.Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 102 - 119)

Hoạt động thƣợng mại quốc tế của Việt Nam thể hiện sự tăng trƣởng mạnh mẽ và bền vững qua các năm. Bình quân tăng trƣởng trong giai đoạn 1992 – 2014 đạt mức 20.3%/năm.

Hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam chủ yếu tập trung tại các quốc gia trong khu vực Châu Á, năm 2014 đạt 182.58 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Thị trƣờng dịch vụ logistics Việt Nam còn kém phát triển, chất lƣợng dịch vụ logistics chƣa cao nhƣng mức chi phí logistics lại rất cao. Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP (so với các nƣớc phát triển chỉ từ 9% đến 15%) trong đó chi phí vận tải chiếm 30% đến 40% giá thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các nƣớc phát triển). Mức chi phí cho các hoạt động logistics rất cao này trực tiếp ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh và thị phần logistics của các doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và lƣu thơng hàng hóa và tốc độ tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc.

Theo đánh giá của WB, Việt Nam có chỉ số LPI gia tăng nhẹ từ 2,89 năm 2007 lên 2,96 năm 2010 và đạt mức trung bình vào năm 2012 và có sự thay đổi tích cực năm 2014

Bảng 4.4 Chỉ số LPI của Việt Nam các năm 2007, 2010, 2012 và 2014

Năm Xếp hạng 2007 2010 2012 2014

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report (2007, 2010, 2012, 2014), World Bank. Thang điểm: 1 đến 5

Bằng quan sát trực quan hình dáng đƣờng mạng nhện biểu thị chỉ số LPI quốc gia trong Biểu đồ 3.1, có thể thấy rõ trình độ phát triển logistics của mỗi quốc gia. Nếu đƣờng chỉ số LPI càng rộng cho thấy trình độ phát triển logistics càng cao, hình dạng biểu đồ càng cân đối cho thấy các tiêu chí LPI quốc gia càng đồng đều. Việt Nam có trình độ phát triển logistics cịn khá thấp và cũng dễ dàng nhận thấy

Bảng 4.5 So sánh chỉ số LPI của Việt Nam và Singapore năm 2014 Quốc gia

Việt Nam Singapore

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report, 2014, World Bank. Thang điểm: 1 đến 5

Biểu đồ 4.6 So sánh chỉ số LPI 2014 của Việt Nam và Singapore ( dạng mạng)

Nguồn: lpi.worldbank.org

Các chỉ số bị đánh giá thấp nhất trong hiệu quả logistics của Việt Nam là ở lĩnh vực năng lực, thủ tục hải quan, hạ tầng cơ sở và năng lực nhà cung cấp dịch vụ (dƣới mức trung bình). Đây cũng là những yếu tố quan trọng quyết định năng lực, hiệu quả, chi phí logistics của một quốc gia. Thêm nữa, trong số ba yếu tố trên thì

yếu tố khó có thể cải thiện hoặc cần phải có sự đầu tƣ lớn và thời gian. Đây là bài tốn khó với Việt Nam. Thậm chí, từ năm 2007 cho đến nay những yếu tố này khơng những khơng tăng mà cịn giảm xuống. Trong số các tiêu chí đánh giá LPI chung, tiêu chí đúng hạn giao hàng đƣợc đánh giá cao nhất (3,49 điểm/5 điểm), và tiêu chí này kéo chỉ số LPI của Việt Nam gia tăng đáng kể.

Nguyên nhân của những yếu kém trên

Thứ nhất, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của logistics đối với sự phát

triển doanh nghiệp và sự phát triển chung của nền kinh tế cịn hạn chế. Vì thế, Chính phủ chƣa có tầm nhìn dài hạn và quy hoạch tổng thể để phát triển logistics. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Việt Nam chƣa chú trọng đúng mức đến phát triển hệ thống logistics và ngành logistics ở tầm vĩ mô.

Thứ hai, hạ tầng cơ sở vật chất logistics yếu kém, không đồng bộ, bất hợp lý

làm cho vận tải gặp quá nhiều khó khăn: hao tổn xăng dầu, chậm trễ thời gian, sự cố máy móc hàng hố, tắc nghẽn giao thơng, chi phí nhân cơng cao,…Thêm vào đó, hệ thống kho bãi, cảng nội địa cịn thiếu, bố trí chƣa hợp lý, chi phí cao. Tất cả trở ngại đó tạo nên giá thành vận tải và kho bãi cao, trực tiếp ảnh hƣởng đến chi phí logistics. Đây đƣợc coi là thách thức lớn cho sự phát triển dịch vụ Logistics của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử chƣa phát

triển đồng bộ và chất lƣợng dịch vụ còn yếu kém, chi phí cao, các doanh nghiệp vẫn chƣa áp dụng cơng nghệ thơng tin một cách có hiệu quả trong các hoạt động logistics.

