Theo John C. Maxwell (1993, trang 118): "Con đường hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo nhanh nhất: Giải quyết vấn đề“.
Việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề phát sinh của người đứng đầu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc, thái độ làm việc của nhân viên.
Đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết vấn đề hiệu quả là thái độ đúng đắn và kế hoạch hành động đúng đắn khi giải quyết một vấn đề. Tức là người lãnh đạo thường giải quyết một vấn đề quan trọng chứ không phải làm nghiêm trọng một vấn đề, xem trọng cái "tầm" của người giải quyết vấn đề hơn là cái "tầm" của vấn đề, nhận biết và xử lý vấn đề ngay từ đầu trước khi nó trở nên nghiêm trọng.
Thể hiện năng lực của lãnh đạo qua năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định thông qua: Thứ nhất là mức độ xác định được vấn đề, mức độ xác định được cái gốc của vấn đề và mức độ giải quyết các nguyên nhân từ gốc của vấn đề. Thứ hai là mức độ thấu triệt vấn đề, tức là suy nghĩ về vấn đề ở nhiều khía cạnh một cách sâu sắc, thấu đáo, tường tận để có thể lường trước được mọi tình huống và hậu quả có thể xảy ra cũng như các phương án dự phòng sau khi ra quyết định cho một vấn đề. Giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt giúp người lãnh đạo tạo được niềm tin cho cấp dưới.
Các kỹ năng tạo giúp cho người lãnh đạo giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả gồm kỹ năng nhìn nhận và phân tích, hiểu vấn đề,...kỹ năng phân loại và lựa chọn từ những nguồn thông tin khác nhau để phục vụ cho việc giải quyết vấn đề và ra quyết định.
Theo John C. Maxwell (1999), đặc điểm thể hiện người lãnh đạo có khả năng giải quyết vấn đề tốt:
Họ đón trước những trở ngại, thấy được hoàn cảnh, họ chấp nhận sự thật.
Họ xử lý từng việc một.
Họ khơng từ bỏ mục tiêu chính khi chán nản.
Theo John C. Maxwell (1993), để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định, Quản lý cấp trung cần:
- Xác định vấn đề, cái gốc của vấn đề.
- Liệt kê và tổng hợp các nguyên nhân của vấn đề.
- Định nghĩa được vấn đề: Được thể hiện thông qua 4 bước (1). Đưa ra câu hỏi thích hợp; (2). Trao đổi đúng người; (3). Thu thập các dữ kiện; (4). Tham gia vào quá trình;
- Tổng hợp phương pháp giải quyết vấn đề, càng nhiều phương pháp càng tốt và khả năng lựa chọn giải pháp tốt nhất.
- Xý lý theo thứ tự ưu tiên và xử lý từng vấn đề một, không xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc.
- Chọn người giúp giải quyết vấn đề và biết tập hợp quanh mình những người giỏi kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Hịa mình cùng với hoạt động thường nhật của tổ chức để có thể cập nhập được nhiều thông tin phục vụ cho việc ra quyết định.