Kiến nghị với thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

4.3.2 .Thực hiện cơng tác xác định vị trí việc làm

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị với thành phố Hà Nội

- Bổ sung các quy định, quy chế quản lý CBCC, đảng viên chặt chẽ, cụ thể hơn, như quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu trong

công tác quản lý CBCC; các chức danh theo phân cấp quản lý, có cơ chế phát hiện, trọng dụng người có đức có tài, bổ nhiệm CBCC đúng người, đúng việc, thực sự vì việc để chọn người. Đối với cấp ủy, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý CBCC của đơn vị mình. Thực hiện nghiêm túc, cơng khai, minh bạch các quy định về quản lý CBCC trong tất cả các khâu: tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, chuyển ngạch, nâng ngạch, đi nước ngồi và thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC, quy chế chi tiêu nội bộ, kiên quyết không để xảy ra sai phạm, tiêu cực. Ví dụ, như vấn đề nhận xét, đánh giá CBCC cần có quy định, đánh giá CBCC thế nào cho đúng, dựa vào nhân dân, tổ chức, đảng viên đánh giá CBCC như thế nào chứ không chỉ đưa ra tập thể cấp ủy và quyết định. Quy định đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm CBCC làm sao cho dân chủ và công bằng. Phải công bố cho đơn vị, tổ chức, địa phương đó biết đề bạt ai, đề bạt đúng quy trình như thế nào,...

- Thường xuyên phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý CBCC, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, trong đó chú trọng các u cầu, nội dung, giải pháp về cơng tác CBCC, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 26/CT-TTg, ngày 05-9-2016, của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp”,...

Các cấp ủy đảng, cả hệ thống chính trị phải thường xun làm tốt cơng tác tuyên truyền, giáo dục CBCC, đảng viên, để mỗi CBCC, đảng viên nêu cao tính tiên phong, gương mẫu trước quần chúng, tự giác chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của Đảng. Đây là giải pháp rất quan trọng vì khi CBCC khơng tốt thì dù văn bản pháp luật có chặt chẽ đến đâu, cơ quan quản lý CBCC có trách nhiệm đến

mấy cũng không ngăn cản được lòng tham, ham muốn khơng chính đáng của CBCC. Thực hiện việc rà sốt, bổ sung, hồn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị mình, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác cụ thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời quán triệt, triển khai đối với CBCC việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa cơng sở và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên.

- Cần cụ thể hóa những quy định, quy chế của Đảng và Nhà nước thành quy chế, quy định thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Một yêu cầu cấp thiết hiện nay là sớm cụ thể hóa các quy chế trong thực hiện Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19-12-2017, của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý CBCC và bổ nhiệm, giới thiệu CBCC ứng cử.

- Các cơ quan quản lý CBCC hằng năm, hằng nhiệm kỳ phải làm tốt việc đánh giá CBCC và công khai việc đánh giá đến CBCC, nhân dân nơi CBCC công tác và cư trú. Trước khi nhận xét phải lấy được các kênh thông tin đánh giá hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ số hài lịng của CBCC, người dân về CBCC đó. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật gắn với mở rộng, phát huy dân chủ trong Đảng. Có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, để mỗi tổ chức cơ sở đảng đều vững mạnh, trong sạch, thực chất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 103 - 105)