Tổng quan về Hiệp định nông nghiệp của WTO * Các cam kết về mở cửa thị trường

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 26 - 30)

* Các cam kết về mở cửa thị trường

Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng và gây ra nhiều tranh cãi trong vòng đàm phán Uruguay. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, tồn tại 3 quan điểm của 3 nhóm nước gồm: nhóm các nước xuất khẩu, nhóm các nước nhập khẩu và nhóm trung gian là những nước vừa xuất khẩu một số loại nông sản đồng thời lại phải nhập khẩu một số loại nông sản khác. Hầu hết các nước đang phát triển đều thuộc nhóm nhập khẩu nơng sản hoặc nhóm thứ 3 là những nước tham gia xuất khẩu một vài mặt hàng nơng sản nhất định. Nhưng có điểm cần lưu ý là mặc dù ít nước đang phát triển có thể là những nước xuất khẩu chính tất cả các nhóm hàng nơng sản

chủ yếu, những mặt hàng nơng sản có thế mạnh của từng nước đang phát triển được xuất khẩu đều là những mặt hàng có tính sống cịn đối với nền kinh tế.

Các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực cam kết chính: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.

- Tiếp cận thị trường

Các điều khoản của tiếp cận thị trường trong Hiệp định Nông nghiệp nhằm điều tiết và hạn chế các cản trở đối với thương mại trong nơng nghiệp, tập trung vào 2 vấn đề chính là cắt giảm thuế, thuế quan hóa các rào cản phi thuế quan và cam kết mở cửa thị trường tối thiểu.

+ Giảm thuế và thuế quan hóa các rào cản phi thuế quan.

Tất cả các hàng rào thuế quan sẽ bị ràng buộc và sau đó giảm dần theo các cam kết trong hiệp định nông nghiệp. Các nước không được phép tăng mức thuế trần. Các nước phát triển sẽ phải cắt giảm thuế 36% và các nước đang phát triển phải cắt giảm trung bình 24% trong 10 năm. Hiệp định cũng quy định, mỗi dòng thuế phải cắt giảm ít nhất 15% đối với các nước phát triển, 10% đối với các nước đang phát triển và tiến trình cắt giảm phải được tiến hành đều đặn theo từng năm.

Tất cả các biện pháp phi thuế quan phải được chuyển thành thuế (thuế hóa). Mức thuế quan tương ứng của các biện pháp phi thuế quan được lấy mức cơ sở là năm 1986 - 1988. Hiệp định chung quy định 2 ngoại lệ đối với q trình thuế hóa, đó là: 1) trong những hồn cảnh nhất định, các nước được sử dụng quyền tự vệ; và 2) các nước được hưởng các ưu đãi đặc biệt trong một số hàng nông sản nhất định.

Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tiềm năng về xuất khẩu nơng sản, có điều kiện mở rộng thị trường. Do tác động của q trình thuế hóa và cắt giảm thuế quan, các nước đang phát triển sẽ có điều kiện thâm nhập nhiều hơn vào thị trường các nước phát triển. Đồng thời, việc loại bỏ các biện pháp phi thuế quan sẽ khiến thương mại trong lĩnh vực nơng nghiệp cơng khai, minh bạch và có tính dự đốn cao hơn.

Tuy nhiên, kết quả của q trình mở cửa trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển:

Thứ nhất, cho dù hàng rào bảo hộ nông nghiệp đã trở nên rõ ràng và cơng

khai hơn thơng qua q trình thuế hóa các biện pháp phi thuế quan nhưng mức bảo hộ bằng thuế trong nơng nghiệp vẫn cịn rất cao ở những nước đang phát triển.

Thứ hai, trong quá trình cắt giảm thuế, do quy định mức cắt giảm chung chỉ

là 36% và mặc dù mức cắt giảm tối thiểu với một dòng thuế được quy định là 15%, các nước phát triển thường giữ mức thuế cao đối với các sản phẩm nhạy cảm trong khi lại cắt giảm rất mạnh ở những sản phẩm khác để bảo đảm tổng số mức cắt giảm vẫn là 36% đã khiến thuế trong một số hàng nông sản tăng lên nhanh chóng vào cuối vịng đàm phán Uruguay, đặc biệt đối với hàng chế biến xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.

+ Các cam kết mở cửa thị trường tối thiểu

Trong trường hợp khơng có nhu cầu nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhất định các nước phát triển vẫn phải tạo cơ hội mở cửa thị trường tối thiểu cho những sản phẩm đó là 3% so với sức tiêu thụ nội địa trong thời kỳ cơ sở 1986 - 1988. Tỷ lệ 3% này bắt đầu thực hiện từ năm 1995 và nâng lên 5% vào năm 2002. Tỷ lệ này là 1% đối với các nước đang phát triển và tăng lên 4% vào năm 2004. Những tỷ lệ thấp hơn đánh vào hàng nhập khẩu trong phạm vi giới hạn hạn ngạch và tỷ lệ cao hơn đánh vào hàng nhập khẩu vượt qua giới hạn hạn ngạch.

Do kết quả của các cam kết mở cửa thị trường tối thiểu, các nước phải nhập khẩu một số lượng khiêm tốn nhất những hàng hóa hạn chế chặt chẽ nhất. Các cam kết này cũng bao gồm các sản phẩm về thịt, sản phẩm về sữa, các loại rau và hoa quả tươi. Việc bảo đảm mở cửa thị trường tối thiểu không yêu cầu các nước phải nhập khẩu một khối lượng hàng nhất định mà chỉ yêu cầu phải tạo cơ hội cho tiếp cận thị trường.

- Hỗ trợ trong nước

Hiệp định Nông nghiệp đã phân các biện pháp hỗ trợ trong nước có yêu cầu được miễn trừ cam kết cắt giảm cần phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản là các biện pháp đó khơng có tác động bóp méo thương mại và ảnh hưởng đến sản xuất. Người ta quy các loại hỗ trợ này về 3 dạng, đó là: hỗ trợ dạng hộp hổ phách, hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây và hỗ trợ dạng hộp xanh da trời.

+ Các biện pháp trong “hộp hổ phách” gồm trợ giá và các thanh tốn trực

tiếp - là những biện pháp có ảnh hưởng tới thương mại hàng nông sản và phải cắt giảm. Các nước phát triển phải cắt giảm đều 20% mức trợ cấp so với tổng lượng hỗ trợ tính gộp (AMS) của giai đoạn cơ sở trong vịng 6 năm và các nước đang phát triển là 13,3% trong vòng 10 năm.

+ Các biện pháp hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây và xanh da trời gồm những

chính sách hỗ trợ chung cho ngành nơng nghiệp, khơng hoặc rất ít bóp méo giá trị thương mại và được coi là các biện pháp bảo hộ phù hợp.

- Trợ cấp xuất khẩu

Những khoản chi của Chính phủ hoặc những khoản đóng góp tài chính của các Chính phủ cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu để họ xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ được gọi là trợ cấp xuất khẩu. Theo Hiệp định Nông nghiệp, các nước phát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo lượng trợ cấp) và 36% (tính theo giá trị) trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển là 14% (theo lượng) và 24% (theo giá trị) trong vòng 9 năm. Thời kì cơ sở của cắt giảm trợ cấp xuất khẩu được tính từ 1986 - 1990.

Quá trình cắt giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nơng sản của các nước phát triển sẽ có tác động khác nhau lên các nhóm nước đang phát triển. Đối với các nước phát triển, chính sách trợ cấp xuất khẩu là hệ quả của chính sách hỗ trợ trong nước cho nông dân. Giá nông sản trong nước trở nên cao hơn nhiều so với giá trên thị trường thế giới và do đó để xuất khẩu được thì chính phủ buộc phải trợ cấp cho nông dân nước họ. Đối với những nước đang phát triển, trợ cấp xuất khẩu sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.

Hiệp định Nông nghiệp, do Mỹ và EU là các nước xuất khẩu nông sản lớn và họ không đề cập đến thuật ngữ bán phá giá mà dùng các cụm từ khác để thay thế, ví dụ trợ cấp xuất khẩu hoặc cạnh tranh xuất khẩu và việc cắt giảm chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu nơng sản.

Cũng tương tự như trong hỗ trợ nội địa, do việc cắt giảm là tính theo nhóm mặt hàng và không theo từng mặt hàng cụ thể nên các nước có điều kiện duy trì

trợ cấp cho những mặt hàng quan trọng đến cuối thời kì cắt giảm. Điều này càng khiến các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của việc thực hiện Hiệp định Nông nghiệp khó có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với hàng nông sản vẫn tiếp tục được trợ cấp của các nước phát triển.

* Các biện pháp bảo hộ phù hợp

Theo Hiệp định Nông nghiệp, các biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc dạng hộp xanh lá cây và hộp xanh da trời được coi là các biện pháp bảo hộ phù hợp. Ngồi ra, các nước cũng có thể sử dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để bảo hộ một số loại nông sản.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w