CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS
2.3. Các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics của nền kinh tế
2.3.1. Chỉ số Logistics Performance Index (LPI) của Ngân hàng Thế giới
Như đã đề cập ở trên, Ngân hàng thế giới, trong các nghiên cứu về Chỉ số năng lực logistics trong báo cáo về Năng lực logistics tồn cầu (2007, 2010, 2012) đã cơng bố chỉ số đánh giá năng lực logistics của một quốc gia (LPI). Chỉ số LPI được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu do Vụ
Thương mại và Giao thông vận tải quốc tế của WB tiến hành, với sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan khác như Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) và Hiệp hội Chuyển phát nhanh toàn cầu (GEA). Bộ dữ liệu từ khảo sát LPI năm 2010 cho phép so sánh và đánh giá sự phát triển logistics của 155 quốc gia trên thế giới, cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng cũng như những cơ hội và thách thức mà một nền kinh tế phải đối mặt trong các hoạt động logistics [12]. Để tính tốn LPI, WB đã thiết kế một bộ câu hỏi khảo sát gửi đến những người hoạt động logistics như các nhà giao nhận, vận tải để nhận được sự đánh giá của họ về năng lực hoạt động logistics của các quốc gia họ tiến hành hoạt động và của những người họ giao dịch trong q trình hoạt động đó. Thơng tin từ những người hoạt động logistics này kết hợp với các dữ liệu định lượng về các yếu tố quan trọng trong chuỗi logistics của quốc gia đó. Do vậy, LPI bao gồm cả những đánh giá định lượng và định tính về mức độ phát triển logistics của một quốc gia, trên cả hai khía cạnh:
- LPI quốc tế: LPI quốc tế của một quốc gia được đo bằng trung bình trọng số của 6 chỉ số thành phần của quốc gia đó, bao gồm:
1. Năng lực thơng quan, liên quan đến tốc độ, mức độ giản đơn và khả năng dự đoán trước được của các thủ tục của cơ quan hành chính, đặc biệt là cơ quan hải quan;
2. Kết cấu hạ tầng cho hoạt động logistics, bao gồm cả kết cấu hạ tầng cố định (cảng biển, đường sá, kho bãi…) và kết cấu hạ tầng dịch vụ thông tin liên lạc;
3. Vận tải biển quốc tế;
4. Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics;
5. Khả năng truy xuất (khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gửi); 6. Mức độ đúng hạn về thời gian thông quan và dịch vụ… 6 chỉ số thành phần này được cho điểm từ 1 đến 5, với 1 là thực hiện tồi tệ nhất và 5 là thực hiện tốt nhất. Từ đó, tính tốn chỉ số LPI tổng thể cho một quốc gia bằng cách tính
trung bình trọng số của 6 chỉ số thành phần. WB so sánh và xếp hạng trình độ phát triển logistics của một quốc gia bằng cách phân chia LPI ra thành 4 nhóm:
Nhóm 1: 1 ≤ LPI ≤ 2,48 Nhóm 3: 2,75 ≤ LPI ≤ 3,23 Nhóm 2: 2,48 ≤ LPI ≤ 2,75 Nhóm 4: 3,23 ≤ LPI ≤ 5
- LPI nội địa: đưa ra các đánh giá về mặt định lượng và định tính về trình độ phát triển logistics của một quốc gia bởi các doanh nghiệp hoạt động logistics của chính quốc gia đó. Chỉ số này bao gồm các thơng tin chi tiết về mơi trường logistics, các quy trình logistics chủ yếu, thời gian, chi phí logistics của quốc gia… LPI nội địa cũng được đánh giá dựa trên 6 chỉ số thành phần:
1. Mức độ các loại lệ phí: bao gồm các loại lệ phí và các khoản tiền phải nộp liên quan đến hoạt động logistics tại cảng biển, sâng bay, đường bộ, đường sắt, kho hàng… và các khoản phí mơi giới;
2. Chất lượng của kết cấu hạ tầng logistics;
3. Năng lực và chất lượng của các loại dịch vụ logistics;
4. Tính hiệu quả của các quy trình và thủ tục: thời gian làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa bình qn, tính minh bạch trong việc xin và cấp giấy phép của hải quan, thông tin đầy đủ và kịp thời về những thay đổi của luật pháp…;
5. Những cản trở chủ yếu đến quá trình hoạt động logistics và nguyên nhân của chúng: mức độ thường xuyên của việc doanh nghiệp bị lưu kho miễn cưỡng, số lần bị kiểm tra/thanh tra hàng hóa, số lần phải chuyển phương tiện vận chuyển, bị ăn cắp hàng hóa, phải trả những khoản tiền khơng chính thức…
