Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA) và Chương trình Thu hoạch sớm (EHP)

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 38 - 42)

- Hiệp Định yêu cầu các nước thành viên phải:

B. Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA) và Chương trình Thu hoạch sớm (EHP)

Thu hoạch sớm (EHP)

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 3 tháng 11/2000 ở Singapore, Thủ Tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã chủ động đề xuất xây dựng

khuôn khổ hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, nhất là việc thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Sau thời gian chuẩn bị, ngày 14/11/2002 Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Trung Quốc đã được ký kết tại Campuchia tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất điều chỉnh toàn bộ các hoạt động hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là việc thiết lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm (ACFTA)

Hiệp định ACFTA điều tiết bốn lĩnh vực lớn là: Hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác. ACFTA sẽ thực hiện vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên cũ của ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine, Thailand) và Trung Quốc. Bốn nước thành viên mới của ASEAN là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ hoàn thiện vào năm 2015. Hiệp định ACFTA qui định:

• Các mặt hàng là đối tượng cắt giảm thuế được chia thành hai danh mục chủ yếu: Danh mục thông thường và Danh mục nhạy cảm. Với Danh mục thông thường, các nước ASEAN - 6 và Trung Quốc sẽ cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo lộ trình từ 1/1/2005 đến năm 2010. Đối với các nước thành viên mới của ASEAN thời gian sẽ được kéo dài thêm 5 năm, bắt đầu từ 1/1/2005 và kết thúc vào năm 2015.

• Đối với hàng hóa thuộc Danh mục nhạy cảm có cơ chế cắt giảm thuế linh hoạt hơn với thời hạn kết thúc, thuế suất cuối cùng và số lượng giới hạn.

• Các bên có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ thuần phong mỹ tục, sức khỏe, con người và động thực vật phù hợp với Điều XX của Hiệp định GATT.

Chương trình Thu hoạch sớm (EHP): là chương trình ưu đãi thuế quan được đặt ra nhằm ưu tiên thực hiện sớm các mức ưu đãi về thuế quan trong khuôn khổ khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trên cơ sở có đi có lại giữa các bên.

1 đến Chương 8 của Danh bạ thuế quan hài hòa ASEAN (HS) với 8/9 chữ số để áp dụng EHP ngoại trừ các mặt hàng nằm trong Danh mục loại trừ; bao gồm; Chương 1 về động vật sống; Chương 2 về thịt và nội tạng động vật; Chương 3 về cá; Chương 4 về sữa và các sản phẩm sữa; Chương 5 về các sản phẩm khác từ động vật; Chương 6 về cây sống; Chương 7 về rau ăn; Chương 8 về quả và hạt ăn được.

Đối với các bên có mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ có thể sửa đổi danh mục đó bất cứ lúc nào để đưa một hoặc nhiều mặt hàng trong danh mục này vào EHP. Các mặt hàng trong EHP được chia thành 3 nhóm để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo khung thời gian quy định, tuy nhiên không ngăn cản bất kỳ bên nào đẩy nhanh việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan nếu bên đó muốn. Nhóm hàng được xác định như sau:

Nhóm 1: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất

cả mặt hàng có thuế suất MFN lớn hơn 15%. Các nước ASEAN khác thì áp dụng với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN bằng 30% hoặc lớn hơn.

Nhóm 2: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất

cả mặt hàng có thuế suất MFN từ 5% đến 15% (kể cả các mặt hàng có thuế suất bằng 5% và 15%). Các nước ASEAN khác thì áp dụng với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN từ 15% đến 30% (kể cả các mặt hàng có thuế suất 15% nhưng khơng áp dụng với mặt hàng có thuế suất 30%)

Nhóm 3: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất

cả mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 5%. Các nước ASEAN khác thì áp dụng với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 15%. Các sản phẩm có mức thuế MFN 0% sẽ giữ nguyên ở mức 0%. Còn nếu mức thuế thực hiện được giảm xuống 0% thì sẽ giữ nguyên mức 0%.

Lộ trình cắt giảm thuế theo EHP:

Đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6: EHP được thực hiện trong vịng 3 năm. Theo đó việc cắt giảm thuế được bắt đầu từ 1/1/2004 và hoàn thành không muộn hơn năm 2006. (Mức thuế suất vào thời điểm hoàn thành là 0%)

thức cắt giảm linh hoạt hơn. Việt Nam bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 1/1/2004 nhưng hồn thành khơng muộn hơn 1/1/2008.

Người ta quy định 2 danh mục: Danh mục hàng nhạy cảm cao và Danh mục hàng nhạy cảm thông thường.

Danh mục nhạy cảm thông thường (SL) được giới hạn số lượng các dịng

thuế mà mỗi bên có thể đưa vào: Đối với các nước ASEAN - 6 và Trung Quốc: gồm 400 dòng thuế ở cấp HS 6 số và 10% tổng giá trị nhập khẩu dựa trên thống kê thương mại năm 2001. Đối với Campuchia, Lào, Myanmar gồm 500 dịng thuế cấp HS 6 số. Việt Nam có 500 dịng thuế cấp HS 6 số và mức trần tính trên giá trị nhập khẩu sẽ được quyết định không muộn hơn ngày 31/12/2004.

Danh mục nhạy cảm cao (HSL) tuân thủ mức trần sau: Đối với ASEAN - 6

và Trung Quốc: khơng vượt q 40% tổng số dịng thuế trong Danh mục nhạy cảm hoặc 100 dòng thuế cấp HS 6 số tùy theo mức nào thấp hơn. Đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam: khơng vượt qúa 40% tổng số dịng thuế trong Danh mục nhạy cảm hoặc 150 dòng thuế ở cấp HS 6 số tùy theo mức nào thấp hơn.

Lịch trình cắt giảm:

Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): Các nước ASEAN - 6 và Trung Quốc sẽ giảm thuế suất MFN của các dòng thuế được đưa vào Danh mục nhạy cảm thơng thường tương ứng của mình xuống 20% khơng muộn hơn ngày 1/1/2012. Các thuế suất này sau đó sẽ được giảm xuống 0% - 5% không muộn hơn ngày 1/1/2018. Đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ giảm thuế suất MFN áp dụng của các dòng thuế được đưa vào Danh mục nhạy cảm thông thường tương ứng của mình xuống cịn 20% khơng muộn hơn ngày 1/1/2015. Các thuế suất này sau đó sẽ được giảm xuống cịn 0% - 5% không muộn hơn 1/1/2020.

Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): Các bên sẽ giảm thuế suất MFN áp dụng của các dòng thuế được đưa vào Danh mục nhạy cảm cao tương ứng xuống không quá 50% không muộn hơn 1/1/2015 đối với các nước ASEAN - 6 với Trung Quốc và 1/1/2018 đối với các quốc gia thành viên mới của ASEAN.

bỏ các dòng thuế trong Danh mục nhạy cảm vào bất kỳ thời gian nào nếu muốn, đồng thời bất cứ bên nào cũng có thể đơn phương chuyển bất kỳ dịng thuế nào từ Danh mục nhạy cảm sang Danh mục thông thường vào bất kỳ thời gian nào nếu muốn.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w