PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 53)

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

2.2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA

Ngãi, Vinabico, Biên Hồ, Cơng ty TNHH Kinh Đô… và nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo tư nhân.

- Thị trường bánh kẹo ngoại nhập với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã. Như sản phẩm bánh kẹo của Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mỹ, Singapo, Đan Mạch, Đức… hàng ngoại tràn ngập thị trường Việt Nam bằng con đường nhập lậu là chủ yếu, vừa có chất lượng cao giá cả lại rẻ nên bánh kẹo ngoại nhập cạnh tranh rất mạnh đối với thị trường cho người có thu nhập cao. Chính điều này là một khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước.

2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹoHải Châu: Hải Châu:

2.2.2.1. Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm:

Hiện nay sản phẩm của cơng ty chia làm 3 nhóm chính: Bánh các loại, kẹo các loại và bột canh các loại, trong đó, sản lượng và cơ cấu tiêu thụ của từng chủng loại như sau:

Từ bảng số liệu 2.4 cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm bột canh của cơng ty là khá tốt, cịn các sản phẩm bánh và kẹo của cơng ty trong một số năm qua có xu hướng giảm xuống. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty cụ thể như sau:

- Bánh: làsản phẩm truyền thống mà cơng ty có thế mạnh, chủng loại bánh của Hải Châu khá phong phú với chất lượng đảm bảo, mang hương vị đặc trưng, đáp ứng nhiều tầng lớp khách hàng. Đây là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ của công ty qua các năm. Tuy nhiên trong các

năm gần đây tỷ trọng bánh của cơng ty lại có xu hướng giảm, ngun nhân một phần là do sản phẩm bánh của công ty chưa thực sự đa dạng về kiểu dáng, bao bì, trọng lượng để phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau và một phần là do trong các năm trở lại đây tình hình kinh tế chính trị trên thế giới biến động làm cho giá cả các loại nguyên vật liệu tăng cao gây khó khăn cho việc sản xuất tiêu thụ, ảnh hưởng tới thị phần của doanh nghiệp, đồng thời cơng ty chưa có một sản phẩm bánh đột phá như bánh mặn của Kinh Đô… Cụ thể: sản lượng bánh tiêu thụ năm 2007 là 8.440,4 tấn chiếm 37% tổng sản lượng, 2006 là 7.835,3 tấn chiếm 36,9% tổng sản lượng, năm 2005 là 7.287,21 tấn, chiếm 36,7% tổng sản lượng tiêu thụ của tồn cơng ty, năm 2004 là 6.871,7 tấn chiếm 36,4% tổng sản lượng, năm 2003 là 7.682,7 tấn chiếm 39,2% tổng sản lượng.

- Kẹo: là sản phẩm chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Năm 2007 là 946,7 tấn chiếm 4,15% tổng sản lượng, năm 2006 là 905,6 tấn chiếm 4,27% tổng sản lượng, năm 2005 là 864,18 tấn chiếm 4,35% tổng sản lượng, năm 2004 là 1.410,07 tấn chiếm 7,48% tổng sản lượng, năm 2003 là 2.088,5 tấn chiếm 10,66% tổng sản lượng. Một số năm gần đây kẹo các loại của công ty được cải tiến đáng kể về chất lượng cũng như về chủng loại. Công ty đã chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào tới khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đưa vào lưu thơng. Cơng ty đã nghiên cứu tìm tịi ngun liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh dầu các loại hoa quả và tinh dầu chịu nhiệt vào chế biến không những đã làm tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng mà còn tăng sự hấp dẫn về khẩu vị cho người tiêu dùng. Mặc dù công ty cho ra nhiều sản phẩm kẹo có hương

Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm: TT Sản 2003 phẩm Sl (tấn) % Bánh 7.682,7 39.2 các loại Kẹo 2.088,5 10,6 các loại Bột 9.826 50,2 canh các loại Tổng 19.597,2 100 Nguồn: [5]

vị khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nhưng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ của kẹo vẫn là thấp có xu hướng giảm năm 2007 là 946,7 tấn, năm 2006 là 905,6 tấn tuy tốc độ có tăng hơn so với năm 2005, 2004 và năm 2003. Nguyên nhân một phần là do trên thị trường kẹo của Hải Châu vẫn thiếu nét đặc trưng riêng và chưa thể cạnh tranh được với những đối thủ như Hải Hà, Kinh Đô, Hữu Nghị…, bên cạnh đó cịn một nguyên nhân nữa là trong những năm gần đây, công ty đã bỏ những sản phẩm kẹo không mang lại lợi nhuận mà chỉ tập trung vào những sản phẩm mới và có khả năng cạnh tranh trên thị trường nên lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ kẹo của Hải Châu mấy năm gần đây không cao.

