Tình hình phát triển trong ba năm từ 2017 đến 2019 tại Vietcombank ch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm - Khoá luận tốt nghiệp 234 (Trang 36 - 42)

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hoàn Kiếm

2.1.3. Tình hình phát triển trong ba năm từ 2017 đến 2019 tại Vietcombank ch

nhánh Hồn Kiếm

2.1.3.1. Tmh hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh từ 2017 - 2019 a) Tài sản

Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm

vàng bạc, đá quý 32.917 31.265 -1.625 -5,02 25.681 -5.584 -17,86 Cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 0 1.065 1.065 199 -866 -81,31 Cho vay khách hàng 7.703.272 8.415.101 711.829 9,24 80 11.027.6 792.612.5 31,05 Tài sản cố định 1.536 1.814 278 18,1 21.275 19.461 1.072,8 2 Tài sản Có khác 9.383.237 10.947.723 1.564.486 16,67 32 11.416.0 468.309 4,28 Tài sản 17.120.964 19.396.970 2.276.006 13,29 69 22.490.8 993.093.8 15,95 Tiền gửi và vay các TCTD 0.126 0.273 0.147 7 116,6 6.420 3 6.419,7 23.515,48

Tiền gửi của

khách hàng 16.669.300 18.435.986 1.766.686 10,6 18 21.474.4 323.038.4 16,48 Phát hành giấy tờ có giá 40 1300.04 300.001 750.002,50 1 300.04 0 0 Các khoản nợ khác 212.642 5254.97 42.333 19,91 8 290.79 35.823 14.05 Vốn và các quỹ 238.980 4405.98 167.004 69,88 419.18 8 13.204 3.25 Nguồn vốn 17.120.964 19.396.970 2.276.00 6 13,29 69 22.490.8 993.093.8 15,95

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn - Phịng kế tốn Vietcombank Hoàn Kiếm)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tại Chi nhánh, lượng tài sản tập trung chủ yếu từ hoạt động tín dụng cho vay qua các năm 2017 và 2018 tương ứng từ 7.703.272 triệu đồng lên 8.415.101 triệu đồng và đạt 11.027.680 triệu đồng trong năm 2019. Đặc biệt, năm 2019 con số này tăng mạnh 31,05% so với 2018 và gấp hơn 3 lần so với chênh lệch từ 2017 sang 2018 (9.24%). Điều này chứng tỏ rằng tại Chi nhánh có lượng giao dịch cho vay lớn cùng với các khách hàng là doanh nghiệp. Ngồi ra, Vietcombank đã có ba đợt giảm lãi suất cho vay trong năm 2019 thu hút được nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một điểm cần lưu ý để phòng tránh các rủi ro về nợ xấu có thể tăng cao. Ở phương diện khác, lượng tài sản còn tập trung ở khoản mục tài sản Có khác thể hiện qua các khoản phải thu, khoản lãi hay khoản thu được từ lợi thế thương mại. Khoản mục này cũng tăng đều qua các năm, đạt 11.416.032 triệu đồng trong năm 2019, lớn hơn 1,2 lần so với năm 2017, trong đó khoản đến từ lợi thế thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 99% cả 3 năm). Với khoản mục tiền mặt, do Chi nhánh nằm trong tịa nhà văn phịng, khu vực giao dịch khơng thuận lợi cùng sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử nên khoản mục này giảm đáng kể xuống còn 25.681 triệu đồng (năm 2019), giảm 22% so với năm 2017. Ngồi ra, khoản mục TSCĐ có sự thay đổi lớn khi trong 2 năm liên tiếp 2017, 2018 duy trì mức ổn định nhưng đến năm 2019 tăng mạnh lên 21.275 triệu đồng, tăng xấp xỉ 12 lần so với năm 2018. Nguyên nhân sự tăng bất thường này là bởi quyết định số 1643TB - VCB - TCKT của Ngân hàng thương mại về việc điều chuyển tài sản cố định từ chi nhánh Vietcombank Hà Nội sang chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm.

b) Nguồn vốn

Trong năm 2019, theo Chủ tịch HĐQT Vietcombank đã phát biểu tại Hội nghị thường niên, Vietcombank có lãi suất thấp nhất trên thị trường, song điều này không làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng mà vẫn tăng mạnh, đạt chỉ tiêu đề ra. Tại chi nhánh, để hoạt động tín dụng cho vay tăng mạnh như trong báo cáo, đó là bởi hoạt động huy động vốn diễn ra mạnh mẽ. Bất chấp mức lãi suất không hấp dẫn, lượng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng liên tiếp trong ba năm, đạt 21.474.418 triệu đồng năm 2019, tăng 16,48% so với cùng kì năm

2018. Đối với khoản mục tiền gửi và vay các TCTD khác, từ 0.126 triệu đồng trong năm 2017 lên 6.420 triệu đồng năm 2019. Đây là một mức tăng đáng kể, cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh cũng như sự tín nhiệm của các TCTD khác.

