CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS
2.1. Logistics và phát triển logistics của nền kinh tế
2.1.1. Bản chất của logistics
2.1.1.1. Lịch sử phát triển của logistics và các khái niệm tương ứng
Từ logistics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, logistikos, nghĩa là giỏi tính tốn. Từ này bắt nguồn từ nhu cầu của các đội quân cần được cung ứng vũ khí, lương thực, phương tiện vận chuyển… trong chiến đấu [38], [48]. Trong lịch sử quân sự thế giới, Alexander Đại đế là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất. Lên ngôi vua trị vì Macedonia, chỉ trong vịng 13 năm, ơng đã mở rộng bờ cõi ra cả Hy Lạp, Ba Tư, và Ấn Độ. Theo các nhà lịch sử quân sự, “bí quyết thành cơng” của ơng bao gồm những điểm chính yếu sau: (i) Lên kế hoạch cung ứng/hậu cần khi hoạch định chiến lược, (ii) Hiểu biết tường tận lực lượng quân sự, địa thế xung quanh, và mùa vụ gặt hái trong năm, (iii) Phát triển vũ khí mới và (iv) Kiên định với chiến lược quân sự đã thiết lập. Như vậy, các nội dung liên quan đến cung ứng được đặt lên hàng đầu trong số những yếu tố được coi là nguyên nhân dẫn đến thành công trong công cuộc chinh phạt của danh tướng này. Trong quân đội của Alexander Đại đế và các
đế chế Hy lạp, La Mã cổ xưa, các tướng lĩnh với chức danh Logistikas là những người chịu trách nhiệm các vấn đề về cung ứng cho quân đội [3].
Từ logistics xuất hiện như một thuật ngữ đầu tiên trong lĩnh vực quân sự bởi một tác gia chuyên viết về lịch sử quân sự người Pháp, Baron Henri Jomini vào khoảng năm 1838 [53]. Theo đó, logistics được coi là một phần của khoa học quân sự, cùng với chiến lược và chiến thuật. Trong đó, các tướng lĩnh quân đội thường coi chiến lược là việc thiết lập và điều khiển các chiến dịch nhằm đạt được mục tiêu của cả cuộc chiến; chiến thuật là các biện pháp, cách thức được tiến hành trong các trận đánh nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược; còn logistics là việc tạo lập, quản lý và điều khiển các nguồn lực nhằm hỗ trợ cho chiến lược và chiến thuật.
Napoleon, danh tướng nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới đã từng nói: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”, và “Người không chuyên bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics”. Một vị tướng quân sự khác là Chauncey B. Baker cũng đã viết rằng: “Một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu có liên quan tới việc di chuyển và cung cấp lương thực và trang thiết bị cho quân đội được gọi là logistics”. Từ điển Oxford cũng định nghĩa: “Logistics là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến
thu gom, duy trì và vận chuyển cơ sở vật chất, nhận sự và trang thiết bị cho các chiến trường” [53].
Trong hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt nổ ra đầu thế kỷ 20, các quốc gia tham chiến đã ứng dụng rộng rãi logistics để di chuyển lực lượng qn đội cùng vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho các lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động logistics được đánh giá là yếu tố có tác động rất lớn đến sự thành bại trên chiến trường.
Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc (1945) cũng đánh dấu sự chuyển đổi trong phạm vi ứng dụng của thuật ngữ logistics từ lĩnh vực quân sự sang lĩnh vực kinh tế và kinh doanh.
Cùng với thời gian, thuật ngữ logistics không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự mà còn được sử dụng sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có kinh tế và kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, logistics cũng trải qua một quá trình phát triển gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có sự tiến triển, thay đổi, bổ sung cả về nội hàm và ngoại diên của khái niệm này.
Quá trình phát triển của logistics trong kinh tế, kinh doanh được chia thành các giai đoạn khác nhau:
Trước những năm 1970, logistics, hay nói đúng hơn là các hoạt động logistics, là các hoạt động chức năng đơn lẻ (vận tải, kho bãi…) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một kênh mà qua đó các ngun vật liệu thơ được chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các hoạt động này bao gồm cả hai khía cạnh: (i) đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh – với tên gọi là Mua hàng (Purchasing) hay Quản trị vật tư (Materials Management) và (ii) tiêu thụ/bán các sản phẩm đầu ra – với tên gọi Phân phối hiện vật (Physical Distribution).Cụ thể, những năm 1950, logistics liên quan đến dòng vận động của các yếu tố tại một vị trí làm việc (workplace logistics hay logistics tại
chỗ), nhằm hợp lý hóa các hoạt động độc lập của một công nhân hay của một
dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Những năm 1960, các hoạt động logistics liên quan đến dòng vận động của các yếu tố giữa các phân xưởng/các bộ phận trong nội bộ một cơ sở, có thể là một nhà máy, một trạm trung chuyển hay một trung tâm phân phối(được gọi tên là facility logistics hay logistics cơ sở
sản xuất). Logistics được coi là một khâu trong toàn bộ quá trình sản xuất
kinh doanh để đảm bảo đúng, đủ nguyên vật liệu/hàng hóa cho sản xuất/kinh doanh [47], [48].