- Bột canh:là sảnphẩm tiêu thụ chính của cơng ty ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm tiêu thụ. Năm 2007 là 13.424,6 tấn chiếm 58,85% tổng sản lượng, 2006 là 12.472,5 tấn chiếm 58,83% tổng sản lượng, năm 2005 là 11.705,31 tấn, chiếm 58,96% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2004 là 10.574 tấn chiếm 56,1% tổng sản lượng tiêu thụ và năm 2003 là 9.826 tấn chiếm 50,14% tổng sản lượng tiêu thụ. Sản phẩm bột canh Hải Châu từ lâu đã tạo dựng uy tín với người tiêu dùng, do vậy mà tình hình tiêu thụ bột canh khá tốt song hiện nay sản phẩm này đang bị cạnh tranh khá gay gắt.

Cụ thể từng chủng loại sản phẩm như sau:

a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại bánh:

Bánh quy: Ln là sản phẩm có tỷ trọng cao nhất trong sản phẩm bánh, Công ty được người tiêu dùng biết đến nhờ có sản phẩm bánh như Hương Thảo, Hướng Dương, Vani… đã có từ lâu nay và đến nay loại sản phẩm truyền thống này vẫn cho sản lượng tiêu thụ mạnh. Năm 2007 là 60% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2006 là 60,3%, năm 2005 là 62,8% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2004 là 56,6% tổng sản lượng tiêu thụ và năm 2003 chiếm 57,3% tổng sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên trong một số năm trở lại đây

sản phẩm bánh của công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các công ty khác do vậy tỷ trọng của sản phẩm này không tăng so với tổng sản lượng bánh tiêu thụ.

Bánh kem xốp: Là loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ với số lượng lớn, chủ yếu ở vùng thành thị. Sản lượng bánh kem xốp thường chiếm khoảng 21,1%- 25% sản lượng bánh tiêu thụ hàng năm của công ty. Ngay từ khi ra đời, sản phẩm đã chinh phục được thị hiếu khó tính của thị trường thành thị và là mặt hàng không những đem lại lợi nhuận cao cho cơng ty mà cịn củng cố nâng cao thương hiệu “Hải Châu” trên thị trường. Nhận thấy tiềm năng mà mặt hàng bánh kem xốp mang lại, giữa năm 2001 công ty đã đầu tư nâng cao công suất, chất lượng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu thị trường về sản phẩm này. Hiện bánh kem xốp của cơng ty có 5 loại: Bánh kem xốp thường, bánh kem xốp phủ sôcôla đen, Bánh kem xốp phủ sôcôla trắng, bánh kem xốp Moka, bánh kem xốp pho mát.

Đồ thị 2.2: Kết quả tiêu thụ theo chủng loại bánh

Sản lượng (Tấn)

Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ theo chủng loại bánh: Năm 2003 Loại TT bánh SL Tỷ (tấn) trọng (%) 1 Bánh 4.402 57,3 qui 2 Bánh kem 1.621 21,1 xốp 3 Lươn 1.594 20,7 g Khô 4 Bánh 65,7 0,9 mềm Tổng 7.682,7 100

Một sản phẩm đặc trưng khác của công ty là lương khô được sản xuất từ bánh vụn kết hợp với một vài phụ liệu khác. Vì số lượng không lớn nhưng chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Tuy nhiên một số năm gần đây sản phẩm lương khô vốn là thế mạnh của công ty đang phải chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ nên sản lượng tiêu thụ có phần giảm nhưng vẫn được ưu thế là sản phẩm truyền thống của mình.

