CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS
4.1. Xu hướng vận động của môi trường ảnh hưởng đên phát triển
4.1.1. Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới vực và thế giới
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới bằng việc tham gia vào các liên kết kinh tế song phương và đa phương, có các cam kết quốc tế với WTO hay trong khu vực các nước ASEAN… Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hầu hết các dịch vụ logistics. Đối với dịch vụ vận tải, Việt Nam mở cửa thị trường đối với hầu hết các loại hình, trừ vận tải ven bờ và vận tải đa phương thức, theo đó các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam từ 11/1/2007 và được phép thành lập cơ sở 100% vốn nước ngoài từ 11/1/2012. Đối với các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ thơng quan…, các nhà đầu tư nước ngồi được phép thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam từ 11/1/2007 và thành lập cơ sở 100% vốn nước ngoài từ 11/1/2014 (Xem chi tiết ở Phụ lục 3). Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.
Những cơ hội có thể kể đến là:
- Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đặc biệt là khi gia nhập WTO, Chính phủ phải từng bước thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế vĩ mơ cho phù hợp với hệ thống luật pháp và các quy định quốc tế. Trong lĩnh vực logistics, các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan... được cải tiến, giảm bớt nhiều khâu trung gian. Điều này khiến cho môi trường kinh doanh ngày càng thơng thống, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
- Nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với những thị trường rộng lớn hơn với cùng một chế độ đối xử như mọi thành viên khác của tổ chức. Những cam kết giảm trợ cấp, mở rộng hạn ngạch xuất khẩu của các nước, đặc biệt là những nước phát triển... là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này cũng đồng nghĩa với một cơ hội mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, đặc biệt là các dịch vụ logistics liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp được bảo vệ lợi ích thơng qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh hơn, có quyền thương lượng và khiếu nại công bằng hơn với các cương quốc thương mại trong các tranh chấp dựa trên những luật lệ chung nhằm giải quyết các mâu thuẫn thường phát sinh như bán phá giá, bản quyền, nhãn mác sản phẩm…
- Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào các sân chơi mới, rộng hơn với luật chơi chung trên tồn cầu. Đó chính là động lực để các doanh nghiệp nhìn lại mình, hiểu được bản thân mình để từ đó có những đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp để tiến tới xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh nhằm nâng cao sức cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà quá trình hội nhập tạo ra thì cũng có khá nhiều khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp nói riêng và cho tồn bộ nền kinh tế nói chung. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, vấn đề về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang là vấn đề nổi cộm. Các cam kết mở cửa thị trường đã tạo ra sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên, đến năm 2014, hầu hết các dịch vụ logistics đều được mở cửa hoàn toàn thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay cả ở thị trường nội địa, bởi xét về tiềm lực và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp nội địa không thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh là các cơng ty nước ngồi vốn có kinh nghiệm, bề dày hoạt động và năng lực hơn hẳn.
4.1.2. Triển vọng phát triển kinh tế trong nước
Các chuyên gia dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi hoàn toàn vào khoảng những năm 2012 – 2013. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đặt ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP đạt 7 – 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh gấp 2,2 lần so với năm 2010.Với triển vọng như vậy, kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, trong đó có dịch vụ logistics của Việt Nam. Với dân số đông (dự báo sẽ đạt khoảng 100 triệu dân vào năm 2020), thu nhập người dân tăng cao (dự báo GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3000 – 3500USD vào năm 2020), ngành bán lẻ được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số sẽ làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ logistics của nền kinh tế. Dự báo tăng trưởng xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2020 rất khả quan. Trong năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 153 tỉ USD, dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 282 tỉ USD [8], [12]. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển các dịch vụ logistics phục vụ cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt cho hoạt động xuất nhập khẩu rất lớn.