Từ những năm 1970, logistics công ty (corporate logistics) được ứng dụng. Logistics cơng ty liên quan đến dịng vận động của nguyên vật liệu/hàng
hóa và thơng tin trong tồn bộ quá trình sản xuất và giữa các bộ phận trong một công ty. Trong giai đoạn này, các cơng ty thường coi logistics là một q trình gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [48].
Vào những năm 1990, logistics công ty được phát triển lên một mức độ cao hơn – logistics chuỗi cung ứng (supply chain logistics). Chuỗi cung ứng (supply chain) bao gồm tất cả các phần tử và các hoạt động liên quan đến dịng và q trình dịch chuyển của hàng hóa từ giai đoạn là nguyên liệu thô (giai đoạn khai thác) đến người sử dụng cuối cùng và các dịng thơng tin liên quan đến nó [38]. Hay: Một chuỗi cung ứng là một nhóm gồm các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dịng chảy xi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thơng tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng (Hình 2.1.). Trong một chuỗi cung ứng có sự tương tác và kết nối giữa các chủ thể thơng qua các dịng cơ bản [3], [38]:
(i) Dịng sản phẩm/hàng hóa: liên quan đến sự dịch chuyển hiện vật của hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc tổ chức đầu nguồn đến khách hàng, đảm bảo đủ về số lượng và đúng về chất lượng;
(ii) Dịng thơng tin: liên quan đến dòng giao và nhận các đơn đặt hàng, các chứng từ… giữa người gửi và người nhận; cũng như các thông tin được gửi, nhận và phản hồi giữa các chủ thể trong chuỗi; và
(iii) Dòng tài nguyên (cả hữu hình và vơ hình), bao gồm các nguồn tài chính, phương tiện, thiết bị, con người… giúp cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả.
Theo đó, logistics được coi là dịng vận động của ngun vật liệu/hàng hóa, thơng tin và tài nguyên giữa các phần tử trong cùng một chuỗi cung ứng thống nhất: Logistics là một bộ phận của dây chuyền/chuỗi cung ứng, thực hiện việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt dịng chu chuyển và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [38].
Hình 2.1. Mơ hình chuỗi cung ứng
Bên cạnh khái niệm trên, cịn có một số khái niệm khác cũng được sử dụng phổ biến về logistics:
- Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và dịng thơng tin tương ứng trong một công ty và qua các kênh phân phối của cơng ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thơng qua việc hồn tất các đơn đặt hàng với chi phí thấp nhất [48].
- Logistics là quá trình đáp ứng trước nhu cầu của khách hàng, yêu cầu về vốn, nguyên nhiên vật liệu, nhân lực, kỹ thuật và thông tin cần thiết để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn này; tối ưu hóa mạng lưới cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng [12].
- Logistics là q trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng quá các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế [33], [34].
- Logistics là quá trình phân phối và lưu thơng hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm sốt q trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng [12].
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và xu thế tồn cầu hóa, người ta cịn nhắc đến các xu thế sau trong sự phát triển của logistics:
Logistics tồn cầu liên quan đến dịng vận động của hàng hóa, thơng tin
và tiền tệ giữa các quốc gia [33]. Logistics toàn cầu liên kết các nhà cung ứng và các khách hàng trên toàn thế giới. Các dịng vận động của logistics tồn cầu tăng lên một cách nhanh chóng trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế tri thức, q trình tồn cầu hóa, sự mở rộng các liên kết thương mại song phương và đa phương cũng như sự phát triển của buôn bán qua mạng. Về phạm vi, logistics toàn cầu phức tạp hơn rất nhiều so với logistics trong nội bộ quốc gia do sự phức tạp và khác biệt trong hệ thống luật pháp, sự cạnh tranh, tiền tệ, múi giờ, văn hóa và những yếu tố khác trong thương mại quốc tế.
Logistics thế hệ sau đề cập đến giai đoạn tiếp theo của logistics trong thế kỷ 21. Nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến giai đoạn gọi là logistics thương
mại điện tử (e – logistics) sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai do sự phát triển
của kỷ nguyên số nói chung và thương mại điện tử nói riêng đã phá vỡ các giới hạn về không gian và thời gian trước đây trong kinh doanh, thay thế nhiều kênh phân phối truyền thống bằng các kênh phân phối mới với các yêu cầu cao về thời gian, chi phí, địa điểm,… [33], [34].
2.1.1.2. Đặc trưng của logistics
Logistics có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Logistics là một không phải là một hoạt động hơn lẻ mà là một quá trình bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết và có tác động qua lại với nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống thông qua các giai đoạn: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, kiểm soát, điều chỉnh…[11] Logistics xun suốt tồn bộ q trình hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp, một khu vực, một ngành, một quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, Logistics khơng chỉ liên quan đến các dịng vận động của các
yếu tố vật chất (nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào, sản phẩm đầu ra…) mà còn liên quan đến các yếu tố và nguồn lực khác của quá trình kinh tế/kinh doanh như nhân lực, dịch vụ, thông tin, công nghệ…
Thứ ba, Mục tiêu của logistics là cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí hợp lý cho khách hàng. Nói cách khác, logistics là q trình mang tính hệ thống và mục tiêu của q trình này là tối ưu hóa luồng vận động của vật chất và thông tin để hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận [4]. Đánh giá kết quả/hiệu quả của quá trình logistics phải đánh giá trên quan điểm hệ thống.
