Bài học rút ra cho công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại các

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đan phượng khoá luận tốt nghiệp 419 (Trang 35 - 74)

các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Nhìn chung, hệ thống pháp luật quy định về định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay ở các nước đã được hình thành đầy đủ từ những quy định về đối tượng, phạm vi định giá, nội dung, trình tự, thủ tục định giá đến các nguyên tắc, phương pháp định giá. Luật pháp đã quy định khá rõ ràng về các phương pháp được sử dụng trong công tác định giá tài sản bảo đảm. Các nước này đều có đặc điểm chung là áp

dụng các phương pháp định giá đã đợc phổ biến và thành công ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Đó là phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp lợi nhuận, phương pháp thặng dư, phương pháp vốn hóa. Đối với các mục đích khác nhau với mỗi loại tài sản bảo đảm khác nhau thì các cơng ty hoặc cán bộ định giá sẽ linh hoạt sử dụng các phương pháp khác nhau. Trên thực tế phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ở các nước trên thế giới. Từ những nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và thực hiện công tác định giá tài sản bảo đảm của một số nước có thể rút ra một số bài học cho công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về phương pháp áp dụng: Phương pháp so sánh và phương pháp chi phí vẫn là phương pháp phổ biến trong công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để đạt độ chính xác cao vẫn cần có sự kết hợp của các phương pháp khác như phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư... Thành lập hiệp hội, các buổi hội thảo trao đổi giữa các ngân hàng nhằm trao đổi thông tin cũng như nghiệp vụ.

Thứ hai, về xây dựng hệ thống thông tin: Để áp dụng được các phương pháp định giá hiệu quả cần xây dựng hệ thống thông tin, dự đoán diễn biến thị trường trong quá trình định giá tài sản bảo đảm, đặc biệt là tài sản bảo đảm hình thành sau thời gian kí kết hợp đồng tín dụng. Ở các nước phát triển, việc xây dựng một hệ thống thông tin thị trường mạnh là nền tảng đưa công tác định giá tài sản chuyên nghiệp hơn, đánh giá và phản ánh chính xác giá trị thị trường của tài sản bảo đảm cũng như dự báo được xu hướng giá tài sản. Việc nắm được dữ liệu thống kê chính xác, với một mẫu thống kê lớn về giá giao dịch tài sản, thời gian giao dịch, chủ sở hữu... là những thông tin quý báu cho công tác định giá tài sản bảo đảm, giúp cho nghiệp vụ định giá chính xác, phản ánh đúng thị trường tại thời điểm định giá. Do đó các ngân hàng thương mại cũng như Chính phủ Việt Nam nên xây dựng một cơ quan chuyên nghiệp chuyên trách để có thể áp dụng cơng nghệ thơng tin, kết hợp với các số liệu thống kê nhằm tạo một hệ thống thông tin giao dịch thị trường chuẩn mực.

Thứ ba, về quy trình định giá: Quy trình định giá ở các nước thực hiện tương đối chặt chẽ. Các quy định và thủ tục giữa các bước cũng tương đối đơn giản, rõ

ràng. Trong mỗi bước của quy trình thường ghi rõ nội dung công việc cần thực hiện. Bắt đầu của công việc định giá là thu thập thông tin và xử lý thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm và các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản bảo đảm cần định giá. Sau đó tiến hành phân tích và thực hiện việc định giá tài sản bảo đảm:

- Thu thập thông tin về tài sản bảo đảm cần định giá: Kích thước, hình thể, mặt tiền, đặc điểm chức năng, quy mô,...

- Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản bảo đảm như: quy hoạch, những điều kiện hạn chế, ...