Thứ tư, khung thể chế, các chính sách vừa thừa vừa thiếu, lại chồng chéo chƣa

tạo môi trƣờng thuận lợi cho kinh doanh tự do nói chung và phát triển logistics nói riêng. Chƣa có những chính sách hỗ trợ phát triển logistics và chiến lƣợc phát triển đồng bộ, tồn diện, dài hạn. Chính sách quản lý liên quan đến nghiệp vụ hải quan và thông quan không tạo thuận lợi cho thƣơng mại và logistics. Thiếu một Ủy ban chuyên trách điều hành xây dựng phát triển Logistics với vai trò nhạc trƣởng nhƣ ở Singapore. Những quy định về nhãn mác hàng hóa, kho bãi, thiết bị thơng tin, quy trình, chứng từ, thông quan... của Việt nam chƣa phù hợp với tiêu chuẩn quốc

tế gây nên chậm trễ, phát sinh chi phí cho hoạt động logistics. Q trình cải cách hành chính, chính phủ điện tử và chế độ một cửa của nƣớc ta hiện nay kéo dài, chậm trễ và chƣa nhất quán, các biểu hiện tiêu cực còn xuất hiện khá phổ biến ở các cấp các ngành ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển chung và dịch vụ logistics nói riêng.

Thứ năm, chƣa có đội ngũ nhân lực logistics có trình độ nghiệp vụ cao. Vì

thế chất lƣợng dịch vụ thấp, cung dịch vụ logistics chỉ giới hạn ở những hoạt động giao nhận và vận tải cơ bản do đó khơng khai thác đƣợc thị trƣờng cầu.

Thứ sáu, sự tồn tại hình thái ý thức, tập quán cũ nhƣ các doanh nghiệp sản

xuất thƣờng tự tổ chức riêng cho mình trang thiết bị vận tải, kho bãi, nhân lực khai thác, vận tải bốc xếp,... và chƣa thấy đƣợc lợi ích của việc th ngồi dịch vụ logistics. Thêm vào đó, tập qn “mua CIF, bán FOB” cũng làm hẹp thị trƣờng cầu logistics Việt Nam.

Ngoài ra cịn một số ngun nhân nhƣ: Cơng tác tuyên truyền, giáo dục cộng

đồng về vai trị, tác dụng của Logistics rất ít; cơng tác bồi dƣỡng nghiệp vụ cho doanh nghiệp nhân viên nghiệp vụ ngành Logistics chƣa đƣợc chú trọng đúng mức; chƣa có tổ chức hiệp hội Logistics để xây dựng, phát triển và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp hoạt động logistics và nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng phát triển thấp, tăng trƣởng khơng ổn định, khu vực dịch vụ chƣa phát triển mạnh mẽ.

4.2 Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics tại Singapore

4.2.1 Nhận thức đúng về vai trò của dịch vụ logistics trong phát triển kinh tế

Singapore đã có đƣợc nhận thức đúng về vai trò quan trọng của dịch vụ logistics để định hƣớng phát triển đúng đắn ngay từ những ngày đầu phát triển kinh tế cho thấy một thực tế rõ ràng rằng quốc gia nào nhận thức đúng và quan tâm phát triển logistics càng sớm thì càng gia tăng năng lực cạnh tranh và đạt đƣợc mục tiêu của phát triển logistics bền vững.

Một điểm cần lƣu ý trong bài học về nhận thức đúng vai trò của logistics là sự nhận thức này trƣớc hết phải từ phía chính phủ là ngƣời có khả năng hoạch định chiến lƣợc phát triển, huy động nguồn lực và thực thi kế hoạch phát triển kinh tế

quốc gia nói chung và phát triển dịch vụ logistics quốc gia nói riêng. Nhận thức đúng của Chính phủ kèm theo những hành động hợp lý của Chính phủ sẽ tạo dựng đƣợc nền tảng, môi trƣờng cho logistics phát triển và từ đó sẽ kéo theo sự chuyển biến về nhận thức của các thành phần tham gia trong hệ thống logistics quốc gia mà cụ thể là ngƣời cung cấp và ngƣời sử dụng dịch vụ logistics. Sự nhất quán trong nhận thức về vai trò của logistics nhƣ vậy sẽ tạo nên một hệ thống logistics thực sự hoạt động và hoạt động có hiệu quả.