6. Những thay đổi về mơi trường logistics kể từ năm 2005: đánh giá tình trạng được cải thiện hơn hoặc tồi tệ đi của môi trường logistics như kết cấu hạ tầng, thủ tục hải quan, các dịch vụ logistics, các quy định luật pháp liên quan đến logistics, tình trạng tham nhũng…
LPI được thừa nhận rộng rãi là một chỉ số đáng tin cậy để đánh giá trình độ phát triển logistics của một quốc gia, bởi chỉ số này được xây dựng bởi một tổ chức có uy tín hàng đầu về kinh tế là WB, cũng như được tính tốn dựa trên kết quả khảo sát từ các nhà hoạt động logistics chuyên nghiệp một cách rộng khắp, mang tính tồn cầu. Do đó, LPI có thể được sử dụng để so sánh trình độ phát triển logistics giữa các quốc gia trên toàn thế giới, giữa các quốc gia trong cùng một khu vực hoặc giữa các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương đồng về cả 6 chỉ số logistics thành phần và chỉ số logistics tổng thể [12].
2.3.2. Đánh giá hệ thống logistics quốc gia theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á Phát triển Châu Á
Như đã trình bày ở trên, theo quan điểm của ADB, một hệ thống logistics quốc gia bao gồm: (1) Những người sử dụng dịch vụ bao gồm những nhà xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại, người gửi hàng, nhận hàng; (2) Các nhà cung ứng dịch vụ logistics công cộng và tư nhân; (3) Các thể chế, chính sách, quy định của quốc gia và địa phương; (4) Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia được đo lường bởi trình độ phát triển của 5 thành tố (Bảng 2.1.):
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia
TT Tiêu chí đánh giá
1 Sự phát triển của kết cấu hạ tầng logistics
- năng lực và hiệu suất của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; - tỷ trọng của chi phí vận chuyển hàng hóa trong GDP;
- tỷ trọng của vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng logistics trong GDP - chi phí bảo trì, duy tu mạng lưới kết cấu hạ tầng;
- năng lực và sự phát triển của kết cấu hạ tầng thông tin; - năng lực và sự phát triển của mạng lưới phân phối;
2 Sự phát triển của khung khổ thể chế, luật pháp liên quan đến logistics
- độ mở của nền kinh tế, tính bằng tỷ trọng của xuất nhập khẩu trong GDP; - cơ chế điều phối các hoạt động logistics của nền kinh tế;
- sự phối hợp và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về logistics; - việc xây dựng, tính tốn và thống kê các chỉ số liên quan đến logistics; - thời gian bình quân để làm các thủ tục hành chính;
- số lượng chứng từ bình quân mỗi giao dịch (xuất khẩu/nhập khẩu); - số chữ ký bình quân mỗi giao dịch;
- tỷ lệ % số container bị thanh tra, kiểm tra. 3 Năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics
- số lượng các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ logistics; - mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics; - chất lượng cung ứng dịch vụ logistics của các nhà cung cấp; - độ tin cậy của nhà cung cấp
- khả năng truy xuất;
- sự chính xác của chứng từ, hóa đơn, giấy tờ;
- mức độ tiếp cận thị trường logistics khu vực và thế giới 4 Năng lực của của người sử dụng dịch vụ logistics
- mức độ sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài của doanh nghiệp; - mức độ sử dụng công nghệ thông tin;
- mức độ liên quan của sản phẩm/dịch vụ với kết cấu hạ tầng logistics; - mức độ hội nhập vào chuỗi cung ứng;
- các hệ thống logistics được thiết kế cho những hàng hóa chủ yếu; - khả năng tiếp cận với các dịch vụ logistics giá trị gia tăng.
5 Sự phát triển của nguồn nhân lực logistics
- nhận thức về logistics của nguồn nhân lực (cả cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng lao động)
- kiến thức và kỹ năng về logistics của nguồn nhân lực - các thủ tục quản trị rủi ro logistics
- các nghiên cứu về logistics được thực hiện.