D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc
Nhìn lại hoạt động xuất khẩu nơng sản vào Trung Quốc trong thời gian qua mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Xuất khẩu nơng sản vào Trung Quốc đã góp phần khơi phục sự mất cân đối cung cầu hàng nơng sản do tính chất thời vụ gây ra. Việt Nam đã khai thác được một thị trường gần để tiêu thụ nhiều loại nơng sản trong đó có những mặt hàng mà lâu nay đồng bào miền núi phía Bắc không bán đi đâu được. Giá cả trên thị trường này tuy không ổn định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn các thị trường quốc tế khác do chi phí vận chuyển thấp. Đây là thị trường không quá khắt khe về chất lượng nên phù hợp với trình độ canh tác, với cơng nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu của Việt Nam. Từ trao đổi hàng hóa nói chung, Việt Nam đã nhập khẩu được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồng vật ni, phân bón, thuốc trừ sâu…,góp phần bù đắp sự thiếu hụt về vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc đã mang lại nguồn thu đáng kể để nhập khẩu thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu mà không phải dùng đến ngoại tệ mạnh, làm
giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường khác như EU, Mỹ, Nhật...
- Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc đã thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong nước. Như cà phê Trung Nguyên đã đầu tư nhà máy chế biến hiện đại tại Buôn Ma Thuật để sản xuất các sản phẩm cà phê chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Xuất khẩu hàng nơng sản đã góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Nhiều vùng chuyên canh cây nông sản xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu được từng bước hình thành như vùng chuyên canh cà phê, chuyên canh hồ tiêu, chun canh cây sắn…Nhờ đó thu nhập của người nơng dân được cải thiện từng bước, hàng vạn lao động nông nghiệp ở nông thôn và các tỉnh biên giới phía Bắc có thêm việc làm. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn vùng Đông Bắc và Tây Bắc đã tăng lên đáng kể: năm 2000 chỉ đạt 73,01% và 73,44% đến năm 2006 đã lên tới 81,76% đối với Đông Bắc và 78,78% đối với Tây Bắc.
- Nhanh chóng đáp ứng và điều tiết cung cầu hàng nơng sản của hai bên biên giới, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân hai bên biên giới, khuyến khích sản xuất và dịch vụ ở vùng biên giới phát triển.
- Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế, góp phần giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại trong trao đổi mậu dịch giữa hai nước, tạo nguồn vốn tích lũy để tiến hành cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Bn bán qua biên giới Việt - Trung mặc dù cịn có những hạn chế và tiêu cực nảy sinh, nhưng đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực biên giới, từ đó thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa miền núi và miền xuôi.