CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ đào tạo của trƣờng cao
4.2.3.2 Quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Lựa chọn, sắp xếp cán bộ phụ trách cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có phẩm chất và năng lực, đáp ứng sự phát triển mở rộng của Nhà trƣờng. Xây dựng kế hoạch và quy chế mua sắm, bảo quản, khai thác, thanh lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải tuân thủ nguyên tắc quản lý tài sản và
theo dõi việc mƣợn, trả rõ ràng. Nếu hƣ hỏng, mất mát phải quy rõ trách nhiệm và xử lý minh bạch.
Hàng năm xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa thay thế những cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, định rõ những thứ mua sắm, bổ sung dự trù xin ngân sách có tính đến các nguồn tài chính, có thể tự huy động đƣợc.
Có tủ, kệ, các phƣơng tiện bảo quản thiết bị. Đồng thời động viên, tuyên truyền nâng cao ý thức cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh trong việc bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội của địa phƣơng để quản lý tài sản của Nhà trƣờng.
Nhà trƣờng cần phải tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kỹ thuật phụ trách cơ sở vật chất đi tham quan thực tế, để mở rộng tầm nhìn về xu thế phát triển cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học hiện đại, từ đó có những suy nghĩ đóng góp thiết thực, hiệu quả cao cho việc cải thiện chất lƣợng giáo dục của Nhà trƣờng.
Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tào tạo, song so với nhu cầu, hiện tại Nhà trƣờng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc. Đây là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp và khó khăn địi hỏi sự chung tay nỗ lực của tất cả cán bộ, giáo viên Nhà trƣờng.