Giải pháp phát triển các kỹ năng, năng lực lãnh đạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp trung nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần vinaconex 25 (Trang 99 - 105)

Chương 2 Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu

4.4. Giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo đội ngũ Quản lý cấp trung

4.4.3. Giải pháp phát triển các kỹ năng, năng lực lãnh đạo

4.4.3.1. Giải pháp tổng thể.

Mục tiêu của các giải pháp đề ra sẽ làm giảm khoảng cách giữa thực trạng và tiểu chuẩn yêu cầu đối với từng tiêu chí năng lực lãnh đạo. Đối với các tiêu chí cịn yếu thì giải pháp phải có tính tổng thể để đào tạo phát triển đạt hiệu quả. Cịn với các tiêu chí Quản lý cấp trung được đánh giá là khá thì vẫn phải có chương trình đào tạo nâng cao theo u cầu phát triển của Công ty, củng cố lại, rèn luyện thành thạo hơn. Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực lãnh đạo của Quản lý cấp trung cần lưu ý những nội dung sau:

 Do năng lực lãnh đạo phụ thuộc vào cấp dưới nên bản thân Quản lý cấp trung phải rèn luyện bản lĩnh, khắc chế những thái độ tiêu cực với cấp dưới thì mới thuận lợi trong việc phát triển các kỹ năng lãnh đạo của mình.

 Do năng lực lãnh đạo phụ thuộc vào mỗi tình huống nên Quản lý cấp trung cần phải rèn luyện bản lĩnh trong việc ứng xử với các tình huống xảy ra, đặc biệt Quản lý cấp trung là cấp còn thiếu nhiều yếu tố của năng lực lãnh đạo như kiến thức, kinh nghiệm,... để việc vận dụng các kỹ năng lãnh đạo một cách hiệu quả trong mỗi tình huống.

 Ngồi ra, nói đến lãnh đạo là phải nói đến tổ chức, do đó, cần phải có sự thống nhất cách ứng xử giữa các cấp với nhau, giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc, bộ phận với nhau, hạn chế tối đa sự khác biệt lớn giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc, bộ phận.

 Rèn luyện kỹ năng thì phải có tính thường xun, liên tục.

Do đó, các giải pháp tổng thể như sau:

(1). Rà soát đánh giá lại năng lực lãnh đạo của Quản lý cấp trung: Đánh giá, rà soát lại năng lực lãnh đạo theo từng tiêu chí đối với từng cán bộ để phân loại đào tạo để xác định lại cơng tác đào tạo, bố trí sắp xếp hợp lý.

(2). Điều chỉnh một số chính sách và thực hiện một số chương trình có liên quan đến nhân sự cấp trung:

 Điều chỉnh và hồn thiện cơng tác đánh giá cán bộ, trong đó lưu ý phải đánh giá định kỳ mức độ rút ngắn khoảng cách chênh lêch giữa năng lực thực tế và bảng tiêu chuẩn yêu cầu đối với năng lực lãnh đạo của đội ngũ Quản lý cấp trung. Theo đó, nếu có tiến bộ trong việc rèn luyện phát triển năng lực lãnh đạo thì tiếp tục đào tạo phát triển, cịn nếu khơng phát triển được thì có thể đào tạo lại hoặc bố trí vào các vị trí phù hợp, hạn chế đưa vào diện quy hoạch. Công tác đánh giá - đào tạo phát triển phải thường xun và có tính hệ thống.

 Có chính sách khen thưởng cho cán bộ Quản lý cấp trung có cải tiến trong cơng tác lãnh đạo phịng ban, đơn vị, bộ phận.

 Hồn thiện văn hóa doanh nghiệp, trong đó, cốt lõi là vai trị đầu tàu gương mẫu của lãnh đạo cấp cao và Quản lý cấp trung. Bên cạnh đó, cần quy định thái độ ứng xử giữa các phòng ban đơn vị, giữa cấp trên và cấp dưới.

 Đào tạo và phát triển năng lực lãnh đạo cho các bộ quy hoạch trước khi bổ nhiệm vào vị trí Quản lý cấp trung: Các cán bộ được quy hoạch vào các vị trí Quản lý cấp trung cần phải kiểm tra, rà soát và đào tạo năng lực lãnh đạo, so sánh đạt so với tiêu chuẩn yêu cầu về năng lực lãnh đạo đối với đội ngũ Quản lý cấp trung trước khi bổ nhiệm.

