Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quảnlý dự án các cơng trình giao thơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 49 - 54)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Sở GTVT Hà Nam và những yếu tố ảnh hƣởng đến quảnlý dự án đầu

3.1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quảnlý dự án các cơng trình giao thơng

thơng tại Hà Nam

3.1.2.1. Các yếu tố bên ngoài

- Cơ chế quản lý của nhà nƣớc: Quá trình quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến q trình QLDA do Nhà nƣớc ban hành nhƣ: Luật Ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11, luật Đất đai số 45/2013/QH13, luật Xây dựng 50/2014/QH13, luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng, nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/0/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng cơng trình xây dựng, nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hƣớng quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu... và hệ thống thông tƣ hƣớng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng nên gây khó khăn trong cơng tác quản lý dự án. Nhiều quy định còn thiếu chặt chẽ tạo nhiều kẽ hở cho các bên tham gia thực hiện dự án "lách luật" nhằm đạt mục đích riêng. Do vậy, việc ban hành các văn bản pháp luật đồng bộ, cụ thể, chi tiết là rất cần thiết.

- Điều kiện tự nhiên: Là địa phƣơng có nhiều giải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá nên cung cấp nguồn nguyên vật liệu dồi dào cho việc đầu tƣ xây dựng công trình giao thơng. Cũng do việc khai thác đất, đá thuận lợi nên lƣu lƣợng vận tải phục vụ khai thác rất lớn làm ảnh hƣởng đến cơng trình giao thơng, nhu cầu xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các cơng trình giao thơng là tất yếu.

-Điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Nam: Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam vẫn giữ đƣợc ổn định, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2011 - 2015 đạt trên 13%/năm; tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt 70.575 tỷ đồng, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 42,33 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, ngân sách cho đầu tƣ xây dựng chủ yếu do ngân sách trung ƣơng hỗ trợ nên nguồn kinh phí cho đầu tƣ xây dựng hàng năm vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ, nợ xây dựng cơ bản tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 30-6-2014, tỉnh Hà Nam nợ 3.497 tỉ đồng và là tỉnh dẫn đầu danh sách các tỉnh thành có số nợ đọng XDCB lớn.

Trong những năm qua do nền kinh tế tăng trƣởng chậm kéo nên việc đầu tƣ xây dựng các dự án mới bị hạn chế. Các dự án giao thông đƣợc đầu tƣ hiện nay chủ yếu là các cơng trình có thiết kế đơn giản, có tổng mức đầu tƣ thấp; cơng trình có thiết kế phức tạp, quy mơ lớn ngày càng có xu hƣớng giảm, ngân sách tỉnh chủ yếu tập trung để thanh tốn nợ đọng.

- Các cơng trình giao thơng do Sở GTVT Hà Nam quản lý có quy mơ và tính chất khác nhau nhƣ nguồn vốn đầu tƣ các dự án khác nhau, cấp quyết định đầu tƣ khác nhau, mỗi dự án có các cơ quan quản lý khác nhau... đặc biệt trong một cơng trình sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau nên phƣơng thức quản lý các dự án là không giống nhau trong khi năng lực cán bộ quản lý không đồng đều dẫn đến nhiều cán bộ quản lý dự án còn lúng túng nhất là đối với các dự án sử dụng vốn vay nƣớc ngồi.

3.1.2.2. Các yếu tố bên trong

* Mơ hình và bộ máy quản lý dự án

Sở GTVT Hà Nam đƣợc UBND tỉnh Hà Nam giao nhiệm vụ chủ đầu tƣ xây dựng, duy tu, bảo dƣỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các cơng trình giao thơng theo quy định của pháp luật. Để triển khai công tác quản lý dự án, Sở GTVT áp dụng hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án với mơ hình Chủ đầu tƣ thành lập Ban QLDA để giúp Sở GTVT trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Theo đó, Sở Giao thơng vận tải đã thành lập 03 Ban Quản lý dự án trực thuộc với tƣ cách là đại diện Sở GTVT thực hiện quản lý các dự án do Sở GTVT làm chủ đầu tƣ.

Các Ban QLDA trực thuộc Sở GTVT đƣợc thành lập ở các thời điểm khác nhau, quản lý các dự án khác nhau: Ban Quản lý các dự án giao thông: 1997; Ban QLDA Đầu tƣ phát triển giao thông: 2004; Ban QLDA hạ tầng giao thông: 2007. Mục đích thành lập thêm 02 Ban QLDA là để quản lý các dự án có tính chất nguồn vốn đầu tƣ khác nhau. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy số lƣợng các dự án theo các nguồn vốn khác nhau ở từng thời kỳ không đồng đều, do vậy việc giao nhiệm vụ QLDA theo nguồn vốn cho từng Ban QLDA là không phù hợp. Mặt khác, để cân đối khối lƣợng công việc giữa các Ban QLDA, Sở GTVT đã rất nhiều lần điều chỉnh nhiệm vụ quản lý dự án của một số dự án từ Ban QLDA này sang Ban QLDA khác dẫn đến gây khó khăn trong cơng tác QLDA vì các dự án chuyển giao là các dự án đang thực hiện dở dang, Ban QLDA nhận chuyển giao không nắm bắt đƣợc nội dung quản lý dự án ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án, mất thời gian trong công tác chuyển giao nhiệm vụ QLDA... Với những bất cập nêu trên, việc để 03 Ban QLDA cùng hoạt động nhƣ hiện tại là không hợp lý, nên gộp các Ban QLDA lại thành 01 Ban QLDA.

