Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS

2.2. Nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics

2.2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền

2.2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô

Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển logistics của nền kinh tế nói chung và hoạt động logistics của các doanh nghiệp kinh doanh logistics nói riêng. Các nhân tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics đến các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Các nhân tố cơ bản nhất có thể kể đến là: Tiềm năng của nền kinh tế, phản ánh khả năng huy động và chất lượng các nguồn lực của nền kinh tế tài nguyên thiên nhiên, con người, vị trí địa lý…; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nền kinh tế hoặc của từng ngành; Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân; Xu hướng mở cửa nền kinh tế và hoạt động ngoại thương; Lạm phát và khả năng kiểm sốt lạm phát của Chính phủ; Tỷ giá hối đoái;Lãi suất; Hệ thống thuế;… Các nhân tố này ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh, cách thức kinh doanh của cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Sự thay đổi của các nhân tố này, tốc độ thay đổi và chu kỳ thay đổi của chúng đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp, thậm chí có thể làm thay đổi mục tiêu, phương hướng và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển logistics của nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động kinh tế của nền kinh tế được diễn ra

một cách bình thường. Kết cấu hạ tầng logistics là một bộ phận không thể tách rời khỏi kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nói chung, do đó sự phát triển của kết cấu hạ tầng của tồn bộ nền kinh tế có ảnh hưởng đến sự phát triển của kết cấu hạ tầng logistics, trong đó có hai bộ phận quan trọng là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và kết cấu hạ tầng thông tin liên lạc. Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế phản ánh các điều kiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến điều kiện lẫn cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng cũng như sử dụng dịch vụ logistics, về rất nhiều khía cạnh khác nhau như chi phí, thời gian, năng lực cạnh tranh…

2.2.2.2. Chính sách của chính phủ về phát triển logistics của nền kinh tế

Chính sách phát triển quốc gia có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đến sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào. Hệ thống logistics của nền kinh tế cũng khơng phải là ngoại lệ. Chính sách phát triển logistics của nền kinh tế với mức độ hoàn thiện của nó chi phối mạnh mẽ đến định hướng kinh doanh cũng như khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Chính sách phát triển logistics của một quốc gia bao gồm những chủ trương, các biện pháp, sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm phát triển hệ thống logistics của quốc gia, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và của các yếu tố cấu thành nên hệ thống đó. Một chính sách phát triển logistics quốc gia rõ ràng, cụ thể, ổn định, lâu dài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới sẽ góp phần quan trọng phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế cũng như các yếu tố cấu thành của nó.

2.2.2.3. Sự phát triển khoa học cơng nghệ

Khoa học cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động logistics. Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, những tiến bộ mà khoa học công nghệ mang lại cho sản xuất và đời sống đã khiến cho khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này khiến cho danh mục các

sản phẩm hàng hóa được mở rộng, khiến cho các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động logistics ngày càng tăng lên về số lượng và càng trở nên phức tạp về tính chất.

Sự phát triển của khoa học cơng nghệ nói chung góp phần làm tăng năng lực, tốc độ và sự kết nối của các dịng thơng tin trong chuỗi cung ứng và trong các hoạt động logistics [37]. Nhiều ứng dụng khoa học công nghệ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực logistics như hệ thống quản lý kho hàng (warehouse management system – WMS), khả năng cung cấp báo cáo và theo dõi toàn bộ chuỗi logistics (reporting and visibility tools), công nghệ định vị bằng song radio (radio frenquency identification – RFID), khả năng trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI), hệ thống quét mã vạch và quản lý đơn hàng… Sự phát triển khoa học công nghệ cũng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử, sự ra đời và phát triển của các dịch vụ logistics mới và phức tạp như dịch vụ theo dõi đơn hàng (tract and trace) và khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng thúc đẩy và góp phần vào sự phát triển và hiện đại hóa của kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện vận tải, giao nhận… góp phần làm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của các hoạt động logistics.

2.2.2.4. Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự giảm bớt của các rào cản thương mại, sự tăng trưởng của thị trường tài chính và sự phát triển của công nghệ thông tin [37]. Xu thế này khiến cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ làm gia tăng và phát sinh thêm các nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tiếp theo của

logistics – logistics toàn cầu, trong đó mỗi doanh nghiệp, mỗi vùng, mỗi quốc gia sẽ là một mắt xích trong tồn bộ chuỗi logistics toàn cầu.

Sự tham gia ngày càng tăng lên của các doanh nghiệp và các quốc gia vào hoạt động thương mại quốc tế cũng dẫn đến sự thay đổi về quy mơ và tính chất của các hoạt động logistics. Sự dịch chuyển của hàng hóa trên thị trường quốc tế có liên quan đến rất nhiều các hoạt động và làm phát sinh nhiều khó khăn để đảm bảo giữ gìn chất lượng của sản phẩm với chi phí hợp lý, đặc biệt là ở những quốc gia mà dịch vụ logistics còn kém phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng khiến cho một nền kinh tế và các thực thể của nó trở nên “nhạy cảm” hơn với các yếu tố của môi trường quốc tế. Một quốc gia càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tồn cầu thì các yếu tố về thể chế, chính sách, luật pháp của nó càng phải phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế. Mặt khác, nền kinh tế và thực thể của nó cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về chính sách cũng như thực tế phát triển của các quốc gia khác, đặc biệt là của các quốc gia là đối tác thương mại lớn hoặc/và các quốc gia trong cùng một khu vực, cùng một liên minh kinh tế. Điều này mang lại những cơ hội cũng như những thách thức lớn cho hệ thống logistics của một quốc gia nói chung và cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng.

Ngồi ra, cịn có các nhân tố khác liên quan đến năng lực logistics của nền kinh tế như nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, sự thay đổi của các quy trình sản xuất… cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển logistics của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)