(3). Bồi dưỡng và tự rèn luyện những phẩm chất giúp phát triển kỹ năng lãnh đạo, trong đó quan trọng là nâng cao bản lĩnh, giữ thái độ bình tĩnh trong vận dụng kỹ năng lãnh đạo trong mỗi tình huống để hiệu quả lãnh đạo cao hơn. Lấy việc tạo niềm tin cho bản thân và cho cấp dưới là việc quan trọng và có tính quyết định trong lãnh đạo cũng như rèn luyện phát triển kỹ năng lãnh đạo.

(4). Nâng cao nhận thức của Quản lý cấp trung về vai trị từng tiêu chí năng lực lãnh đạo đối với vị trí chức danh và cơng việc hiện tại cũng như đối với các vị trí lãnh đạo cao hơn.

(5). Tổ chức các chương trình tọa đàm và đào tạo nội bộ để nâng cao kiến thức có liên quan, giúp phát triển các kỹ năng lãnh đạo.

(6). Rèn luyện, nâng cao mức độ thành thục các kỹ năng lãnh đạo theo các giải pháp chi tiết.

4.4.3.2. Giải pháp chi tiết

a. Các giải pháp phát triển Tầm nhìn:

Như ở chương 1 đã nêu, người lãnh đạo có tầm nhìn thì họ sẽ có khả năng hoạch định cơng việc lâu dài; khả năng tổng quát được công việc; khả năng lường trước khó khăn cho cơng việc; khả năng tạo được những lợi thế cho công việc trong tương lai. Trong giải pháp cải thiện tầm nhìn, trước cải thiện nhận thức của Quản lý cấp trung về tầm nhìn, phải để cho Quản lý cấp trung hiểu rằng, tầm nhìn là u cầu có ở mọi cấp chứ khơng phải là chỉ cần ở lãnh đạo cấp cao, do đó, bản thân Quản lý cấp trung phải có sự quan tâm đến phát triển, cải thiện tầm nhìn.

Giải pháp nâng cao lý thuyết cơ bản về tầm nhìn cho đội ngũ Quản lý cấp trung: bao gồm khái niệm, bản chất, các yếu tố ảnh hưởng đến tầm nhìn, các dữ liệu phục vụ cho việc xác định tầm nhìn, các phương pháp xác định tầm nhìn,...

Giải pháp nâng cao kiến thức có liên quan: Bồi dưỡng và cập nhập thường xun cho Quản lý cấp trung thơng tin về tình hình kinh tế xã hội của thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến ngành nghề, những khó khăn, thách thức từng giai đoạn phát triển.

Giải pháp tự rèn luyện bản thân: Quản lý cấp trung cần quan tâm đến sự thay đổi môi trường kinh doanh, nắm rõ mơi trường cạnh tranh bên ngồi, sự thay đổi mơi trường kinh doanh hoặc các chính sách có liên quan đến ngành và đối thủ cạnh tranh.

Giải pháp liên quan đến các chính sách của tổ chức: Đưa vào chương trình đánh giá khả năng hiểu, chia sẽ và mức độ cùng tham gia vào việc lập chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của tổ chức,... truyền tải cho cấp dưới.

b. Các giải pháp phát triển năng lực Hiểu mình - hiểu người:

Năng lực hiểu mình - hiểu người tùy thuộc rất lớn vào khả năng tự rèn luyện của mỗi người cũng như tố chất cần thiết. Do đó, giải pháp đề ra như sau:

- Giải pháp nâng cao lý thuyết về năng lực hiểu mình - hiểu người: Cần trang bị cho đội ngũ Quản lý cấp trung kiến thức về khoa học tâm lý để nâng cao khả năng phán đoán, nhận định về cấp dưới.

- Giải pháp tự rèn luyện bản thân: Bản thân người Quản lý cấp trung cần phải tự rèn luyện bản thân, tích cực trong thái độ, tránh những suy nghĩ tiêu cực về cấp dưới, cố gắng gần gũi với cấp dưới hơn.

- Giải pháp nâng cao các kỹ năng có liên quan: Cần nâng cao các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe.

