- Chính phủ mỗi bên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của mình ký
3.3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi có được đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh, có khả năng thu thập, xử lý thông tin thị trường nhanh chóng, chính xác; cơng nhân giỏi tay nghề thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, cách tốt nhất để hiểu biết sâu về thị trường Trung Quốc là gửi cán bộ đi đào tạo ở Trung Quốc hoặc tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm học tập và làm việc ở Trung Quốc, am hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, luật pháp của Trung Quốc.
Các doanh nghiệp nên tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các nước xuất khẩu nông sản thành công vào Trung Quốc như Thái Lan, Malaysia. Philippine.
Doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích bằng lợi ích vật chất để thu hút sinh viên giỏi từ các trường đại học, trường dạy nghề về làm việc tại doanh nghiệp; đào tạo bổ sung, tin tưởng giao việc và tạo điều kiện để họ phát triển; sẵn sàng bổ sung, thay thế cho lực lượng cán bộ hiện nay.
Phát triển nguồn nhân lực là cơng việc thường xun, lâu dài và tốn chi phí đầu tư của doanh nghiệp, do vậy phải có cơ chế thích hợp giàng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi cho cả hai phía./.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu và địa hình đa dạng thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu nông sản. Thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại những năm gần đây đã chứng minh xuất khẩu nơng sản đóng một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, chiếm 14 - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu nông sản đã tạo ra nguồn vốn quan trọng để tiến hành cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường địa vị kinh tế của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nông sản Việt Nam. Với hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trong quá trình chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế nên có nhu cầu ngày càng lớn về các loại nơng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt thị trường các tỉnh Nam và Tây Nam Trung Quốc nơi có nhu cầu lớn về các loại nơng sản, có u cầu khơng quá khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên phù hợp với trình độ canh tác, với cơng nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại Việt - Trung có truyền thống lịch sử lâu đời, được chính phủ và nhân dân hai nước đồng tình ủng hộ nên có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh.
Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, kim ngạch tăng trưởng cao và ổn định trong cả giai đoạn 2001- 2010. Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng nhất của nơng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại việc xuất khẩu nơng sản vào Trung Quốc thời gian qua còn nhiều tồn tại, hiệu quả xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu chậm được khắc phục, nhiều loại nông sản được xuất khẩu ở dạng thô và sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Hình thức xuất khẩu chưa hợp lý, chúng ta chủ yếu xuất
khẩu nông sản theo đường biên mậu vào Trung Quốc nên luôn ở trong tình trạng bị động đối phó trước những thay đổi thất thường trong chính sách biên mậu của Trung Quốc. Lực lượng tham gia gồm đủ các thành phần kinh tế và chủ yếu chạy theo lợi ích ngắn hạn nên năng lực tiếp cận thị trường rất yếu, thiếu thông tin và không cập nhật được các thay đổi trong chính sách của Trung Quốc dẫn đến tình trạng hàng hố ách tắc tại biên giới diễn ra triền miên. Việc thanh tốn qua ngân hàng cịn thấp, chủ yếu bằng tiền mặt nên dễ gặp rủi ro và hạn chế khả năng mở rộng thương mại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì có nhiều, nhưng chủ yếu là:
- Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc một cách bài bản.
- Hành lang pháp lý cho trao đổi thương mại giữa hai nước khá phong phú nhưng việc thực thi còn nhiều bất cập, nhiều hiệp định đã ký kết nhưng chưa được triển khai có hiệu quả như Hiệp định thanh toán và hợp tác về ngân hàng, Hiệp định hợp tác về hải quan, về kiểm dịch động thực vật, về vận tải quá cảnh.
- Chúng ta chưa ban hành kịp thời các chính sách quản lý biên mậu, chưa có cơ quan chuyên trách về biên mậu nên việc quản lý còn lỏng lẻo, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cịn nặng về hình thức mà chưa liên kết thực chất.
- Chưa có một cơ quan chuyên trách về thị trường Trung Quốc. Công tác xúc tiến thương mại cịn kém hiệu quả. Cơng tác thơng tin thị trường yếu và chưa được cập nhật kịp thời. Năng lực phân tích và dự báo thị trường của cán bộ chun mơn cịn thấp.
- Chất lượng hàng nơng sản xuất khẩu cịn nhiều tồn tại, vấn đề về giống và kỹ thuật canh tác mới còn thấp hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Do giống lạc hậu, sản xuất manh mún, mang nặng tính tự phát nên chất lượng sản phẩm khơng đồng đều, khó tập trung nguồn hàng lớn cho xuất khẩu. Cơng nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch rất lạc hậu, việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được giải quyết cơ bản. Tổ chức sản xuất theo quy trình canh tác GAP cịn yếu kém nên dư lượng hố chất và thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm thường cao hơn mức cho phép.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho trao đổi thương mại còn nhiều bất cập. Trang bị cơ sở vật chất của các cửa khẩu còn thiếu thốn do chưa được đầu tư đúng mức, chưa có kho lạnh bảo quản hàng hóa tại biên giới để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu. Hệ thống đường bộ vận chuyển hàng lên biên giới đang xuống cấp nghiêm trọng nên cản trở tốc độ vận chuyển, vận chuyển đường sông và đường sắt chưa phát triển, vận chuyển đường khơng thì chi phí cao hơn các nước trong khu vực.
Trên cơ sở các tồn tại trên, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc; bao gồm:
1) Một số giải pháp đối với Nhà nước
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Trung làm tiền đề cho hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.
- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc.
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản.
- Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam. - Đẩy mạnh thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. - Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng.
- Tăng cường liên kết để nâng cao sức cạnh tranh.
2) Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp