Vai trò của doanh nghiệp nhỏvà vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29)

1.1.2 .2Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏvà vừa

1.1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏvà vừa

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 và Nghị định 56/2009/NĐ-CP ra đời, số lƣợngcác doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân tăng lên nhanhchóng.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc giải phóng và pháttriển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đáng kể vào phục hồi và tăngtrƣởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam và đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp quan trọng vào tốc độ

tăng trƣởngkinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lƣợng doanh nghiệp ngày càng nhiều và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực và địa phƣơng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên tồn quốc, trong đó phần lớn là doanh nghiệp dân doanh. Đóng góp khoảng 30% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp, 78% tổng

mức bán lẻ, 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hố. Ngồi ra, tốc độ tăng trƣởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thƣờng cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nƣớc, tỷ trọng doanh thu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động (dƣới 300 ngƣời) năm 2002 - 2004 là 81,5% - 86,5%. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lƣợng và tăng trƣởng kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc coi là xƣơng sống của nền kinh tế APEC.

Thứ hai, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nhiều doanh

nghiệp, chủyếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷtrọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Thứ ba, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra nhiều việc làm mới, góp

phần xố đói giảm nghèo. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lƣợng lao động tăng nhanh, quy mơ vốn tích luỹ nhỏ vì vậy phát triển doanh nghiệp nhỏvà vừa ở nƣớc ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đƣờng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc.

Thứ tư, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự ra

đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tínhđộc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển.

Thứ năm, đóng góp vào q trình tăng tốc độ áp dụng cơng nghệ mới.

phong trong việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng nhƣ sáng kiến về kỹ thuật. Do áp lực cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng xuyên phải cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành cơng. Mặc dù khơng tạo ra đƣợc những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhƣng nó là những tiền đề cho sựthay đổi về cơng nghệ.

Thứ sáu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng hợp tác với các

doanh nghiệp lớn. Quá trình thay đổi nhanh chóng về cơng nghệ trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố đã thúc đẩy sự hợp tác và kết hợp chặt chẽ giữa các cộng đồng doanh nghiệp: lớn, nhỏ và vừa dƣới nhiều hình thức khác nhau.

1.1.3 Quản trị kinh doanh

1.1.3.1 Khái niệm về quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển cơng việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.

Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất" hoặc/ và "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tƣ duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý có thể đƣợc định nghĩa là q trình phổ qt của con ngƣời và tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt đƣợc các mục tiêu.

1.1.3.2 Chức năng của quản trị kinh doanh

Chức năng hoạch định:

- Đánh giá nguồn lực và thực trạng của tổ chức.

- Đề ra chƣơng trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất định.

- Đƣa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trƣờng.

Chức năng tổ chức:

- Chức năng tạo dựng một môi trƣờng nội bộ thuận lợi để hoàn thành mục tiêu.

- Xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân, tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức.

Chức năng lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con ngƣời sao cho tổ chức đạt

đến mục tiêu. Nó bao gồm việc chỉ định đúng tài nguyên và cung cấp một hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Lãnh đạo yêu cầu kĩ năng giao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi ngƣời. Một trong những vấn đề quyết định trong cơng tác lãnh đạo là tìm đƣợc sự cân bằng giữa yêu cầu của nhân sự và hiệu quả sản xuất.

Chức năng kiểm tra là chức năng để đánh giá chất lƣợng trong tiến

trình thực hiện và chỉ ra sự chệch hƣớng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra từ kế hoạch của tổ chức. Mục đích của chức năng này là để đảm bảo hiệu quả trong khi giữ vững kỉ luật và môi trƣờng không rắc rối. Kiểm tra bao gồm quản lý thông tin, xác định hiệu quả của thành tích và đƣa ra những hành động tƣơng ứng kịp thời.

1.2 Chủ doanh nghiệp

1.2.1 Quan niệm về chủ doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp (2005) thì: Ngƣời quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp tƣ nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị,

giám đốc (tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Qua các khái niệm trên, thì quan niệm chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài: chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tƣ nhân là ngƣời sở hữu doanh nghiệp vừa là ngƣời quản lý điều hành doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trƣớc doanh nghiệp, trƣớc doanh nghiệp cấp trên về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ kết quả của các hoạt động đó.

Theo quan điểm này, chủ doanh nghiệp chính là chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là giám đốc doanh nghiệp. Cho nên trong đề tài này đồng hoá 3 khái niệm: chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp.

1.2.2 Vai trò của chủ doanh nghiệp

1.2.2.1 Vai trò của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

- Thứ nhất, chủ doanh nghiệp thể hiện là ngƣời có vị trí cao nhất, là khâu trung tâm liên kết các bộ phận, cá nhân, các yếu tố nguồn lực thành một thể thống nhất, để thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp.