Bô g̣máy quản lýcác dƣ g̣án đầu tƣ xây d ựng taịS ở GTVT Hà Nam bao gồm Ban Giám đốc, 03 phòng chức năng trực thuộc Sở và 03 Ban QLDA. Trong đó:

- Ban Giám đốc Sở GTVT: Điều hành chung toàn bộ hoạt động của các Ban QLDA

- Phịng Kế hoạch - Tài chính: Đề xuất cho phép lập dự án đầu tƣ, tổng hợp trình duyệt quyết tốn vốn đầu tƣ cơng trình hồn thành hoặc thẩm tra quyết toán đối với các dự án đƣợc ủy quyền phê duyệt quyết tốn

- Phịng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông: Lập kế hoạch, thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật các cơng trình duy tu, sửa chữa

- Phòng Kỹ thuật chất lƣợng: Lập kế hoạch, thẩm định thiết kế, dự tốn các cơng trình xây dựng mới và trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án.

- Ban QLDA trực thuộc Sở GTVT chủ trì phối hợp với các phịng chun môn nghiệp vụ của Sở thực hiện công tác quản lý dự án trong tất cả các công đoạn của dự án từ chuẩn bị dự án đến đến khi hoàn thành dự án đƣa vào khai thác sử dụng.

Ban Quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu, tự trang trải, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và ngân hàng để giao dịch theo quy định, biên chế đƣợc giao từ 15-20 ngƣời; chịu sự chỉ đạo, quản lý tồn diện của Sở Giao thơng vận tải đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan chức năng

* Năng lực quản lý dự án

Đội ngũ chuyên môn của các Ban QLDA phần lớn đều có chun mơn trong lĩnh vực xây dựng, kinh tế, đã tham gia quản lý nhiều dự án đầu tƣ xây dựng giao thông nên công tác quản lý dự án đƣợc chặt chẽ, đúng quy trình.

Tuy nhiên, cơng tác giám sát, kiểm tra trong đầu tƣ xây dựng của cán bộ QLDA của Ban còn môṭsốhạn chế: Một số cán bộ quản lý đồng thời 2 hoặc 3 cơng trình nên việc phân bổ thời gian cho công tác giám sát hiện trƣờng không hợp lý dẫn đến không kịp thời phát hiện các sai phạm trong thi công; khả năng xử lý các cơng việc phát sinh tại hiện trƣờng cịn châṃ...

Do số lƣợng ngƣời của Ban QLDA không nhiều (13-15 ngƣời) nên không thành lập các phịng chun mơn mà chia theo các bộ phận thực hiện cơng tác QLDA và hoạt động theo mơ hình sau:

Giám đốc Ban QLDA Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Bộ phận Hành chính Bộ phận tổng hợp Bộ phận Kế hoạch tài chính Bộ phận quản lý dự án Hình 3.1 Mơ hình tổ chức bộ máy Ban QLDA

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

* Khả năng huy động vốn để đáp ứng tiến độ của dự án đầu tư các cơng trình giao thơng đường bộ của tỉnh Hà Nam

Trong những năm qua, cùng với việc tập trung kêu gọi đầu tƣ từ các nguồn vốn khác, tranh thủ nguồn ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ cùng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả một số dự án đƣợc Bộ GTVT ủy quyền cho địa phƣơng làm chủ đầu tƣ, đến nay hầu hết các tuyến đƣờng quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện đầu tƣ đƣợc cải tạo, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu khai thác. Một số dự án đầu tƣ đã hoàn thành và đƣa vào khai thác mang lại hiệu quả thiết thực, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về một số giải pháp kiềm chế lạm phát dẫn đến nhiều dự án trên cả nƣớc thiếu vốn triển khai, phải dừng giãn tiến độ. Tình hình đầu tƣ xây dựng các cơng trình cầu đƣờng trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, một số dự án trọng điểm phải dừng giãn tiến độ, điều chỉnh quy mô, nợ đọng trong xây dựng cơ bản tăng cao. Trƣớc tình hình đó, để tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tỉnh đang phối hợp với Bộ GTVT để kêu gọi, huy động đầu tƣ từ các nguồn vốn khác.

3.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng các cơng trình giao thơng tại Sở GTVT tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w