Thống kê mô tả kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu mức độ nhận biết thương hiệu trường đại học ngoại ngữ ĐHQGHN (Trang 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3. Kết quả khảo sát

3.3.1. Thống kê mô tả kết quả khảo sát

Trong 250 phiếu khảo sát phát ra thu về 240 phiếu, trong có 10 phiếu khảo sát tại câu số 1 về kể tên 05 Trƣờng Đại học mà bạn biết đã khơng có tên của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN và ở câu số 2, 10 phiếu khảo sát này cũng lựa chọn đáp án “Khơng” khi đƣợc hỏi có biết về Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN khơng? Số lƣợng này chiếm 4,2% tổng số ngƣời tham gia khảo sát và là số lƣợng nhỏ. Vì vậy, trong phần này chỉ tập trung phân tích dữ liệu của 230 phiếu khảo sát. Những thông tin cơ bản về ngƣời tham gia khảo sát nhƣ sau:

Hình 3.4: Tỉ lệ nam- nữ tham gia khảo sát

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

Trong kết quả khảo sát có tỉ lệ học sinh nữ là 58,4%, học sinh nam là 42,6% (Hình 3.4). Trong đó tỉ lệ học sinh chia theo các khối lớp đƣợc thể hiện tại hình 3.5. Số lƣợng học sinh lớp 11 tham gia khảo sát đông nhất chiếm 53,2%, tiếp theo là học sinh khối 10 với 31,2%, số học sinh khối 12 tham gia khảo sát là 15,6%

Hình 3.5. Tỉ lệ ngƣời tham gia khảo sát theo khối lớp.

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả Khảo sát đƣợc triển khai tại 12

Trƣờng THPT trên 6 tỉnh, Thành phố, cụ thể nhƣ bảng phía dƣới đây:

Bảng 3.2. Thống kê ngƣời tham gia khảo sát theo Trƣờng THPT

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

STT Tên trƣờng 1 THPT Nguyễn Tất Thành 2 THPT Chu Văn An 3 THPT Chuyên Ngoại ngữ 4 THPT Mê Linh 5 THPT Quang Minh 6 THPT Đại Mỗ 7 THPT Chí Linh 8 THPT Chuyên Trần Phú 9 THPT Chuyên Thái Nguyên 10 THPT Chuyên Trần Phú 11 THPT Thanh Chƣơng 3 12 THPT Chuyên Lam Sơn

TỔNG

Nhƣ vậy 230 ngƣời khảo sát, đối tƣợng đƣợc chia về các tỉnh thành khác nhau, số lƣợng tại Hà Nội chiếm 47%. Ngƣời tham gia khảo sát ở 12 trƣờng THPT khác nhau trong đó có 05 đơn vị là THPT Chuyên.

Bảng 3.3 : Thống kê người tham gia khảo sát theo nhóm ngành dự định thi Đại học

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

STT Khối ngành dự kiến thi Đại học

1 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 2 Nghệ thuật

3 Kinh doanh và quản lý, pháp luật 4 Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên

Toán và thống kê, Máy tính và Cơng nghệ thơng tin, Cơng 5 nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và

Xây dựng, Nông lâm và Thủy sản, Thú y 6 Sức khỏe

Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thơng 7 tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn

8 Khác

TỔNG

Bảng 3.4: Thống kê người tham gia khảo sát theo tổ hợp xét chọn dự kiến thi ĐH

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

STT Tổ hợp xét chọn dự kiến thi 1 Tổ hợp A (A00-A07, A15-A17) 2 Tổ hợp B (B00-B05) 3 Tổ hợp năng khiếu 4 Tổ hợp C (C00-C15) 5 Tổ hợp D (D01-D49, D72, D78, D90, D96) 6 Khác TỔNG

Trong 230 học sinh tham gia khảo sát, các bạn đã lựa chọn cho mình khối ngành và tổ hợp xét chọn dự kiến. Trong đó các khối ngành đƣợc lựa chọn nhiều đó là Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, pháp luật và Khoa học sự sống, khoa học Tự nhiên (32.6%-20.4%-14.4%). Tƣơng tự, đối với tổ

hợp dự tuyển mà các bạn học sinh lựa chọn, tổ hợp A(A00-A07, A15-A17) và Tổ hợp D (D01-D49, D72, D78, D90, D96) chiếm lần lƣợt 36.1% và 44.8%.

