Xây dựng chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 130 - 133)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

3.3.1.2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc

Trong giai đoạn 2001 - 2010, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước tăng trưởng với tốc độ cao, Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn, đứng thứ nhất về nhập khẩu và thứ ba về xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cán cân thương mại ln nghiêng về phía bất lợi cho Việt Nam. Việt Nam ln ở trong tình trạng nhập siêu, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn so với tốc độ tăng của nhập khẩu. Để góp phần giảm nhập siêu cần đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc, bao gồm cả tăng về lượng và điều chỉnh cơ cấu hàng nông sản theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến có giá trị gia tăng cao để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Một số giải pháp chung bao gồm:

Một là, hồn thiện hành lang pháp lý tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định cho hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.

- Tính đến nay đã có hơn 10 Hiệp định song phương và nhiều thoả thuận liên quan đến lĩnh vực thương mại được ký kết giữa các Bộ, Ngành của hai nước. Việc Việt Nam gia nhập WTO, cùng với Hiệp định ACFTA có hiệu lực và

chương trình hợp tác Hai hành lang, Một vành đai kinh tế được triển khai đã củng cố thêm nền tảng pháp lý cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Theo đó, trong giai đoạn 2007 - 2015, mức thuế quan giữa hai nước sẽ giảm mạnh, thương mại sẽ thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng thương mại tiểu ngạch, tăng cường thương mại chính ngạch và quan hệ thương mại sẽ bình đẳng hơn, theo phương thức hiện đại hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của WTO. Để quan hệ thương mại Việt - Trung có bước tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới, hai nước cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý.

- Trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, trước mắt cần rà soát lại những hiệp định đã ký giữa hai nước để có những điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế (WTO, ACFTA), đồng thời nâng cao tính hiệu lực và khả năng thực thi của các điều khoản đã cam kết. Tiếp tục hồn thiện, chi tiết hố và cụ thể hóa những quy định trong Hiệp định buôn bán qua biên giới Việt - Trung năm 1998, Hiệp định về thanh toán qua ngân hàng, Hiệp định về hỗ trợ tư pháp, Hiệp định về phối hợp kinh tế thương mại làm nền tảng để quan hệ giữa hai nước phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở luật pháp.

- Điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa hai nước theo hướng tạo cơ chế thơng thống hơn cho hoạt động thương mại như dành các ưu đãi đặc biệt về cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, đơn giản các thủ tục, nới lỏng hạn ngạch xuất nhập khẩu, đơn giản hóa quy định về quản lý cửa khẩu, về hải quan cho các hoạt động thương mại, sản xuất và đầu tư.

- Hồn thiện chính sách thuế, thực hiện nghiêm lịch trình cắt giảm thuế theo Hiệp định ACFTA có tính đến những ưu đãi nhất định đối với các khu vực kém phát triển để tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất và miễn giảm thuế cho những năm đầu đối với các cơng trình đầu tư ở vùng núi phía Bắc.

- Cải thiện hệ thống thanh toán giữa ngân hàng hai nước. Việt Nam cần đề nghị Trung Quốc đôn đốc các ngân hàng triển khai các biện pháp thật cụ thể, sát với thực tế để đẩy mạnh việc thực thi Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân

hàng hai nước, tiến hành thanh tốn quốc tế với hình thức L/C bằng đồng bản tệ, nâng tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng trong trao đổi thương mại giữa hai nước lên 50% trong giai đoạn 2012 - 2015.

Thực tế, việc thanh toán trong trao đổi thương mại đã cho thấy các ngân hàng chưa giữ được vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ biên giới và mới chỉ thực hiện được chức năng thanh tốn ngoại thương ở cửa khẩu phía Bắc 5 - 10% tổng nhu cầu thanh tốn, chủ yếu vẫn thơng qua hoạt động đổi tiền của tư nhân tại cửa khẩu hoặc chợ biên giới với hình thức thanh tốn tiền mặt là chủ yếu. Trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, hình thức thanh tốn hiện nay sẽ kìm hãm tốc độ giao dịch thương mại. Vì vậy, địi hỏi phải cải thiện hệ thống thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng hai nước. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng Trung Quốc. Cần nhân rộng mơ hình hợp tác có hiệu quả giữa ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Lào Cai với các ngân hàng Ngoại thương, Công thương, Nơng nghiệp Trung Quốc thực hiện thanh tốn quốc tế với hình thức L/C bằng đồng bản tệ, đã hạn chế nhiều rủi ro và thúc đẩy bn bán chính ngạch.

Ngành ngân hàng cần khẩn trương xây dựng quy chế hoạt động tiền tệ trên biên giới. Phối hợp với các ngành khác để thiết lập đồng bộ các quy định quản lý hoạt động tiền tệ trên biên giới, tích cực phịng chống tiền giả xâm nhập và lưu thông vào thị trường trong nước.

Tổ chức, sắp xếp lại các lực lượng kinh doanh ngoại hối tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt - Trung, đặt các hoạt động này dưới sự giám sát và quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức hệ thống đổi tiền thuận tiện, có chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt phù hợp với thị trường tiền tệ, phấn đấu đưa tiền Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi trên tài khoản vãng lai. Đơn giản hóa các thủ tục để đưa các hoạt động xuất nhập khẩu trên biên giới (trừ các hoạt động trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới) thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

- Đề nghị Trung Quốc xây dựng cơ chế phối hợp trao đổi định kỳ để tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong quản lý buôn bán biên giới như kiểm định

chất lượng, kiểm dịch, phương thức thanh toán. Chia sẻ kinh nghiệm chống bán phá giá và đối phó với các rào cản kỹ thuật trong thương mại để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước trao đổi hàng hoá.

Hai là, đẩy mạnh việc xây dựng Hai hành lang và Một vành đai kinh tế phục vụ cho hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.

- Đẩy mạnh việc xây dựng Hai hành lang và Một vành đai kinh tế:

Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc trong thực hiện các dự án nâng cấp hệ thống giao thông và thông tin trên hành lang kinh tế. Mục tiêu của Dự án là xây dựng hành lang quốc tế giữa Tây nam Trung Quốc và Đông Nam Á để hợp nhất với các phần khác của khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc; bao gồm:

+ Xây dựng đường cao tốc Côn Minh - Hà Nội, Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội để kết nối vào hệ thống giao thông của các nước ASEAN đang xây dựng.

+ Xây dựng tuyến đường sắt Côn Minh - Hà Nội và kết nối với hệ thống giao thông của các nước ASEAN.

+ Xây dựng đường thuỷ thông qua sông Hồng và sông Mêkông. + Thiết lập đường hàng không nối Côn Minh với Hà Nội.

+ Xây dựng các trung tâm thông tin, các website về khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. Xây dựng Côn Minh và Hà Nội trở thành các trung tâm thông tin về hợp tác khu vực ASEAN - Trung Quốc.

+ Xây dựng các cảng biển, nhất là cảng biển nước sâu với cơ sở vật chất hiện đại thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá.

+ Xây dựng các nhà lạnh, kho bãi hiện đại làm nơi bảo quản và trung chuyển hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w