4.1.3. Tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực
3 năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều thách thức do hậu quả của khủng hoảng tài chính tồn cầu và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng, tuy nhiên triển vọng thương mại toàn cầu vẫn được dự báo là sáng sủa trong thời gian tới. Theo dự báo của WB và IMF, khối lượng bn bán tồn cầu giai đoạn 2011 – 2020 vẫn tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7% [12]. Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực phát triển kinh tế và trao đổi thương mại năng động nhất toàn cầu, lại là nền kinh tế hướng ngoại với hoạt động trao đổi ngoại thương gấp 1,5 lần GDP, trong xu thế chung của thương mại toàn cầu, thương mại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo đó là nhu cầu về dịch vụ logistics phục vụ hoạt động trao đổi thương mại.
4.1.4. Xu thế phát triển của dịch vụ logistics trên thế giới trong thời gian tới
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, những xu thế phát triển dịch vụ logistics trên thế giới được các chuyên gia dự báo sẽ có những tác động đến phát triển logistics của Việt Nam, đặc biệt là quy mô và cách thức cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Xu thế hình thành các doanh nghiệp chun mơn hóa, các tập đồn chun kinh doanh dịch vụ logistics. Hiện nay, do nhu cầu lưu chuyển hàng
hóa phục vụ người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu là rất lớn và ngày càng tăng cao nên nhu cầu về việc cung cấp các dịch vụ logistics là rất lớn. Xuất phát từ nhu cầu trên, đã hình thành và phát triển nhiều tập đồn, cơng ty kinh doanh dịch vụ logistics có quy mơ lớn, có phạm vi hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia, có khả năng tài chính mạnh, đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường ở các nước khác nhau trên thế giới, ví dụ như TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kunhe Nagel, Schenker…
Xu thế đa dạng hóa trong cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện nay không chỉ đơn thuần là người cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải cho khách hàng, mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như quản lý kho hàng, bảo quản hàng trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng cách lắp ráp, kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục xuất nhập khẩu… Thậm chí, họ cịn có thể là những nhà tư vấn đáng tin cậy, có khả năng can thiệp vào một số vấn đề như: Hợp lý hóa dây chuyền vận tải, loại bỏ những công đoạn, những khâu không hiệu quả; Thiết kế mạng lưới phân phối mới/mạng lưới phân phối ngược, ví dụ: trong trường hợp nhà sản xuất ôtô cần thu hồi thiết bị, phụ tùng đã qua sử dụng; Quản lý các trung tâm/ trạm đóng hàng hỗn hợp để thu gom phụ tùng, bộ phận từ các nhà sản xuất khác nhau, rồi phân loại, ghép đồng bộ trước khi chuyển chúng đến cơ sở lắp ráp…
Xu thế các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Nhiều nội dung của dịch vụ logistics như xử lý đơn đặt hàng, thực hiện
đơn hàng, giao hàng, thanh tốn, thu hồi hàng hóa mà khách hàng khơng ưng ý… có thể được thực hiện trong mơi trường thương mại điện tử. Các nội dung của dịch vụ logistics cũng có thể được hỗ trợ rất nhiều thơng qua sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin, ví dụ như hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng tồn cầu, cơng nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến điện…
Xu thế phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý logistics kéo, dần thay thế cho phương pháp quản lý logistics đẩy theo truyền thống. Nền sản
xuất dựa trên cơ chế logistics đẩy là cơ chế được điều khiển bởi cung (supply – driven) và được dẫn dắt theo một kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã được sắp đặt trước. Trong hệ thống được điều khiển bởi cung, các thiết bị, sản phẩm… được
đẩy vào các quá trình sản xuất, hệ thống phân phối hay các nhà kho theo sự sắp đặt của quy trình sản xuất kinh doanh. Đây là cơ chế không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, có thể dẫn đến sự dư thừa và lãng phí. Ngược lại, logistics kéo khiến quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động mua bán, trao đổi thực tế; nói cách khác là từ nhu cầu của khách hàng. Nó liên kết các quá trình, các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh thành một chuỗi thống nhất hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là cơ chế ưu việt giúp cho hoạt động của doanh nghiệp có hướng đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.