3.3.2. Mức độ nhận biết thương hiệu qua các câu hỏi phân biệt và các yếu tố gợi nhắc.

Tại câu hỏi số 1, phiếu khảo sát đã yêu cầu những học sinh liệt kê 05 Trƣờng Đại học mà các bạn biết. Trong 230 câu trả lời, có 105 câu trả lời có nhắc đến Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN (tƣơng đƣơng 45.7% ), có 48 câu trả lời có nhắc đến Đại học Quốc gia Hà Nội (đơn vị chủ quản của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ).

Nhƣ đã nhắc đến đầu phần mô tả thống kê, ngồi 230 học sinh trả lời có biết Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN tại câu số 2 thì có 10 học sinh trả lời khơng. Trong số 230 học sinh biết đến Trƣờng ĐHNN thì kết quả thống kê các kênh thông tin tiếp cận về Nhà trƣờng đƣợc mô tả theo bảng dƣới đây:

Bảng 3.5: Thống kê các kênh tiếp cận thông tin về ĐHNN – ĐHQGHN

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

STT Kênh truyền thông

1 Bạn bè, ngƣời thân giới thiệu

2 Thơng qua quảng cáo truyền hình, báo chí 3 Thơng tin từ Internet

4 Qua các chƣơng trình định hƣớng nghề nghiệp 5 Khác

Có thể thấy, kết quả trên thể hiện học sinh THPT tiếp cận thông tin về Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN chủ yếu thông qua Bạn bè, ngƣời thân giới thiệu và Internet với số lƣợng lần lƣợt là 172 và 156. Xếp ngay sau là kênh thông tin quảng cáo truyền hình, báo chí với 83 lƣợt chọn, các chƣơng trình định hƣớng nghề nghiệp có 36 lƣợt chọn.

Hình 3.6 : Thống kê tỉ lệ tiếp nhận đầy đủ thông tin qua các kênh

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

Trong số 230 học sinh tham gia khảo sát, chỉ có 72 học sinh tiếp nhận hết thơng tin mong muốn qua các kênh đƣợc nêu trên tƣơng đƣơng 31.2%. 68.8% còn lại cho rằng các kênh thông tin không thể cung cấp đầy đủ thông tin mà họ mong muốn.

Cũng theo kết quả khảo sát, trong số 230 câu trả lời, có 75 học sinh trả lời dự định thi vào Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN chiếm 32.6%, 67.4% cịn lại thì khơng.

Tại câu hỏi số 6, khi đƣợc lựa chọn giữa các logo u thích, kết quả đƣợc mơ tả theo biểu đồ dƣới đây

Hình 1 : Hình 2 : Hình 3 :

Hình 4 :

Hình 3.7. Logo đƣợc u thích

Nhìn hình 3.7, ta thấy rằng logo Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN (Hình 2) đƣợc u thích nhất với 79.2% ngƣời khảo sát lựa chọn, tiếp theo là logo của Đại học Hà Nội với 13%.

Tại câu hỏi tiếp theo, khảo sát đánh giá mức độ nhận biết thƣơng hiệu qua tên gọi. 230 học sinh đƣợc yêu cầu viết tên đầy đủ bằng Tiếng Anh và tên viết tắt Tiếng Anh của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Kết quả cho thấy, chỉ có 30 học sinh (13%) viết đúng cả 02 yêu cầu, 120 học sinh viết đúng tên viết tắt (52.1%), số lƣợng viết đúng tên đầy đủ là 40 (17.4%), còn lại 40 học sinh viết sai cả 02 yêu cầu.

Về câu hỏi lựa chọn slogan của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, trong 230 ngƣời tham gia khảo sát có 74% lựa chọn phƣơng án đúng (Creating Opportunities Together- Cùng nhau kiến tạo cơ hội) , các phƣơng án khác có kết quả nhƣ biểu đồ dƣới.

SLOGAN

The road to the success Burn to shine

Creating Opportunities Together Innovation, Pioneer, Social resposibility

2% 15%

9%

74%

Hình 3.8 : Lựa chọn slogan

100 Các yếu tố giúp phân biệt thương hiệu 80 60 40 20 0 Logo

Hình 3.9 : Các yếu tố giúp phân biệt thƣơng hiệu Trƣờng Đại học Ngoại ngữ

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

Tại câu hỏi số 9, khi ngƣời tham gia khảo sát đƣợc hỏi về yếu tố giúp phân biệt Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN với các trƣờng Đại học khác, các học sinh đƣợc chọn nhiều yếu tố. Kết quả theo nhƣ hình 3.9, có 78% học sinh lựa chọn yếu tố tên gọi, 54% chọn yếu tố logo, tiếp sau đó là Slogan với 37% và Các ngành đào tạo với 34%. Các yếu tố khác chiếm 5% đƣợc các bạn học sinh kể ra gồm có: học phí, đồng phục, địa chỉ, …

Bảng 3.6: Thứ tự liên tƣởng khi nhắc tới thƣơng hiệu Trƣờng ĐHNN (%)

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

Thứ tự liên tƣởng Liên tƣởng thứ 1 Liên tƣởng thứ 2 Liên tƣởng thứ 3 Liên tƣởng thứ 4 Liên tƣởng thứ 5 Liên tƣởng thứ 6 Liên tƣởng thứ 7

nhiều nhất đó chính là Logo với 39%, liên tƣởng thứ 2 là Chƣơng trình đào tạo với 34%, kế tiếp là 34% của Slogan, yếu tố đƣợc liên tƣởng cuối cùng nhiều nhất chính là Mơi trƣờng học tập với 40%.

Ở câu hỏi số 11, trong số 230 học sinh THPT đƣợc khảo sát, khi đƣợc hỏi về các chƣơng trình đào tạo của ĐHNN- ĐHQGHN, kết quả thu đƣợc nhƣ bảng dƣới đây (câu hỏi liệt kê 5 chƣơng trình đào tạo ngồi đại học chính quy và cho phép ngƣời khảo sát chọn nhiều phƣơng án). Nhìn biểu đồ ta có thể thấy, Đào tạo THPT, Sau đại học và Chƣơng trình đào tạo thứ 2 (Bằng kép) đƣợc lựa chọn nhiều nhất với số lƣợng tƣơng ứng là 130, 110 và 89, trong khi hệ vừa học vừa làm đƣợc lựa chọn ít nhất.

Lựa chọn các chương trình đào tạo ngồi đại học chính quy

Đào tạo THPT Đào tạo vừa học vừa làm Đào tạo liên kết quốc tế

Đào tạo sau đại học

Chương trình đào tạo thứ 2 (Bằng kép)

0 20 40 60 80 100 120 140

Hình 3.10 : Chƣơng trình đào tạo ngồi đại học chính quy tại ĐHNN – ĐHQGHN

Đối với câu hỏi cuối cùng trong phần II, các bạn học sinh kể tên 05 ngơn ngữ mà Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN có đào tạo, trong đó có tới 227 bạn kể tên đúng 05 ngơn ngữ, có 03 học sinh đã kể tên các ngơn ngữ mà trƣờng không đào tạo nhƣ : Tây Ban Nha, Ý, Lào. Ngôn ngữ đƣợc kể tên nhiều nhất là Anh với 225 bạn (tƣơng đƣơng 99%), kế tiếp là Hàn Quốc với 72% và Nhật Bản với 69%.

Thông qua kết quả do tác giải nghiên cứu, gắn với lý thuyết và cơ sở lý luận về các mức độ nhận biết thƣơng hiệu (nhận biết trƣớc nhất, nhận biết không nhắc nhớ và nhận biết có nhắc nhớ) ta có thể thấy, mức độ đƣợc nhận biết trƣớc nhất của thƣơng hiệu Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN thể hiện qua việc đƣợc các bạn học sinh nhắc tới trong top 05 trƣờng Đại học và qua các yếu tố nhƣ Logo, Slogan và chƣơng trình đào tạo. Bên cạnh đó, chất lƣợng đào tạo hay học phí, mơi trƣờng học tập của nhà trƣờng vẫn ở mức độ nhận biết cần nhắc nhớ khi đặt bên cạnh các thƣơng hiệu khác. Đây cũng chính là căn cứ để tác giả đƣa ra nhận định chung về mức độ nhận biết thƣơng hiệu của nhà trƣờng và đề xuất các giải pháp.

3.3.3. Mức độ nhận biết thương hiệu Trường ĐHNN – ĐHQGHN qua đánh giá 07 yếu tố

Với 27 câu hỏi đánh giá về 07 yếu tố của thƣơng hiệu Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN theo thang đo 5, kết quả đƣợc tổng hợp theo bảng dƣới đây :

Bảng 3.7 : Đánh giá các yếu tố thƣơng hiệu Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN

Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả

A. CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Trƣờng có các chun ngành đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ

2 Trƣờng có các chuyên ngành đào tạo đa dạng, phù hợp với xu thế phát

triển của thị trƣờng lao động

3 Các chƣơng trình đào tạo có tính vƣợt trội so với các đơn vị đào tạo cùng chun ngành đó

4 Khung chƣơng trình đào tạo rõ ràng, hợp lý

B. SLOGAN (Khẩu hiệu) – Cùng nhau kiến tạo cơ hội

5 Dễ nhớ

6 Gây ấn tƣợng

7 Sáng tạo

8 Có ý nghĩa

10 Gây cho bạn ấn tƣợng

11 Có ý nghĩa

D. HỌC PHÍ

12 Học phí hợp lý

13 Giá cả dịch vụ đi kèm hợp lý

14 Mức học phí có tính cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành

E. CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

15 Chất lƣợng đào tạo đƣợc đánh giá thƣờng xuyên qua các bài kiểm tra

định kỳ

16 Chất lƣợng đào tạo đƣợc phản ánh qua đánh giá chuẩn đầu ra khi tốt

nghiệp

17 Chất lƣợng đào tạo đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà tuyển dụng và xã

hội

18 Sinh viên ra trƣờng có khả năng cạnh tranh cao với các sinh viên cùng

ngành đào tạo

F. MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP

19 Cơ sở vật chất đáp ứng tốt

20 Các phƣơng tiện hỗ trợ học tập hiện đại, hữu ích

21 Mơi trƣờng học tập, sinh hoạt lành mạnh, an toàn

22 Sinh viên đƣợc hỗ trợ tối đa

23 Các hoạt động ngoại khóa đa dạng, giúp nâng cao kỹ năng mềm cho

sinh viên

G. UY TÍN

24 Ln đi đầu về chất lƣợng đào tạo

- Về yếu tố Chƣơng trình đào tạo, 230 học sinh đƣợc khảo sát đều

đánh giá

khá cao về sự chuyên sâu, đa dạng, phù hợp xu thế phát triển của thị trƣờng lao động cũng sự vƣợt trội so với các đơn vị cùng đào tạo chuyên ngành đó, đồng thời học sinh THPT cũng đánh giá cao khung chƣơng trình đào tạo của Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN rõ ràng và hợp lí (Các yếu tố đều đƣợc đánh giá >3). Đặc biệt yếu tố các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ đƣợc đánh giá ở mức cao nhất 4.08, điều này cho thấy sự tin tƣởng của học sinh THPT đối với Nhà trƣờng trong việc đào tạo ngoại ngữ. Điều này cũng hồn tồn phù hợp khi Chƣơng trình đào tạo đƣợc các bạn học sinh THPT liên tƣởng tới thứ 2 nhiều nhất nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc.

- Về Slogan : nhƣ bảng 3.6 ta có thể thấy đây là yếu tố đƣợc các bạn học sinh liên tƣởng thứ 3 nhiều nhất, và tại câu hỏi số 8, có tới 74% ngƣời lựa chọn đúng Slogan của Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN điều này hoàn toàn phù hợp khi các yếu tố của Slogan đều đƣợc các bạn đánh giá ở mức trên 3 (Bảng 3.7). Trong đó yếu tố về ý nghĩa của slogan “Creating Opportunities Together – Cùng nhau kiến tạo cơ hội ” đƣợc đánh giá ở mức 4.06. Điều này cho thấy, Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN có 01 slogan ý nghĩa, dễ nhớ và gây đƣợc ấn tƣợng với khách hàng tiềm năng (học sinh THPT).

- Về yếu tố Logo : đây là yếu tố đƣợc liên tƣởng đầu tiên (bảng 3.6) và tại

bảng 3.7 ta thấy rằng Logo đƣợc ngƣời khảo sát đánh giá cao ở sự dễ nhớ, dễ phân biệt, gây ấn tƣợng và có ý nghĩa (>3). Logo có ý nghĩa đạt mức đánh giá 4.11 cao nhất trong tất cả các yếu tố của thƣơng hiệu ĐHNN – ĐHQGHN, điều này là câu trả lời hợp lí cho sự liên tƣởng của học sinh THPT khi nhắc đến Nhà trƣờng.

- Về yếu tố Học phí : Học phí hợp lí và có tính cạnh tranh với đơn vị cùng ngành đƣợc ngƣời khảo sát đồng ý ở mức cao (3.47 và 3.65) trong khi đó giá cả dịch vụ đi kèm hợp lí ở mức thấp hơn dƣới 3 là 2.72. Tại bảng 3.6 ta cũng thấy yếu tố học phí đƣợc liên tƣởng thứ 6 nhiều nhất. Với đặc thù hệ sự phạm của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN sinh viên khơng phải đóng học phí nên việc học sinh THPT đánh giá cao mức độ học phí và tính cạnh tranh là hồn tồn hợp lí.

- Về yếu tố Chất lƣợng đào tạo: các câu hỏi nhằm khảo sát mức độ đánh giá của học sinh THPT về Chất lƣợng đào tạo đều cho kết quả khá cao (>3). Trong đó, chất lƣợng đào tạo đƣợc phản ánh qua đánh giá chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp và sinh viên ra trƣờng có khả năng cạnh tranh cao với sinh viên cùng ngành đào tạo của đơn vị khác đƣợc đánh giá cao với mức điểm sát sao 3.34 và 3.35. Điều này cho thấy đối với học sinh THPT việc đào tạo hƣớng tới chuẩn đầu ra và cạnh tranh trong thị trƣờng lao động và vô cùng quan trọng và Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN đã làm đƣợc điều đó.

- Về Mơi trƣờng học tập: với 05 câu hỏi về cơ sở vật chất, phƣơng

tiện hỗ

trợ học tập, môi trƣờng học tập, sinh hoạt, việc hỗ trợ sinh viên và các hoạt động ngoại khóa, học sinh THPT tham gia khảo sát đánh giá tƣơng đối cao. Trong đó có yếu tố về phƣơng tiện hỗ trợ học tập hiện đại, hữu ích dƣới mức 3 với 2.97. Cao nhất trong số 05 yếu tố đó chính là các hoạt động ngoại khóa đƣợc ngƣời khảo sát đồng ý cao rằng đa dạng và giúp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Điều này hoàn toàn hợp lý, dù tại bảng 3.6, môi trƣờng học tập là yếu tố liên tƣởng tới cuối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu mức độ nhận biết thương hiệu trường đại học ngoại ngữ ĐHQGHN (Trang 52)