CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS
3.2. Phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế
3.2.2. Thực trạng nhu cầu tiêu dùng/sử dụng dịch vụ logistics
Khảo sát tại thị trường Việt Nam của Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Công ty SCM năm 2008 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có xu hướng th ngồi các dịch vụ logistics. Trong số các cơng ty gửi phản hồi, có đến 92% cơng ty có cho biết có th ngồi dịch vụ logistics. Các công ty này tiết lộ rằng việc th ngồi dịch vụ này giúp giảm bình qn 13% chi phí logistics [6]. Trong khảo sát của tác giả luận án, có 66% số doanh nghiệp được khảo sát có th ngồi dịch vụ logistics, trong đó có 30% hồn tồn thuê ngoài (Xem Phụ lục 1B).
Khảo sát của SCM cho thấy nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ thuê ngoài khá tập trung vào các các hoạt động có vai trị quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như vận tải, giao nhận, kho bãi và khai quan, được thuê ngoài nhiều nhất là vận tải nội địa (100%), dịch vụ giao nhận (77%), kho bãi (73%), khai quan (68%) và vận tải quốc tế (59%) (Hình 3.1.). Các dịch vụ logistics phức tạp hơn như quản lý đơn hàng, gom hàng, dịch vụ thanh toán và quản lý cước vận tải… không được các doanh nghiệp lựa chọn để thuê ngoài. Đây là các dịch vụ phức tạp, thông tin nhạy cảm nên các khách hàng không muốn chia sẻ với bên ngồi [6]. Thêm vào đó, năng lực cung cấp dịch vụ của nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ này. Chỉ có những nhà cung cấp dịch vụ 3PL mới có đủ năng lực chuyên môn và hệ thống thông tin hiện đại để có thể tiếp nhận các dịch vụ này.
Hình 3.1. Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics của các DN Việt Nam
Nguồn: Khảo sát của SCM Việt Nam, 2008.
Khảo sát của SCM cho thấy khách hàng của ngành cung ứng dịch vụ này đến từ tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế như: ngành hàng tiêu dùng đóng gói (chiếm 40%), ngành thủy sản (23%), ngành công nghiệp ô tô (14%), ngành phân phối/bán lẻ (9%), ngành điện tử gia dụng (9%) và ngành chế biến gỗ (5%) (xem Hình 3.2.)
Hình 3.2. Khách hàng sử dụng DV logistics phân theo ngành nghề KD
Trong số các doanh nghiệp thuê dịch vụ logistics, 68% doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần chiếm 23%, trong khi đó chỉ có 9% khách hàng là doanh nghiệp nhà nước. Các khách hàng đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và khá hài lòng với dịch vụ mà các doanh nghiệp này mang lại. Kết quả khảo sát cho thấy mức chi phí logistics của các khách hàng này giảm bình qn 13%, tổng tài sản cố định giảm bình quân 11% và vịng quay đơn hàng giảm bình qn 6 ngày.
Kết quả khảo sát của tác giả luận án cũng cho thấy điểm tương đồng khá lớn với kết quả của Công ty SCM đã đề cập ở trên. Trong số phiếu điều tra thu về thuộc đối tượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, nhu cầu thuê ngoài các dịch vụ logistics là vận tải (75,6%), giao nhận, xếp dỡ (69,7%), kho bãi (48,5%) và hải quan (21,2%) (Xem Phụ lục 1B). Tuy nhiên, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics đều không đánh giá cao chất lượng cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Việt Nam (bảng 3.3.). Điều khách hàng khơng hài lịng nhiều nhất là giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của các dịch vụ cung ứng và khả năng hỗ trợ khách hàng.
Bảng 3.3. Đánh giá về tình hình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Khơng tốt Trung bình Khá Tốt DV đa dạng, trọn gói 5 15,2% 7 21,2% 15 45,5% 6 18,2% Chất lượng DV 4 12,1% 15 45,5% 8 24,2% 6 18,2% Giá cả DV 9 27,3% 15 45,5% 8 24,2% 1 3,0% Kinh nghiệm 3 9,1% 18 54,5% 8 24,2% 4 12,1% Chăm sóc khách hàng 4 12,1% 14 42,4% 8 24,2% 7 21,2% Quan hệ với DN 4 12,1% 15 45,5% 9 27,3% 5 15,2% Hỗ trợ hoạt động 5 15,2% 13 39,4% 10 30,3% 5 15,2%
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu của thị trường nội địa và khoảng 18% nhu cầu dịch vụ logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu [62]. Tiềm năng thị trường là rất lớn và chưa được khai thác hết. Do đó, có thể đánh giá nhu cầu thị trường của dịch vụ logistics là rất lớn, đây là thị trường hấp dẫn và nhiều hứa hẹn đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.