- Giải pháp về các chính sách và chương trình của tổ chức: Cơng ty cần xây dựng và tổ chức các chương trình giúp cho mỗi Quản lý cấp trung nâng cao khả năng tự hiểu mình hơn bằng cách lấy ý kiến góp ý, đánh giá tồn diện về hành vi thái độ, kỹ năng,... của lãnh đạo cấp cao và các Quản lý cấp trung khác gần gũi gần và có liên quan trong cơng việc. Sau đó, để bản thân Quản lý cấp trung tự so sánh với kết quả tự đánh giá của mình.

c. Các giải pháp phát triển năng lực Giải quyết vấn đề và ra quyết định:

Như ở Chương 1, để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định người Quản lý cấp trung cần phải nâng cao biết cách thức giải quyết vấn đề, cách thức nhìn nhận vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Trong giải pháp cần lưu ý cần đánh giá lại nguyên nhân dẫn đến kỹ năng này chưa được đánh giá cao mặc dù Công ty và bản thân Quản lý cấp trung đã quan tâm đến việc rèn luyện. Do đó, giải pháp đề ra như sau:

- Rà sốt, đánh giá lại các chương trình đào tạo đã thực hiện.

- Giải pháp nâng cao kiến thức về lý thuyết giải quyết vấn đề và ra quyết định.

- Giải pháp tự rèn luyện bản thân: Quản lý cấp trung cần ln có thái độ tích cực với cơng việc, tránh thái độ thành kiến, cần rèn luyện bản lĩnh trước những trở ngại, khó khăn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự tự tin, huy động được nhiều nguồn lực giúp giải quyết vấn đề tốt hơn. Đồng thời, cần phải luôn ý thức sâu sắc, tháo đáo, tường tận, thấu triệt mọi vấn đề liên quan trước khi giải quyết một vấn đề hay ra một quyết định lãnh đạo.

- Giải pháp nâng cao các kỹ năng có liên quan: như kỹ năng nhìn nhận và phân tích, hiểu vấn đề, xác định vấn đề, vận dụng các phương pháp giải quyết vấn đề, các phương pháp tìm kiếm thơng tin phản hồi. Bên cạnh đó, Quản lý cấp trung cũng cần nâng cao các kỹ năng lãnh đạo có liên quan để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định như tầm nhìn, năng lực hiểu mình - hiểu người,...

d. Các giải pháp phát triển năng lực Phân quyền, ủy quyền:

Với đặc tính Cơng ty có tính ủy quyền cao, với cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty, giải pháp để nâng cao năng lực phân quyền ủy quyền của Quản lý cấp trung như sau:

- Giải pháp nâng cao lý thuyết về phân quyền và ủy quyền: Đào tạo và bồi dưỡng các lý thuyết cơ bản về kỹ năng phân quyền, ủy quyền, các nguyên tắc trong ủy quyền để đảm bảo Quản lý cấp trung thực hiện ủy quyền đúng phạm vi và mức độ ủy quyền, phân quyền; đúng cách thức và thời hạn ủy quyền, phân quyền; đảm bảo hiệu quả ủy quyền, phân quyền.

- Giải pháp tự rèn luyện bản thân: Quản lý cấp trung phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phân quyền ủy quyền. QTCT phải có niềm tin với cấp dưới, phải hiểu sâu sắc năng lực cấp dưới, tơn trọng cấp dưới và phải có thái đội tích cực với cấp dưới khi phân quyền, ủy quyền.

- Giải pháp nâng cao các kỹ năng liên quan: Cần nâng cao các kỹ năng lãnh đạo có liên quan để phát triển năng lực phân quyền, ủy quyền như kỹ năng hiểu mình - hiểu người để am hiểu năng lực cấp dưới, kỹ năng giao tiếp lãnh đạo.

e. Các giải pháp phát triển năng lực tạo động lực:

Từ những lý thuyết về năng lực tạo động lực, động viên khuyến khích ở chương 1, từ thực trạng về năng lực của đội ngũ Quản lý cấp trung ở Chương 3, từ đặc tính doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp ở Cơng ty, các giải pháp nâng cao năng lực tạo động lực, động viên khuyến khích như sau:

- Giải pháp nâng cao kiến thức về lý thuyết tạo động lực: Như kiến thức về tạo động lực, động viên khuyến khích, các phương pháp và học thuyết tạo động lực như

học thuyết nhu cầu theo học thuyết tháp nhu cầu của Maslow; các học thuyết về sự nhận thức như thuyết công bằng, thuyết kỳ vọng, thuyết thiết lập mục tiêu.

