D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
2.2.1.2. Rào cản thương mại thấp khi thâm nhập thị trường Trung Quốc
Theo cam kết khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải tăng hạn ngạch đồng thời hạ thấp thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với gạo, dầu thực vật, dầu cọ...Trung Quốc cũng phải sửa đổi và xóa bỏ các hạn chế về hạn ngạch, về giấy
phép nhập khẩu và việc chỉ định đầu mối kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, trong đó có cao su thiên nhiên và sản phẩm chế biến từ cao su...đồng thời phải mở rộng các đầu mối nhập khẩu hàng hóa thuộc độc quyền nhập khẩu của Nhà nước như dầu thô, lương thực. Đây là các điều kiện khách quan thuận lợi để nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác trong ASEAN. Lợi thế này cộng với điều kiện thuận lợi về mặt địa lí là cơ sở giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là thâm nhập vào các tỉnh Nam và Tây Nam Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc có thể được xem như một thị trường có nhu cầu sản phẩm rất đa dạng, có yêu cầu về vệ sinh và an tồn thực phẩm khơng khắt khe như các thị trường Mỹ, Nhật nên phù hợp với trình độ sản xuất và chế biến nông sản hiện nay của Việt Nam.
Theo đánh giá của các chun gia, nhóm hàng nơng sản Việt Nam như cao su, gạo, điều, cà phê, hồ tiêu và rau quả là những sản phẩm có sức cạnh tranh cao tại thị trường Trung Quốc.
Tuy rào cản thương mại thấp nhưng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây chậm và đầy khó khăn. Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với mức độ ngày càng tăng. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam tăng nhanh hơn tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam nên cán cân thương mại ngày càng nghiêng về phía bất lợi cho Việt Nam. Nguyên nhân là:
- Hiện tại Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc hơn 100 mặt hàng nhưng trong đó nhóm hàng nguyên, nhiên liệu và Nông - Lâm - Thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Hầu hết các nhóm hàng trên được xuất khẩu dưới dạng thơ hoặc sơ chế, nhất là hàng Nông - Lâm - Thủy sản, nên giá trị gia tăng rất thấp. Một số mặt hàng có kim ngạch liên tục giảm sút như hàng rau quả. Trước đây rau quả Việt Nam luôn xuất siêu vào Trung Quốc nhưng trong vài năm gần đây đã chuyển thành nhập siêu. Mặc dù rau quả là nhóm hàng Việt Nam được coi là có
lợi thế cạnh tranh và Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, tuy nhiên sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và ban hành các quy định mới về tiêu chuẩn kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã khơng thích ứng kịp với những thay đổi này dẫn đến xuất khẩu giảm sút. Thêm vào đó, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng rau quả tươi, chưa qua chế biến, khơng sử dụng hóa chất bảo quản và sau một hành trình dài dọc theo đất nước trong điều kiện nóng nực nên chất lượng đã giảm nhiều khi đến biên giới. Việt Nam cịn thiếu rất nhiều phương tiện vận chuyển có bảo ơn và hệ thống kho lạnh tại khu vực cửa khẩu để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu nên đôi khi do ách tắc trong việc thông quan dẫn đến hàng hóa xuấng cấp phải đổ bỏ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Khi xuất khẩu vào Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọn hình thức xuất khẩu biên mậu. Chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn khơng ít rủi ro. Phía Trung Quốc ln áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá. Trung Quốc thường xuyên áp dụng chính sách biên mậu linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng nhập khẩu và giá cả. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo con đường này ln thấp thỏm, âu lo vì khơng thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của đối tác Trung Quốc. Tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chọn con đường biên mậu vì theo hình thức này hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc khơng địi hỏi có chất lượng cao, thủ tục đơn giản, không nhất thiết phải ký hợp đồng, doanh nghiệp chỉ phải nộp phí biên mậu thấp hơn so với thuế nhập khẩu chính ngạch. Sự thuận lợi này đang là con dao hai lưỡi khiến cho các ngành hàng xuất khẩu vào Trung Quốc khó bứt phá được.
- Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 200 mặt hàng, trong đó nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các hàng hóa này phục vụ cho nhiều ngành cơng nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được, kể cả nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, da giày để sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU. Đây là các loại hàng hóa phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, giá cả có sức cạnh tranh so với các nguồn cung cấp khác và số lượng nhập khẩu ngày càng gia tăng để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của sản xuất công
nghiệp trong nước.