D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây cho thấy Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nông sản Việt Nam. Trung Quốc là thị trường lớn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trong quá trình chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế nên có nhu cầu ngày càng lớn về các loại nơng sản phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đây là thị trường yêu cầu không quá khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nên phù hợp với trình độ sản xuất và chế biến nơng sản của chúng ta hiện nay và trong một vài năm tới.
Trên cơ sở phân tích hoạt động xuất khẩu nơng sản vào Trung quốc, luận án đã đánh giá những thành tựu đạt được và chỉ ra những bất cập còn tồn tại như cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu chậm được khắc phục, chủ yếu xuất khẩu ở dạng thơ và sơ chế, thậm chí ngay cả xuất thơ cũng làm chưa tốt nên hiệu quả xuất khẩu thấp. Hình thức xuất khẩu chưa hợp lý, chủ yếu theo đường biên mậu nên tiềm ẩn đầy rủi ro và luôn ở thế bị động đối phó trước những thay đổi thất thường trong chính sách biên mậu của Trung Quốc. Lực lượng tham gia đông đảo và chủ yếu chạy theo lợi ích ngắn hạn nên năng lực tiếp cận thị trường rất yếu, thiếu thông tin và khơng cập nhật được các thay đổi trong chính sách của Trung Quốc. Việc thanh tốn chủ yếu bằng tiền mặt, tỷ lệ các giao dịch được thanh tốn qua ngân hàng cịn thấp nên dễ gặp rủi ro và hạn chế khả năng mở rộng thương mại.
Luận án cũng tập trung phân tích để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của những bất cập trên làm cở sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất
khẩu nông sản vào Trung Quốc trong những năm tới. Các nguyên nhân bao gồm: - Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc một cách bài bản.
- Hành lang pháp lý cho trao đổi thương mại giữa hai nước khá phong phú nhưng việc thực thi còn kém hiệu quả, nhiều hiệp định đã ký kết nhưng chưa được triển khai thực hiện.
- Chúng ta chưa có cơ quan chuyên trách về biên mậu, chưa ban hành kịp thời các chính sách quản lý biên mậu linh hoạt. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cịn nặng về hình thức mà chưa liên kết thực chất.
- Khơng có một cơ quan chuyên trách về thị trường Trung Quốc, năng lực phân tích và dự báo thị trường của cán bộ chun mơn cịn thấp. Công tác xúc tiến thương mại cịn kém hiệu quả. Cơng tác thơng tin thị trường yếu và chưa được cập nhật kịp thời.
- Chất lượng hàng nơng sản xuất khẩu cịn nhiều tồn tại, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được giải quyết cơ bản.
- Chưa tận dụng có hiệu quả lợi thế vị trí địa lý gần kề do cơ sở hạ tầng yếu kém. Hệ thống đường bộ vận chuyển hàng lên biên giới xuống cấp nghiêm trọng, vận chuyển đường sông và đường sắt chưa phát triển, vận chuyển đường khơng thì chi phí cao hơn các nước trong khu vực; trang thiết bị của các cửa khẩu cịn thiếu thốn, chưa có các kho lạnh bảo quản nông sản tại biên giới để hỗ trợ xuất khẩu.
CHƯƠNG 3