- Giải pháp nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết tạo động lực: Để vận dụng tốt các học thuyết tạo động lực, Quản lý cấp trung phải cùng với lãnh đạo cấp cao chia sẽ tầm nhìn của tổ chức cho cấp dưới, cùng với cấp dưới thiết lập mục tiêu cho phòng ban, đơn vị trực thuộc, bộ phận của mình và thường xuyên tổ chức xây dựng các chương trình thiết lập mục tiêu phấn đấu của cá nhân. Ln có ý thức cơng bằng trong khen thưởng kỹ luật, khen thưởng kịp thời, phát hiện và tuyên dương những cấp dưới có những tiến bộ vượt bậc trong công việc.

- Giải pháp tự rèn luyện bản thân: Quản lý cấp trung cần phải thay đổi bản thân, phải tự lãnh đạo bảo thân, tạo động lực cho bản thân. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải có sự tơn trọng cấp dưới, tạo dựng niềm tin cho cấp dưới.

- Giải pháp chính sách của tổ chức: Các chương trình đánh giá cán bộ và thi đua khen thưởng cần phải rõ ràng. Bên cạnh đó, Cơng ty cần phải hồn thiện văn hóa doanh nghiệp, đưa tinh thần doanh nghiệp vào mọi hoạt động của tổ chức và các phòng ban, đơn vị trực thuộc, bộ phận.

- Giải pháp nâng cao các kỹ năng liên quan: Cần nâng cao các kỹ năng tác nghiệp như kỹ năng phê bình, khen thưởng, đánh giá, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình trước đám đơng. Bên cạnh đó, cần nâng cao các kỹ năng lãnh đạo khác giúp phát triển kỹ năng tạo động lực như cải thiện tầm nhìn; kỹ năng lắng nghe và truyền đạt thơng tin; kỹ năng hiểu mình - hiểu người; kỹ năng phân quyền và quyền.

f. Các giải pháp phát triển năng lực giao tiếp lãnh đạo:

Nâng cao khả năng giao tiếp, ngoài tố chất của người lãnh đạo, một số các giải pháp sau cũng có thể giúp phát triển năng lực giao tiếp lãnh đạo:

- Giải pháp nâng cao lý thuyết về năng lực giao tiếp lãnh đạo.

- Giải pháp tự rèn luyện bản thân: Quản lý cấp trung cần phải tự nâng cao kiến thức, giữ thái độ tích cực trong giao tiếp. Tạo mơi trường làm việc có tính hỗ trợ trong giao tiếp lãnh đạo như lòng tin, sự cởi mở, chia sẽ trách nhiệm.

- Giải pháp nâng cao các kỹ năng có liên quan: Khả năng truyền đạt thơng tin; khả năng trình bày các nội dung của cá nhân một cách tự tin, rõ ràng; kỹ năng lắng nghe, sự tập trung chú ý trong giao tiếp. Bên canh đó, cũng cần nâng cao các kỹ năng lãnh đạo khác như kỹ năng hiểu mình - hiểu người.

- Giải pháp nâng cao mặt bằng nhận thức trong các phòng ban, đơn vị trực thuộc, bộ phận: Để nâng cao hiệu quả giao tiếp, tạo điều kiện phát triển năng lực giao tiếp lãnh đạo thì cần đào tạo một số nguyên tắc cơ bản, nền tảng kiến thức về kỹ năng giao tiếp cho toàn bộ nhân viên cấp dưới.

g. Các giải pháp phát triển năng lực gây ảnh hưởng, tạo dựng hình ảnh:

Để nâng cao năng lực gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, bên cạnh tố chất và phong thái của mỗi người, bản thân Quản lý cấp trung và tổ chức cần có các giải pháp sau:

- Giải pháp bồi dưỡng lý thuyết về năng lực gây ảnh hưởng, tạo dựng hình ảnh, trong đó bao gồm bản chất các quyền lực mà một người lãnh đạo có thể sử dụng để tạo ảnh hưởng đến cấp dưới.

- Giải pháp tự rèn luyện bản thân: Quản lý cấp trung cần phải tự nâng cao kiến thức, có thái độ tích cực, có cái nhìn thiện cảm với cấp dưới, kiên định giữa lời nói và hành động, ln ln giữ tính cơng bằng trong đối xử để có thể tạo dựng được niềm tin cho cấp dưới. Bên cạnh đó, phải có lịng vị tha và chia sẽ đối với cấp dưới. - Giải pháp nâng cao các kỹ năng liên quan: Cần nâng cao các kỹ năng tác nghiệp như kỹ năng dẫn dắt cấp dưới; khả năng thu hút và tập hợp đội ngũ. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao các kỹ năng lãnh đạo có liên quan như cải thiện tầm nhìn, kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp trung nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần vinaconex 25 (Trang 99 - 105)