Năm 2003 cơng ty cho ra sản phẩm cao cấp, đó là loại bánh mềm

Custardkhơng nhân và có nhân… Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ không cao, tỷ

trọng tiêu thụ thấp so với khối lượng bánh tiêu thụ hàng năm. Nguyên nhân một phần là do đây là loại bánh mới lại ít được quảng cáo và chưa thực sự được người tiêu dùng biết đến, đồng thời lại gặp phải dịch cúm gà mà sản phẩm bánh mềm của công ty chủ yếu là bánh trứng nên gặp rất nhiều khó khăn về nguyên vật liệu để sản xuất, do đó sản lượng bánh mềm trong một số năm trở lại đây đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nhận xét: Khách hàng chủ yếu cho sản phẩm bánh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là những người có thu nhập trung bình, do đó sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh và vùng nông thôn. Trong một số năm trở lại đây các chương trình giới thiệu sản phẩm của công ty chưa thực sự tạo được ấn tượng cho khách hàng, do đó tình hình tiêu thụ của cơng ty gặp nhiều khó khăn do lượng hàng nhái sản phẩm của công ty là khá nhiều. Các sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh như Kinh Đơ, Bibica, Tràng An… thì các sản phẩm bánh của công ty chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, thiếu những sản phẩm cao cấp đối với những người chấp nhận mức giá cao để có được sản phẩm ưng ý. Hiện nay công ty chưa sản xuất loại bánh tươi ăn hàng ngày cho trẻ em và cả người lớn, trong khi đó Kinh Đơ đã sớm nghiên cứu cho nhu cầu này và đưa ra thị trường loại bánh

ngọt Kinh Đô nhân khoai môn, nhân sôcôla và một số loại bánh khác… Hải Hà Kơtơbuki thì tung ra thị trường loại bánh mặn được giới trẻ ưa thích vì có hương vị khác biệt với các sản phẩm bánh kẹo thơng dụng trên thị trường.

b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại kẹo:

Kẹo cứng: (Kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo cứng bạc hà, kẹo cứng nhân gừng…), trong vài năm trở lại đây có xu hướng giảm do sản phẩm của cơng ty có kiểu dáng, mẫu mã bao bì khơng đẹp và khơng đa dạng sản phẩm nên không cạnh tranh được với Hải Hà, Tràng An, Quảng Ngãi… do vậy công ty đã loại bỏ một số sản phẩm cũ khơng cạnh tranh được mà thay vào đó, cơng ty cho ra các sản phẩm mới có thể cạnh tranh được. Đó là các loại kẹo cứng có nhiều hương vị khác nhau, có chất lượng tốt hơn, nhưng vì ngun liệu phần lớn là nhập khẩu nên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của cơng ty do giá cả biến động.

Kẹo mềm: (Kẹo mềm dừa sữa, kẹo cốm, cam, me, nho…) trong vài năm trở lại đây nhất là trong giai đoạn 2004- 2005 Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã đầu tư, cải tiến mẫu mã và cho ra nhiều sản phẩm với hương vị mới, do đó sản phẩm kẹo mềm của cơng ty đã có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây giá cả nguyên liệu lại tăng cao trong khi đó các nguyên liệu chủ yếu của sản phẩm đều nhập ngoại điều này làm cho việc sản xuất của cơng ty gặp nhiều khó khăn, đơi khi có đơn dặt hàng của bạn hàng ở Campuchia và Trung Quốc nhưng do không đủ nguyên liệu đáp ứng kịp thời nên công ty không nhận đơn hàng. Điều này làm cho việc tiêu thụ và quảng bá sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngồi gặp nhiều khó khăn và khơng tạo được uy tín cho bạn hàng, làm mất đi thị phần đáng có của cơng ty.

Sôcôla: Là sản phẩm mới của công ty nên chiếm tỷ trọng không cao trong tổng sản lượng kẹo tiêu thụ và có xu hướng tăng, tuy nhiên sản phẩm kẹo sơcơla của công ty chỉ tiêu thụ mạnh trong dịp tết Nguyên Đán và trong tháng hai của năm. Nguyên nhân của việc tiêu thụ sản phẩm sôcôla của Hải Châu chưa cao là do sản phẩm này chưa đa dạng về bao bì, chất lượng và hương vị chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên khó cạnh tranh được với các sản phẩm của các đối thủ trong và ngoài nước. Trong thời gian tới sản phẩm sơcơla sẽ có những đổi mới về chất lượng, bao bì… khi đó, sản phẩm sơcơla sẽ tiêu thụ mạnh hơn khi được người tiêu dùng biết nhiều hơn khi Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đẩy mạnh các biện pháp quảng cáo giới thiệu sản phẩm của mình cho cơng chúng biết.