- Thứ hai, chủ doanh nghiệp một mặt đại diện cho lợi ích xã hội (lợi ích của Nhà nƣớc, bạn hàng, khách hàng), lợi ích của doanh nghiệp, mặt khác đại diện cho lợi ích của nhân viên và những ngƣời lao động do họ quản lý (tiền lƣơng, tiền thƣởng).

- Thứ ba, chủ doanh nghiệp thể hiện là ngƣời đứng mũi chịu sào, trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan (kinh tế, tâm lý, xã hội…) để đƣa ra những quyết định quản lý, tạo ra thắng lợi cho doanh nghiệp.

1.2.2.2 Vai trò của chủ doanh nghiệp đối với nền kinh tế

- Thứ nhất, đội ngũ chủ doanh nghiệp là lực lƣợng xung kích trong cơng cuộc đổi mới đất nƣớc.

- Thứ hai, đội ngũ chủ doanh nghiệp lớn mạnh là hạt nhân của nền kinh tế thị trƣờng.

- Thứ ba, đội ngũ chủ doanh nghiệp đóng vai trị nịng cốt, tạo nên sức sống của toàn bộ nền kinh tế.

1.2.3 Những đặc điểm của chủ doanh nghiệp

Theo quan điểm của trƣờng Thƣơng Mại Harvard, chủ doanh nghiệp cần hội tụ ba điểm sau:

-Về kỹ năng: Chủ doanh nghiệp phải có năng lực suy xét vấn đề một cách sáng tạo có khả năng xố bỏ những tƣ duy cũ và khuân mẫu truyền thống để tƣ duy một cach sáng tạo, dám đổi mới.

-Về kiến thức: Ngồi kiến thức tổng hợp thì cần phải tinh thơng ít nhất một chun ngành. Có kiến thức cơ bản, tồn diện và hệ thống về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp phải có kiến thức về kinh tế quốc tế, nắm bắt đƣợc xu thế toàn cầu, phát hiện ra cơ hội của DN trong thƣơng mại quốc tế.

-Về đạo đức: Phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản về đạo đức, và cố gắng thực hiện các nguyên tắc đó. Có ý thức trách nhiệm đối với các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Luôn khơng ngừng nâng cao trình độ của bản thân. Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết tiếp thu phê bình, biết rút ra bài học từ trong sai lầm và thất bại, luôn tạo đƣợc niềm tin với mọi ngƣời.

Nhƣ vậy, làm thế nào để xác định yêu cầu cần phải có của một chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam? Chính là việc làm cần thiết nhất để phát

huy tối đa năng lực và vai trò của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển của đất nƣớc. Những yêu cầu cơ bản cần có của một chủ doanh nghiệp bao gồm:

-Thứ nhất, có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực đồng thời phải giỏi chun mơn đối với lĩnh vực mình đang hoạt động kinh doanh, ngồi ra phải có những kiến thức nhất định về luật pháp, kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

-Thứ hai, phải có năng lực tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh một cách khoa học và có hiệu quả.

-Thứ ba, phải có tƣ duy đổi mới, năng động và sáng tạo, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro.

-Thứ tư, chủ doanh nghiệp phải có tinh thần đồn kết, biết kết hợp hài hồ lợi ích xã hội, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của ngƣời lao động.

-Thứ năm,chủ doanh nghiệp phải có tƣ cách đạo đức của một nhà kinh doanh chân chính, phải làm tấm gƣơng cho mọi ngƣời trong doanh nghiệp noi theo; phải ln đặt chữ tín lên hàng đầu, tơn trọng khách hàng, bạn hàng, tơn trọng pháp luật và hồn thành mọi nhiệm vụ đóng góp đối với nhà nƣớc và cộng đồng xã hội.

1.2.4 Năng lực chủ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp là ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp, cần có những năng lực cơ bản nhƣ: Năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý,

năng lực giao tiếp và ứng xử,năng lực đổi mới sáng tạo,…

Trong đó, năng lực sáng tạo ngày càng trở thành một năng lực thiết yếu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Năng lực này không nhất thiết phải là “thiên bẩm”. Bất cứ ai cũng có khả năng sáng tạo dù ít hay nhiều. Nó có thể

đƣợc rèn luyện hàng ngày. Ngƣời chủ doanh nghiệp doanh nghiệp thì nhất thiết phải trau dồi, bổ sung tƣ duy sáng tạo bởi kinh tế thị trƣờng hiện đại rất khắc nghiệt, đó là nền kinh tế của sức mạnh tƣ duy và kẻ chiến thắng là những ngƣời có khả năng sáng tạo ra những phƣơng thức và cách thức kinh doanh độc đáo, khác biệt.

