CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS
1.7. Kết cấu nội dung luận án
Ngoài các Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu phát triển logistics;
Chương 2: Lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics của nền kinh tế;
Chương 3: Phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt Nam (1986 – 2011);
Chương 4: Giải pháp định hướng phát triển logistics của Việt Nam (2013 – 2020).
Kết luận chương: Logistics một phần của toàn bộ chuỗi cung ứng liên quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt một cách có hiệu quả dịng chu chuyển và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong kinh tế và kinh doanh, logistics có thể được nghiên cứu và ứng dụng dưới nhiều giác độ khác nhau, từ vĩ mô, trung mô đến vi mô; mỗi giác độ hàm chứa các nội dung tương ứng khác nhau. Chương 1 của luận án, trên cơ sở tổng quan nghiên cứu phát triển logistcis, đã lựa chọn nghiên cứu phát triển logistics ở Việt Nam ở giác độ vĩ mô (hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân – hệ thống logistics quốc gia) với các nội dung: phát triển cơ sở lý luận về nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh; phát triển nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của nền kinh tế; phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ logistics; phát triển kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế; tạo dựng và hồn thiện mơi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển logistics của nền kinh tế; hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phát triển logistics của nền kinh tế. Luận án cũng lựa chọn quan điểm tiếp cận tồn diện, mang tính hệ thống để giải quyết các nội dung của luận án.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA NỀN KINH TẾ
Giới thiệu chương: Chương 2 đề cập đến những lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics của nền kinh tế với các nội dung cơ bản: khái niệm, đặc điểm, phân loại logistics; khái niệm và các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia; khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế; các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics của nền kinh tế. Chương 2 cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics của 3 quốc gia CHLB Đức, Nhật Bản và Singapore, từ đó đưa ra những chỉ dẫn hữu ích để phát triển logistics ở Việt Nam.