Về cơng tác phát hành giấy tờ có giá, năm 2017, tại Chi nhánh chỉ ở mức hơn 40 triệu đồng nhưng sang năm 2017, con số này tăng mạnh lên 300.041 triệu đồng, gấp 7501 lần. Có lẽ, bởi tình hình huy động vốn thơng qua tiền gửi của khách hàng và vay các TCTD khác không tăng mạnh giữa hai năm 2017 và 2018, nên Chi nhánh đã chuyển hướng phát hành chứng từ có giá với số lượng lớn để đạt mục tiêu được đề ra. Tuy nhiên, đến năm 2019, hoạt động này được dừng lại ở mức 300.041 triệu đồng như năm 2018. Đây có thể là do tình hình huy động vốn trong năm 2019 tăng mạnh ở cả tiền gửi khách hàng và vay các TCTD nên Chi nhánh thực hiện chính sách ngừng phát hành chứng từ có giá.

Với tình hình nguồn vốn tăng mạnh mẽ như vậy, Chi nhánh đã đạt mục tiêu Trung ương đưa ra, góp phần vào sự tăng trưởng của tồn hệ thống ngân hàng. Như thành tích khen thưởng về Phát triển khách hàng bán buôn mới năm 2019 là một minh chứng cho điều này. Lý do do việc phát triển như vậy của Chi nhánh là bởi trên thị trường Vietcombank vẫn là một ngân hàng chuyên về hoạt động thương mại quốc tế, gần như khơng có nhiều sự cạnh tranh trong các hoạt động ngoại thương. Với lượng lớn khách hàng doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, việc giao dịch quốc tế ngày một quan trọng, đáp ứng xu thế thị trường hiện nay, Vietcombank luôn là lựa chọn hàng đầu. Hơn nữa, với lịch sử phát triển lâu đời, tăng trưởng mạnh qua nhiều năm, đạt sự tín nhiệm cao nên khách hàng ln an tâm trong lựa chọn ngân hàng giao dịch. Đó là những nguyên nhân giúp BCTC của Chính nhánh Vietcombank Hồn Kiếm thu được những kết quả tốt như vậy.

2.1.3.2. Ket quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2017 - 2019

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VCB Hồn Kiếm

Nhìn chung, với hiệu quả trong q trình hoạt động tại Chi nhánh đã dẫn đến nguồn doanh thu và lợi nhuận to lớn. Tổng thu nhập qua các năm tăng mạnh, từ con số 1.231.970 triệu đồng năm 2017, đến năm 2019 đạt 1.839.259 triệu đồng (gấp hơn 3,5 lần). Với hoạt động tín dụng đạt kết quả cao trong cơng tác cho vay hay các lợi thế thương mại đã tác động lớn đến tổng thu nhập. Trong đó, phần lớn thu nhập đến từ thu lãi và các hoạt động dịch vụ tương ứng với hơn 90% tổng thu nhập. Công tác cho vay chiếm phần lớn tài sản nên điều này cũng là đương nhiên. Bên cạnh đó, là một ngân hàng ngoại thương, việc thu lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng góp phần làm tăng tổng thu nhập bằng những thế mạnh của bản thân Chi nhánh.

Tuy có mức tăng thu nhập đáng kể, nhưng tình hình lợi nhuận khơng thực sự thuận theo thu nhập. Năm 2018, lợi nhuận đạt được là 405.987 triệu đồng tương đương 69,88% so với năm 2017. Đến năm 2019, tỷ lệ chênh lệch này giảm mạnh ở mức 3,25% do lợi nhuận chỉ đạt 419.188 triệu đồng, tăng 13.201 triệu đồng so với năm 2018 (thấp hơn 12 lần so với mức tăng từ 2017 sang 2018). Dù vậy, điều này vẫn tạm chấp nhận được khi lợi nhuận vẫn tăng, mọi chỉ tiêu đặt ra từ Trung ương và Ban Giám đốc đều hồn thành.

Về phía chi phí, bắt đầu ở mức 992.990 triệu đồng năm 2017, tăng lên 1.077.398 triệu đồng năm 2018 và tăng mạnh trong năm 2019 với con số 1.417.071 triệu đồng. Điều này cũng có thể lý giải cho nguyên nhân lợi nhuận trong năm 2019 bị chững lại, tăng một mức khiêm tốn. Trong đó, chi phí lãi phát sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất của tổng chi phí, ln chiếm trên 70% tổng các chi phí tại Chi nhánh. Qua

đó, cũng thấy được sự ổn định về hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Tiếp theo sau là chi phí hoạt động, chiếm phần trăm thứ hai trong tổng chi phí. Cũng là điều dễ hiểu, khi một ngân hàng top đầu trong cả nước phải bỏ ra một lượng chi phí lớn để hoạt động đạt hiệu quả như nào. Nhưng dù vậy, Chi nhánh vẫn cần kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa cơng tác quản lý chi phí, để đạt những mục tiêu cao hơn cho sự phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm - Khoá luận tốt nghiệp 234 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w