn, bên cạnh cơng tác rà sốt, đánh giá Huyện nên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ hay đào tạo mới những người có năng lực đang tham gia cơng tác chun mơn mà trước đó học chưa được đào tạo một cách bài bản.

4.3.5. Hồn thiện cơng tác đánh giá cán bộ, công chức

Đánh giá cán bộ, công chức là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý CBCC, là cơng việc xem xét thực trạng trình độ dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê lượng CBCC khơng đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động. Để công tác này đạt hiệu quả cao đối với huyện Hoài Đức, cần thực hiện các yêu cầu sau:

Thứ nhất, công tác đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo định kỳ hàng năm, tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho đủ thủ tục. Việc đánh giá sẽ được tiến hành theo định kỳ, có các mức đánh giá từ cao xuống thấp đi liền với các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thăng chức…Nhờ việc đánh giá định kỳ và kiểm sốt thường xun mà các cán bộ, cơng chức kịp thời nhận ra được những sai lầm, khuyết điểm của mình để sửa chữa. Đồng thời đây cũng chính là một áp lực buộc các cán bộ, công chức cấp huyện, xã chủ động phấn đấu học tập, tu dưỡng phẩm chất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, để cơng tác đánh giá CBCC có hiệu quả thì việc rà sốt ln phải gắn với tiêu chuẩn chức danh vì có gắn với tiêu chuẩn chức danh mới có một cơ sở đúng đắn để đánh giá cán bộ, công chức. Lý do là với mỗi vị trí, chức danh khác nhau thì đặc thù cơng việc khác nhau, yêu cầu công việc khác nhau, trách nhiệm cũng khác, do đó, địi hỏi mỗi một vị trí cần có các tiêu chí dành riêng, đảm bảo tiêu chí sát với thực tế công việc.

Thứ ba, để công tác này đạt kết quả cao nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp huyện, xã với cơ quan quản lý cán bộ, cơng chức của huyện là Phịng Nội vụ.

Thứ tư, cần có các mức độ đánh giá đi liền với các hình thức xử lý, khen thưởng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã. Trong các mức độ để đánh giá này thì trình độ và chất lượng thực thi cơng vụ là hai tiêu chí quan trọng nhất.

Thứ năm, đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại CBCC (có sự tham gia nhận xét của các cơ quan, đơn vị cấp huyện đối với đánh giá CBCC cấp xã và có sự tham gia nhận xét của cấp xã, cơ quan cùng cấp có liên quan theo từng ngành tương ứng đối với đánh giá CCVC cấp huyện); nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp huyện trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ CBCC; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch CBCC; kiên quyết xử lý đối với CBCC trì trệ, khơng hồn thành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt cơng chức trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới.

Bên cạnh cơ chế đánh giá và kiểm sốt của cơ quan có trách nhiệm thì việc đánh giá và kiểm sốt của nhân dân địa phương đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã cũng cần được quan tâm và được đảm bảo. Người dân chính là đối tượng thụ hưởng các hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương. Mặt khác, người dân cũng chính là người trực tiếp bầu nên đội ngũ CB chủ chốt của cấp huyện, xã. Do đó, tăng cường cơ chế kiểm soát và đánh giá của nhân dân địa phương đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã cũng là một phương thức tác động có hiệu quả tới việc nâng cao chất lượng của đối tượng này. Hệ thống công cụ và cơ chế kiềm chế đó bao gồm: điều tra thăm dị dư luận; hộp thư góp ý; hệ thống khiếu nại, tố cáo; bỏ phiếu bất tín nhiệm của người dân đối với CBCC chủ chốt và phiếu đánh giá đối với cơng chức. Ngồi ra, Nhà nước nên quy định việc học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã là một nhiệm vụ bắt buộc.

4.3.6. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát cơng tác quản lý CBCC

Cải thiện tình trạng cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức chưa phát huy hiệu quả, cịn phụ thuộc vào những tố cáo từ phía người dân, bằng cách chủ động hơn trong hoạt động thanh kiểm tra, bằng việc định

kỳ tổ chức các đợt thanh, kiểm tra, hoặc thanh tra thông qua việc nhận thấy những dấu hiệu vi phạm dù là nhỏ nhất thông qua những thơng tin nội bộ, hoặc những kết quả rà sốt sổ sách hàng năm.

Huyện cần tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác quản lý CBCC. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào các nội dung của công tác quản lý CBCC, vào các nghiệp vụ của cơng tác kiểm tra, giám sát nói chung và cơng tác kiểm tra, giám sát cơng tác quản lý CBCC nói riêng.

Cần nâng cao hiểu biết của đội ngũ CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra về khung xử lý vi phạm theo quy định từ đó giúp đội ngũ cán bộ thanh tra có thể có kiến thức đầy đủ hơn khi xử lý vi phạm.

Phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân trong công tác quản lý CBCC. Trước hết các cơ quan dân cử được nhân dân tín nhiệm, giao phó, như UBND và hội đồng nhân dân các cấp phải đề cao trách nhiệm trước cử tri để giám sát chặt chẽ các cơ quan nhà nước (kể cả lực lượng vũ trang, các cơ quan tư pháp, các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước), giám sát cán bộ quản lý các cấp trong thực thi nhiệm vụ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội các cấp được đơng đảo đồn viên, hội viên tin tưởng, lựa chọn cũng phải nêu cao vai trò trách nhiệm giám sát CBCC, đảng viên theo quy định để góp phần quản lý tốt CBCC trong cơ chế thị trường. Đảng, Nhà nước tiếp tục phát huy, tạo điều kiện cho lực lượng phóng viên báo chí, các cơ quan truyền thơng tăng cường bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở để phản ánh kịp thời cả gương người tốt, việc tốt lẫn việc phát hiện sai phạm của CBCC. Vừa qua, đây là kênh phản ảnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kịp thời và hiệu quả. Tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích phát huy quyền làm chủ của người dân trong tham gia quản lý CBCC. Các cơ quan chức năng tăng cường làm tốt việc tiếp nhận và trình xử lý kịp thời, đúng pháp luật những phản ánh, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân nơi công tác, nơi cư trú liên quan đến CBCC.

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị với thành phố Hà Nội

- Bổ sung các quy định, quy chế quản lý CBCC, đảng viên chặt chẽ, cụ thể hơn, như quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu trong

công tác quản lý CBCC; các chức danh theo phân cấp quản lý, có cơ chế phát hiện, trọng dụng người có đức có tài, bổ nhiệm CBCC đúng người, đúng việc, thực sự vì việc để chọn người. Đối với cấp ủy, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý CBCC của đơn vị mình. Thực hiện nghiêm túc, cơng khai, minh bạch các quy định về quản lý CBCC trong tất cả các khâu: tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, chuyển ngạch, nâng ngạch, đi nước ngồi và thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC, quy chế chi tiêu nội bộ, kiên quyết không để xảy ra sai phạm, tiêu cực. Ví dụ, như vấn đề nhận xét, đánh giá CBCC cần có quy định, đánh giá CBCC thế nào cho đúng, dựa vào nhân dân, tổ chức, đảng viên đánh giá CBCC như thế nào chứ không chỉ đưa ra tập thể cấp ủy và quyết định. Quy định đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm CBCC làm sao cho dân chủ và công bằng. Phải công bố cho đơn vị, tổ chức, địa phương đó biết đề bạt ai, đề bạt đúng quy trình như thế nào,...

- Thường xuyên phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác quản lý CBCC, kỷ luật, kỷ cương hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 98)