Thứ tư, Logistics là hệ thống luân chuyển các yếu tố vật chất và thông tin
từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc. Cấu trúc của hệ thống logistics bao gồm các điểm và các tuyến [20]. Các cấu trúc điểm là các điểm cố định về không gian, nơi các yếu tố vật chất như nguyên liệu hay hàng hóa khơng lưu chuyển; thông thường là nơi chế biến/xử lý các yếu tố đầu vào, lưu kho nguyên vật liệu, lưu kho bán thành phẩm hay thành phẩm cuối trước khi đến với khách hàng. Các cấu trúc tuyến bao gồm các mạng lưới giao thông vận tải và kết nối các cấu trúc điểm trong toàn bộ hệ thống logistics.
2.1.1.3. Phân loại logistics
Logistics trong kinh tế và kinh doanh có thể được phân loại theo các tiêu thức sau:
a. Theo giác độ tiếp cận, logistics có thể được chia thành [15]:
- Logistics vĩ mô (macro logistics): là một hệ thống đảm bảo cho dòng chu chuyển hàng hố và thơng tin từ các nhà sản xuất, các nhà thương mại đến người tiêu dùng được tiến hành một cách có hiệu quả, đảm bảo cân đối cung - cầu của nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu của xã hội.
- Logistics trung mô (meso logistics): thể hiện sự hợp tác và liên kết với nhau giữa các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực vận tải và logistics như các nhà cung cấp dịch vụ logistics và các cơ quan hoạch định chính sách trong phạm vi một vùng địa lý nhất định.
- Logistics vi mơ (micro logistics): là q trình đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả thông qua hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và đảm bảo hàng hoá/dịch vụ cho tiêu thụ của doanh nghiệp.
b. Theo chủ thể tiến hành hoạt động logistics [33], [34]:
- Logistics bên thứ nhất (First Party Logistics – 1PL) là hoạt động logistics do ngưởi chủ sở hữu sản phẩm/hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng yêu cầu của bản thân doanh nghiệp.
- Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics – 2PL) là hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics (không phải chủ hàng) tiến hành, nhưng chỉ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của chủ hàng.
- Logistics bên thứ ba (Third Party Logistics – 3PL) là hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics tổ chức thực hiện, đã tích hợp các dịch vụ trong tồn bộ chuỗi và tiến hành quản lý các dịch vụ này cho từng bộ phận chức năng trong toàn bộ chuỗi.
- Logistics bên thứ tư (Fourth Party Logistics – 4PL) là các hoạt động logistics do nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện, các hoạt động này không chỉ tích hợp nhiều dịch vụ đơn lẻ mà cịn được gắn với các dịch vụ của những nhà cung cấp khác. Nhà cung cấp dịch vụ logistics cung cấp các giải pháp chuỗi logistics.
- Logistics bên thứ năm (Fifth Party Logistics – 5PL) là các hoạt động logistics gắn với sự phát triển của thương mại điện tử, trong đó nhà cung cấp dịch vụ logistics ứng dụng công nghệ thông tin để không chỉ cung cấp các dịch vụ truyền thống mà còn phục vụ cho thị trường logistics trực tuyến thông qua internet và các công cụ số khác.
c. Theo tính chất hoạt động, logistics có thể được chia thành 3 nhóm hoạt động cơ bản [38]:
- Hoạt động mua (Procurement) là các hoạt động liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm từ các nhà cung cấp bên ngoài.
- Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) bao gồm các hoạt động liên quan đến quản trị dòng dự trữ một cách có hiệu quả giữa các giai đoạn của quá trình sản xuất.
- Hoạt động phân phối ra thị trường (Market distribution) liên quan đến các hoạt động dịch vụ khách hàng.
d. Theo hướng vận động của dòng vật chất [38]:
- Logistics đầu vào (Inbound logistics) bao gồm các hoạt động liên quan đến việc hỗ trợ dịng ngun vật liệu/hàng hóa đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho tới các tổ chức.
- Logistics đầu ra (Outbound logistics) bao gồm các hoạt động liên quan đến việc hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra tới khách hàng tại các tổ chức.
- Logistics ngược (Reverse logistics) bao gồm các dịng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển của bao bì ngược chiều trong chuỗi logistics.
2.1.2. Hệ thống logistics của nền kinh tế (Hệ thống logistics quốc gia)
Như đã đề cập, logistics trong kinh tế và kinh doanh có thể được hiểu, tiếp cận và ứng dụng ở nhiều giác độ khác nhau, đó là: (i) giác độ vi mô (mirco