Chính năng lực tƣ duy sáng tạo của nhà lãnh đạo quyết định thành công của doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay phần đông lãnh đạo doanh nghiệp đang làm công việc của các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Năng lực quản lý là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực chủ doanh nghiệp cổ điển, hình ảnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện đại gắn liền với tƣ duy đổi mới sáng tạo.

1.2.5 Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài: chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tƣ nhân là ngƣời sở hữu doanh nghiệp vừa là ngƣời quản lý điều hành doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trƣớc doanh nghiệp, trƣớc doanh nghiệp cấp trên về mọi hoạt động của doanh nghiệp cung nhƣ kết quả của các hoạt động đó.

1.3 Lý luận về đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo

1.3.1 Quan niệm về đổi mới sáng tạo

1.3.1.1 Khái niệm đổi mới sáng tạo

Sáng tạo đƣợc sinh ra trong hoạt động của con ngƣời. Quan niệm về sáng tạo cũng có nhiều trƣờng phái thể hiện khác nhau. Watson (1928) cho rằng sáng tạo đƣợc xem nhƣ một quá trình tạo ra cái mới trong hoạt động của con ngƣời.

Trƣờng pháiGestal thì lại cho rằng sáng tạo là sự thấu hiểu xuất hiện khi ngƣời tƣ duy nắm bắt đƣợc những nét chính yếu của vấn đề và mối quan

hệ của chúng với giải pháp cuối cùng. Sáng tạo đƣợc coi là hoạt động giải quyết vấn đề đặc trƣng bởi tính mới mẻ, tính phi truyền thống (Newell – 1962).

Guiford (1950) đƣa ra định nghĩa sáng tạo trong mỗi quan hệ với năng lực cá nhân của ngƣời sáng tạo, đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm đƣợc biểu hiện trong thực hiện hành động hay trong các đặc điểm hành vi. Các thuộc tính hành vi diễn ra phụ thuộc vào các cấu thành lớn nhƣ năng lực, hứng thú, thái độ và các thuộc tính khí chất…

Quan niệm xây dựng khung lý thuyết của sáng tạo bao hàm hai thành tố cơ bản: Một sản phẩm hay một câu trả lời đƣợc gọi là sáng tạo, chúng phải mới và phù hợp, hữu dụng, đúng hay có giá trị cho nhiệm vụ và cơng việc của con ngƣời và nhiệm vụ phải có tính trực giác chứ khơng mang tính lơgic (Amabile , 1996). Quan niệm này nhấn mạnh tính phi lơgic của sự xuất hiện sáng tạo. Tuy nhiên, việc sáng tạo lôgic hay phi lơgic, nhiệm vụ và cơng việc có đƣợc coi là sáng tạo hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu cụ thể và mức độ kiến thức của ngƣời thực hiện.

Trong bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của tác giả Phan Dũng gồm 7 quyển, đƣợc xuất bản bởi Nhà xuất bản Trẻ, năm 2010. Trong bộ sách này tác giả đã trình bày quan điểm về sáng tạo của G.S. Alshulle. Tác giả đã đƣa ra quan niệm về đổi mới sáng tạo:

Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Tính mới đƣợc hiểu là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tƣợng cho trƣớc so với đối tƣợng tiền thân của nó (đối tƣợng cùng loại ra đời trƣớc đó về mặt thời gian). Tính ích lợi do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng nhƣ tăng năng xuất, hiệu quả, tiết kiệm nguyên liệu, năng lƣợng, giảm giá thành, có thêm chức năng mới, sử dụng thuận tiện hơn, tạo thêm các xúc cảm,

thẩm mỹ tốt… Cần lƣu ý rằng tính ích lợi chỉ thể hiện ra khi đối tƣợng cho trƣớc “làm việc” theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó.

Đổi mới (Innovation): là quá trình thực hiện tạo ra cái mới sao cho các hệ thống liên quan tiếp nhận cái mới đó một cách đầy đủ, ổn định và bền vững để các hệ liên quan hoạt động tốt hơn.

Khái niệm “Đổi mới” gần giống khái niệm sáng tạo ở chỗ nó có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Tuy vậy, nó đƣợc tách ra để nhấn mạnh hai điểm:

+ Quá trình thực hiện bao gồm tƣ duy, hành động chân, tay của nhiều ngƣời và sử dụng nguồn lực nhƣ vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị, năng lƣợng, kiến thức…

+ Tiếp nhận cái mới đó một cách đầy đủ, ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w