Đối với Việt Nam, nhận thức của Chính phủ về vai trị của logistics cịn khá mờ nhạt. Cho đến nay, chƣa có một Hội nghị cấp cao nào bàn về Phát triển logistics quốc gia. Chính phủ cũng chƣa có những chính sách cụ thể để thúc đẩy ngành logistics phát triển. Vì vậy, logistics Việt Nam phát triển một cách tự phát ở trình độ thấp dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh chứ không phải phát triển một cách chủ động dƣới sự thúc đẩy của Chính phủ. Có thể thấy yếu tố nhận thức của Chính phủ là yếu tố chủ quan nhƣng lại có tính chất quyết định đến việc phát triển logistics. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn về logistics thì khi đó logistics Việt Nam mới có thể thực sự phát triển. Khả năng áp dụng những bài học kinh nghiệm về nhận thức đối với Việt Nam không hề đơn giản vì nó địi hỏi một sự nhất qn trong nhận thức từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng Bộ, Ngành liên quan.

Khơng chỉ Chính phủ mà nhận thức của các thành phần tham gia trong hệ thống logistics của Việt Nam còn khá mờ nhạt. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics chƣa thực sự coi logistics là một ngành dịch vụ có giá trị phát triển mà hiện tại chỉ tham gia hoạt động logistics theo hƣớng chạy theo đáp ứng nhu cầu, tham gia một cách thụ động vì mục tiêu lợi ích ngắn hạn. Cùng với đó, tỷ lệ ngƣời sử dụng dịch vụ logistics thấp, phần lớn các doanh nghiệp, ngƣời sản xuất chƣa có một cách nhìn đúng đắn về lợi ích có tính cơ bản, hệ thống do logistics đem lại mà chỉ nhìn nhận vai trị của logistics từ những lợi ích riêng rẽ trong từng hoạt động, thậm chí coi logistics nhƣ một nhân tố phụ trợ trong hoạt động kinh doanh hoặc không quan tâm. Một hệ thống logistics có hiệu quả thực sự đối với những đối tƣợng tham gia trong hệ thống tự nó sẽ thay đổi nhận thức của đối tƣợng về vai trò và tầm quan trọng của phát triển logistics.

Do đó, điều kiện để Việt nam có thể phát triển logistics trƣớc tiên là xác định “logistics là lĩnh vực ƣu tiên cần nhanh chóng thúc đẩy”, vì thế, trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có các chính sách quốc gia liên quan nhằm hƣớng tới mục tiêu này.

4.2.2 Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở vật chất

Sự phát triển logistics của các nƣớc Singapore nhờ nhận định và xây dựng kế hoạch phát triển logistics trên cơ sở phát triển hạ tầng, đặc biệt là các hạ tầng cơ sở phục vụ cho logistics gồm Cảng biển, Sân bay, Đƣờng bộ, Đƣờng sắt, Kho bãi, trạm trung chuyển, cảng cạn ICD, Khu tập trung logistics bởi lẽ hầu hết các hoạt động chính của logistics đều liên quan đến các hoạt động vận chuyển hàng hóa, tất yếu phải dựa trên hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng cơ sở giao thơng.

Logistics Singapore khơng thể có đƣợc vị trí số 1 thế giới nếu khơng có hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại và hoạt động bài bản nhƣ hiện nay. Hạ tầng cơ sở mặc dù không phải là yếu tố duy nhất hay quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của logistics nhƣng thực tế và kết quả phát triển logistics của các quốc gia Singapore.

Singpore, trong việc phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế nói

chung và phát triển logistics nói riêng, Singapore đã có những định hƣớng đúng đắn ngay từ thời kỳ đầu phát triển và triển khai nghiêm túc chiến lƣợc phát triển trên cơ sở đầu tƣ tối đa cho hệ thống hạ tầng hiện đại.

Nhƣ vậy, muốn phát triển dịch vụ logistics chắc chắn phải phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở logistics, tuy nhiên, việc định hƣớng phát triển trọng tâm vào nhóm hạ tầng cơ sở nào, mức độ và tỷ lệ đầu tƣ vào hạ tầng cơ sở nói chung và từng hạng mục nói riêng ở mỗi quốc gia có những điểm khác biệt. Thêm vào đó, phát triển hạ tầng cơ sở vật chất phải dựa trên điều kiện địa lý tự nhiên trên cơ sở khai thác thuận lợi và hạn chế khó khăn.

