D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
3.3.1.1. Mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Trung làm tiền đề cho hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước
hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước
Quan hệ Việt - Trung từ khi hai nước bình thường hóa đã khơng ngừng phát triển và ngày càng được củng cố toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên các mặt: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, xã hội...Hai nước đã ký kết hàng loạt Hiệp định, Nghị định thư và nhiều văn kiện pháp lý trên mọi lĩnh vực tạo cơ sở thuận lợi cho quan hệ hai nước phát triển. Trung Quốc đã điều chỉnh các chính sách theo hướng coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp sang đầu tư, hợp tác, bn bán với Việt Nam và qua đó hướng xuống các nước ASEAN.
Hai bên đã thành lập Ủy ban điều phối hợp tác hai Chính phủ do cấp Phó Thủ Tướng đứng đầu, Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại liên chính phủ cấp Thứ trưởng (năm 2007 đã nâng lên cấp Bộ trưởng) đứng đầu và nhiều cơ chế hợp tác khác để đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Ngoài mối quan hệ song phương, hai bên cũng không ngừng tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ đa phương như ASEAN, APEC, WTO...
Trung Quốc đã cam kết cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam 312 triệu USD, trong đó tín dụng ưu đãi là 262 triệu USD, viện trợ khơng hồn lại là 50 triệu USD, tập trung vào các dự án trọng điểm như đồng Sin Quyền, cấp nước cho thành phố Hải Phòng, cải tạo kĩ thuật nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, cải tạo nhà máy phân đạm Bắc Giang, nâng cấp hệ thống thơng tin tín hiệu đường sắt 3 tuyến đầu mối và tuyến Vinh - thành phố Hồ Chí Minh và nhiều dự án khác đang được triển khai.
Về đầu tư, tính đến tháng 06/2010, Trung Quốc có hơn 2.000 doanh nghiệp đang đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Trung Quốc rất đa dạng bao gồm: khách sạn, nhà hàng, in ấn mác bao bì thực phẩm, sản xuất và lắp
ráp máy nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, gia công chế biến chè xuất khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất ván sàn và một số sản phẩm từ tre nứa, chế biến thực phẩm và sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi, sản xuất gạch men sứ.
Trong thời gian tới, để góp phần giảm nhập siêu, Việt Nam cần đề nghị Trung Quốc nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu trong trao đổi biên mậu, coi trọng mở rộng đầu tư ở Việt Nam, nhất là vào lĩnh vực trồng và chế biến nông sản để xuất sang Trung Quốc.
Nhìn chung, hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung trong thời gian qua đã mang nội dung và phương thức mới, thể hiện tinh thần hợp tác, bình đẳng cùng có lợi và bước đầu tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường. Tuy nhiên mối quan hệ hợp tác tồn diện Việt - Trung vẫn cịn có trở ngại, nhất là vấn đề biển Đông, đây là một tồn tại lịch sử rất phức tạp địi hỏi hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước phải rất nỗ lực giải quyết trên tinh thần tôn trọng Công ước quốc tế về biển để đưa quan hệ hai nước ổn định, bền vững.