- Quyền sở hữu: tình trạng sở hữu, giấy tờ đi kèm, các vấn đề về sở hữu

- Thu thập thơng tin thị trường

- Phân tích và đưa ra giá trị TSBĐ

- Lập báo cáo định giá (chứng thư)

Thứ tư, về cán bộ định giá: Tách bạch chức năng của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định. Tách bạch chức năng của từng bộ phận là điều vô cùng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng đặc biệt là chức năng của cán bộ định giá và cán bộ tín dụng, nó quyết định đến tính hiệu quả trong q trình cấp tín dụng đảm bảo an tồn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận đã nêu ra khái niệm và những lý luận có liên quan đến tài sản bảo đảm và công tác định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại ngân hàng thương mại. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động cho vay trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì cơng tác định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay là vô cùng cần thiết để đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại được an tồn. Khóa luận nêu ra những nội dung của quy trình định giá, nhân tố ảnh hưởng đến quá trình định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại ngân hàng thương mại và cũng đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình định giá tài sản bảo đảm. Sau cùng chương 1 khóa luận trình bày đến kinh nghiệm và một số bài học về định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại một số quốc gia trên thế giới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐAN PHƯỢNG

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐAN PHƯỢNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng

Với mục tiêu cung cấp các tiện ích ngân hàng đến khách hàng, ngày 15/12/2010 Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam đã khai trương chi nhánh mới tại Đan Phượng (Hà Nội).

Huyện Đan Phượng thành phố Hà nội có vị trí chiến lược và quy mô đạt tiêu chuẩn, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng được xem là điểm giao dịch kiểu mới với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, không gian thân thiện, thoải mái và phương thức giao dịch chuyên nghiệp, hiệu quả. Được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Techcombank trong cả nước, chi nhánh Đan Phượng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiện ích dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Sau gần 8 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng của ngày hôm nay đã trở thành một trong những chi nhánh tiêu biểu trong hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Tính đến nay, với 11 nhân viên chi nhánh Đan phượng cung cấp đến khách những dịch vụ ngân hàng đa dạng đến cho khách hàng với sự tận tình và chuyên nghiệp nhất.

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng nhận được bình chọn và nhiều giải thưởng danh giá của Techcombank. Có thể kể đến là giải thương “Chi nhánh xuất săc” trong 3 năm liền.

Tổng tài sản

2015 613

2016 752

2017 810

chi nhánh Đan Phượng

Ngoài những kết quả kinh doanh đạt được, Techcombank còn chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo mơi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ chế khuyến khích cán bộ nhân viên. Cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại thông qua việc thiết lập các bộ phân chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển, quản lý và kiểm toán nội bộ hoạt động ngân hàng. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng

Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Đan Phượng

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ NHBL số 1 tại Việt Nam thì trong năm 2018, Techcombank đã tiến hành hồn thiện và triển khai rõ nét mơ hình tổ chức, mơ hình kinh doanh hướng tới việc nâng cao chất lượng hoạt động một cách toàn diện và bảo đảm việc thực thi chính sách kinh doanh đồng bộ trên tồn hệ thống bao gồm cả Techcombank chi nhánh Đan Phượng. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân đã khơng ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để thiết kế các gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, chuyên biệt, đa dạng, tiện lợi; giản lược các quy trình sản phẩm và quy trình tín dụng, rút ngắn thời gian và phát triển các kênh tiếp cận dễ dàng, nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tài chính của khách hàng cá nhân.

Trong năm 2018, Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân đã triển khai hồn chỉnh cơ cấu tổ chức với sự hình thành chuyên biệt và rõ nét về chức năng, nhiệm vụ và việc giao các chỉ tiêu KPLs cụ thể, rõ ràng và minh bạch đối với từng đơn vị, trung tâm, nhằm nắm bắt các cơ hội kinh doanh và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân tập trung vào hai mảng: Mảng phát triển sản phẩm chịu trách nhiệm về chiến lược, chính sách, quản lý phát triển sản phẩm và phân tích kinh doanh; Mảng phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm trong việc thi hành các chính sách và chiến lược thông qua kênh bán hàng và dịch vụ, phát triển, liên kết, hợp tác kinh doanh với các đối tác.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phân Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng giai đoạn 2015-2017