Điều kiện địa lý, tự nhiên của Việt Nam, nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực thì có thể nói là rất thuận lợi cho logistics phát triển. Nằm ở vị trí chiến lƣợc thuộc trung tâm Đơng Nam Á, có đƣờng bờ biển dài với nhiều cảng nƣớc sâu, địa hình trải dọc đều từ Bắc xuống Nam, đƣờng biên giới trên bộ tiếp giáp với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Với một địa hình nhƣ vậy, nếu Việt Nam định hƣớng

phát triển 3 nhóm hạ tầng chính là vận tải đƣờng biển và vận tải đƣờng bộ kết hợp đƣờng sắt là phù hợp nhất. Với địa hình dài hẹp, Việt Nam sẽ thuận lợi khi phát triển một tuyến đƣờng xƣơng sống từ Bắc xuống Nam, từ trục Bắc - Nam này có các đƣờng kết nối sang phía Đơng tới các cảng dọc theo đƣờng bờ biển và các tuyến kết nối sang phía Tây tới hệ thống đƣờng cao tốc xuyên Á. Hệ thống vận tải này bao gồm cả đƣờng bộ và đƣờng sắt chạy song song. Hệ thống cảng biển tập trung phát triển các cảng nƣớc sâu.

Điều kiện Việt Nam cũng có thể cho phép áp dụng những bài học của nƣớc đã nghiên cứu trong việc phát triển các hạ tầng phụ trợ khác nhƣ các điểm tập trung đầu mối, các trung tâm logistics…Những hệ thống phụ trợ này sẽ phát huy hiệu quả rất cao nếu đƣợc lựa chọn triển khai tại các địa điểm phù hợp nhƣ một số cửa khẩu đƣờng bộ trọng yếu hay các giao điểm của các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển. Các khu tập trung logistics (logistics park) là một mơ hình rất phù hợp với một hệ thống sản xuất có tỷ lệ sản xuất hàng gia công cao nhƣ Việt Nam nhƣng cũng chỉ cần tập trung tại một số khu vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt là các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.

4.2.3 Phát triển hạ tầng cơ sở vật chất phải đi đôi với phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Phát triển hạ tầng cơ sởvật chất phải đƣợc hỗ trợ bằng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Thực tế, công nghệ thông tin với mức độ phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên tồn thế giới tự nó đã xuất hiện và tham gia vào hệ thống logistics nhƣ một thành phần hạ tầng khơng thể thiếu, có vai trị quan trọng trong việc phát triển logistics. Trong logistics hiện đại, hạ tầng mềm đang ngày càng thể hiện vai trò quyết định tới năng lực logistics quốc gia và cần đƣợc xem nhƣ một trong nhƣng ƣu tiên hàng đầu khi phát triển dịch vụ logistics.

Bài học có thể thấy rõ nhất từ thành cơng của Singapore, quốc gia có một nền tảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin tồn diện và rộng khắp trong các hoạt động kinh tế, trong đó có dịch vụ logistics. Sức mạnh của cơng nghệ thông tin trong trƣờng hợp của Singapore đƣợc minh chứng bằng các đánh giá rất cao về năng lực thực thi logistics, khả năng truy xuất đơn hàng, sự thuận lợi trong các khâu thủ tục

và tính kết nối với hệ thống logistics tồn cầu. Phát triển và ứng dụng cơng nghệ thông tin là một xu thế phát triển chung và phát triển dịch vụ logistics cũng phải song hành và liên kết cùng với xu thế phát triển tất yếu này.

Việt Nam có điều kiện khá thuận lợi nếu triển khai ứng dụng công nghệ thơng tin vào phát triển logistics do đã có sẵn một hệ thống hạ tầng cơng nghệ thơng tin tƣơng đối tốt, trình độ và tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở mức khá trong khu vực. Nếu Việt Nam có phƣơng án nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh, khắc phục đƣợc những hạn chế hiện tại thì trong thời gian khơng lâu, cơng nghệ thơng tin có thể trở thành một thế mạnh trong logistics của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhƣ các quốc gia khác, phát triển công nghệ thông tin thƣờng đƣợc triển khai đồng bộ và rộng khắp trên toàn bộ lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực khác nhau và hạ tầng phần mềm logistics là một phần trong đó nên việc phát triển, ứng dụng cơng nghệ thông tin phải nằm trong chiến lƣợc phát triển chung của quốc gia, do Chính phủ chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 102 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w