Đồ thị 2.3: Kết qủa tiêu thụ theo chủng loại kẹo

KĐo cøng KĐo mỊm S«c«la Tỉng

Bảng 2.6: Kết qủa tiêu thụ theo chủng loại kẹo Sản Năm 2003 phẩm SL Tỷ trọng (tấn) (%) Kẹo 1.147,3 54,9 cứng Kẹo 938,7 44,9 mềm Sôcôla 2,6 0,2 Tổng 2.088,6 100 Nguồn: [5]

c. Tình hình tiêu thụ theo chủng loại bột canh:

Bột canh là sản phẩm thế mạnh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm tồn cơng ty, trong đó đặc biệt là bột canh Iốt Hải Châu ln có mức tiêu thụ cao hơn so với bột cạnh thường do trong sản phẩm bột canh Iốt có chất chống bướu cổ và một số bệnh khác nên được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng. Sản lượng tiêu thụ bột canh iốt năm 2007 là 8.189,6 tấn chiếm 61% tỷ trọng sản phẩm bột canh, năm 2006 là 7.506,2 tấn chiếm 60,2%, năm 2005 là 7.102,7 tấn chiếm 60,7% tỷ trọng sản phẩm bột canh, năm 2004 là 5.928,7 tấn chiếm 56,6% tỷ trọng sản phẩm bột canh, năm 2003 là 5.027,5 tấn chiếm 51,2% tỷ trọng sản phẩm bột canh. Hiện nay các sản phẩm bột canh của công ty cũng đang bị cạnh tranh bởi các công ty khác và các sản phẩm thay thế như bột nêm.

Nhận xét chung:

- Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại cho thấy bột canh là sản phẩm có tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất trong 3 nhóm sản phẩm là bánh các loại, kẹo các loại và bột canh các loại. Tình hình tiêu thụ bột canh của các năm là khả quan vì đây là mặt hàng thế mạnh của cơng ty, có tỷ trọng lớn lại có tốc độ tăng cũng khá cao.

Đối với sản phẩm bánh là sản phẩm có tỷ trọng cũng tương đối lớn, tuy nhiên trong các năm trở lại đây đang có xu hướng giảm. Như vậy cơng tác tiêu thụ của sản phẩm bánh chưa tốt, mà nguyên nhân là sản phẩm chiến lược của công ty là sản phẩm bánh mềm lại gặp phải khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ vì sản phẩm này của cơng ty có ngun liệu chính là trứng gà, nhưng trong những năm gần đây nước ta lại gặp phải dịch cúm gia cầm nên dây chuyền sản xuất bánh mềm của công ty hoạt động khơng hiệu quả, đồng thời nó lại làm tăng chi phí và làm giảm nguồn tài chính cho những sản

phẩm khác. Do đó cơng ty cần phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ các sản phẩm bánh khác được tốt hơn, đồng thời cũng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu sản phẩm của công ty với các sản phẩm nhái khác.

- Đối với sản phẩm kẹo: có tỷ trọng nhỏ nhất, như vậy tình hình tiêu thụ kẹo là chưa được tốt, nguyên nhân một phần là do sản phẩm kẹo của cơng ty tuy đã đa dạng hố chủng loại khá tốt, nhưng mẫu mã bao bì chưa phù hợp, mặt khác các nguyên liệu khác của công ty chủ yếu là nhập của nước ngoài, điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất của cơng ty trong điều kiện thế giới bất ổn như hiện nay, mà điều đó đã xảy ra với cơng ty trong các năm 2004-2005, vì vậy cơng ty cần có chính sách đặt hàng để đảm bảo sản xuất.

Đồ thị 2.4: Kết quả tiêu thụ theo chủng loại bột canh

Bét canh th- êng Bét canh ièt Tæng

Bảng 2.7. Kết quả tiêu thụ theo chủng loại bột canh Sản Năm 2003 phẩm SL (tấn) Tỷ trọng (%) Bột 4.798,5 48,8 canh thường Bột 5.027,5 51,2 canh iốt Tổng 9.826 100 Nguồn: [5]

2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường:

Thị trường của Hải Châu có thể chia thành 4 khu vực: Thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung, thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính của cơng ty là thị trường miền Bắc, miền Trung còn thị trường xuất khẩu là rất thấp. Việc phân chia khu vực thị trường theo vùng là cần thiết bởi mỗi khu vực địa lý đều có những đặc điểm về văn hoá,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w