2.1.3.1. Tinh hình tổng tài sản Ngân hàng Thương mại Cổ phân Kỹ Thương Việt

Nam chi nhánh Đan Phượng giai đoạn 2015- 2017

Sau gần 08 năm hoạt động, Ngân hàng Thương mại Cổ phân Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng đã gặt hái được nhiều thành công nhất định. Có thể nói, Ngân hàng Thương mại Cổ phân Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng ngày càng có những bước đi vững chắc, nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của mình trong lịng khách hàng. Từ khi thành lập đến nay, tổng tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu của Techcombank tăng lên qua các năm. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ sau đây:

Bảng 2.1. Tổng tài sản của Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng giai đoạn 2015- 2017

Huy động

2015 191,006

2016 290,343

20N 370,237

Biểu đồ 2.1 : Sự tăng trưởng Tổng tài sản của Techcombank từ năm 2015-2017

(Đơn vị: Tỷ đồng)

90Ữ

■ Tông tài săn

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam)

Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy, từ năm 2015 đến 2017, tổng tài sản của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng không ngừng tăng lên đạt đến những con số ấn tượng. Tổng tài sản của Techcombank chi nhánh Đan Phượng tăng từ 613 tỷ đồng vào năm 2015 lên mức 752 tỷ đồng vào năm 2016, tương đương tăng 22.6%. Tới năm 2017, tổng tài sản đạt 810 tỷ đồng tăng 7,7% so với năm 2016 và gấp 1.32 lần so với năm 2015. Giá trị tổng tài sản ngày càng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển ngày càng mạnh hơn, giúp ngân hàng có thể mở rộng quy mơ hoạt động, đầu tư thêm và công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng.

2.1.3.2. Tinh hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng giai đoạn 2015- 2017

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tiền tệ, do đó hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của các ngân hàng thương mại. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển kinh doanh, mặt khác Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng kịp thời đưa ra các định hướng, chính sách khách hàng và lãi suất trong từng giai đoạn biến động của thị trường, đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi

nên tình hình huy động của Techcombank ngày càng phát triển.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017

2014 đến năm 2017

Biểu đồ 2.2: Tmh hình huy động vốn của Techcombank từ năm 2015 đến năm 2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam)

Qua biểu đồ huy động trên, nhìn chung số lượng tiền huy động qua các năm đều tăng. Năm 2015, lượng tiền Techcombank chi nhánh Đan Phượng huy động được khoảng 191 tỷ đồng. Năm 2016 tăng 14,75% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 4%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của lượng tiền Techcombank chi nhánh Đan Phượng huy động được tăng khá nhanh từ năm 2015 đến năm 2017. Techcombank chi nhánh Đan Phượng luôn áp dụng một mức lãi suất huy

Chỉ tiêu 2015 Tỷ trọng 2016 Tỷ trọng 2017 Tỷ trọng Dư nợ có TSBĐ 5.7 22.8% 6.75 18.25% 7.42 17.76% Dư nợ khơng có TSBĐ 19.3 77.2% 30.25 81.75% 34.58 82.33% Tổng dư nợ 25 100% 37 100% 42 100%

động cạnh tranh thêm và đó trong thời gian này, Techcombank chi nhánh Đan Phương đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vồn như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thông qua việc mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, các hình thức gửi tiền tiết kiệm khuyến mãi hấp dẫn đã góp phần thu hút được một khối lượng tiền nhàn rỗi của tổ chức kinh tế và dân cư. Việc này giúp Techcombank chi nhánh Đan Phượng có sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp cho ngân hàng cải thiện năng lực tài chính, góp phần gia tăng vốn điều lệ của ngân hàng.

2.1.3.3. Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Thương mại Cổ phân Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng giai đoạn 2015- 2017

Không chỉ tăng lên về tổng tài sản và nguồn vốn huy động, trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng đã đạt đươc nhiều thành công và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể.

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam)

Qua biểu đồ ta thấy được tốc độ phát triển ấn tượng của chi nhánh Đan Phượng khi mà lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Năm 2016 cũng là năm thành công của Techcombank chi nhánh Đan Phượng trong lĩnh vực dịch vụ, với lợi nhuận tăng 150% so với năm 2015. Sang đến 2017, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tiếp tục tăng và đạt gần 7.25 tