Các gợi ý cho Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS

2.4. Kinh nghiệm phát triển logistics của một số nước thế giới và gợi ý

2.4.4. Các gợi ý cho Việt Nam

Qua nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của các quốc gia trên, có thể rút ra các gợi ý hữu ích cho Việt Nam khi phát triển logistics:

Thứ nhất, Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong hoạch định chính sách, chiến lược và đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển logistics: Một trong những nguyên nhân thành công của hệ thống logistics của các quốc gia nghiên cứu là các chính phủ đóng một vai trị rất chủ động trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển logistics cũng như đầu tư vào kết cấu hạ tầng logistics. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ cần xem xét, đánh giá và hồn thiện các chính sách phát triển logistics cho phù hợp với thực tế hoạt động trong điều kiện hội nhập hiện nay. Chính phủ cần có sự điều chỉnh và quy hoạch hợp lý các khu kinh tế, khu vực thương mại tự do, xây dựng các trung tâm logistics nhằm tạo sự kết nối liên hoàn giữa hệ thống đường bộ, cảng biển, đường sắt và sân bay trên toàn quốc;

Thứ hai, cơ sở hạ tầng logistics đóng vai trị then chốt trong hoạt động

logistics của nền kinh tế, của các ngành, địa phương cũng như của các doanh nghiệp. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần chiến lược dài hạn, địi hỏi nguồn lực rất lớn. Chính phủ cần chú trọng đầu tư có chọn lọc vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics, đồng thời có chính sách thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Thứ ba, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định năng lực của hệ

thống logistics, đặc biệt là ở phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát triển nguồn nhân lực cho logistics, sự tham gia của doanh nghiệp là chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao về lĩnh vực này. Trong đào tạo, cần cập nhật các kiến thức luật

pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các nội dung và các lĩnh vực hoạt động của logistics và kỹ năng vận hành các dịch vụ logistics. Để phát triển, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao ở cả 3 cấp độ: người hoạch định chính sách, người quản lý và người thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cụ thể. Một nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản có thể được xem là chìa khóa thành cơng để phát triển hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam vốn còn đang rất nhỏ lẻ, hoạt động manh mún và thiếu kinh nghiệm.

Thứ tư, đầu tư xây dựng các trung tâm logistics ở các địa điểm phù hợp

để làm đầu mối liên kết các hoạt động trong chuỗi logistics của toàn bộ nền kinh tế.

Kết luận chương:

Hệ thống logistics của nền kinh tế tích hợp các hoạt động thuộc nhiều chức năng của quá trình kinh doanh (thu mua, quản trị nguyên vật liệu, phân phối hiện vật) và từ nhiều khu vực của nền kinh tế (sản xuất, vận tải, phân phối và thông tin liên lạc), do vậy phát triển logistics của nền kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu nhằm phát triển kinh tế đất nước. Phát triển logistics của nền kinh tế có thể được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm sốt, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp một cách có hiệu quả các điểm và các tuyến lưu chuyển của hàng hóa, con người, phương tiện và thơng tin trong nền kinh tế và giữa nền kinh tế với bên ngoài nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các bộ phận cấu thành nên hệ thống logistics của nền kinh tế nói riêng.

Mục tiêu cơ bản của phát triển logistics của nền kinh tế là tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các bộ phận cấu thành nên hệ thống logistics của nền kinh tế nói riêng. Cụ thể, phát triển logistics của nền kinh tế không chỉ nhằm vào mặt lượng như tăng quy mô, tăng số nhà

cung cấp dịch vụ logistics, tăng tỷ trọng của lĩnh vực này trong GDP… mà còn cần hướng tới mặt chất của phát triển như thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ logistics, giới thiệu các dịch vụ logistics giá trị gia tăng, giảm thiểu các “nút thắt cổ chai” về chi phí, thời gian, sự tin cậy… của hệ thống logistics. Do vậy, phát triển logistics của nền kinh tế cần hướng vào các nội dung chủ yếu: phát triển hệ thống khoa học lý thuyết về logistics của nền kinh tế; phát triển nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế; phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics của nền kinh tế; phát triển cầu dịch vụ logistics của nền kinh tế; phát triển kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế; tạo dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển logistics của nền kinh tế; hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phát triển logistics của nền kinh tế.

Ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế có rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản có thể kể đến là: các nhân tố thuộc mơi trường kinh tế vĩ mơ, chính sách của chính phủ, tồn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ…

Đánh giá sự phát triển logistics của nền kinh tế có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó tồn diện nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số LPI của Ngân hàng thế giới, đánh giá trình độ phát triển logistics của một nền kinh tế thông qua 6 chỉ số thành phần: năng lực thông quan, kết cấu hạ tầng, năng lực và chất lượng dịch vụ logistics của nền kinh tế, khả năng truy xuất hàng hóa, sự đảm bảo về thời gian. CHLB Đức, Singapore và Nhật Bản là 3 trong số các quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số LPI, kinh nghiệm phát triển logistics của họ là những gợi ý hữu ích cho Việt Nam để phát triển hệ thống logistics quốc gia.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA VIỆT NAM (1986 – 2011)

Giới thiệu chương: Chương 3 phân tích và đánh giá thực trạng phát

triển logistics của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2011 theo các nội dung đã được xác lập trong khung khổ lý thuyết đã được bàn luận ở chương 1 và chương 2: thực trạng phát triển hệ thống khoa học lý thuyết về logistics của nền kinh tế; thực trạng nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế; thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ logistics của nền kinh tế; thực trạng nhu cầu dịch vụ logistics của nền kinh tế; thực trạng kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế; thực trạng môi trường cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển logistics của nền kinh tế; thực trạng hệ thống luật pháp, chính sách phát triển logistics của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu phát triển logistics ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)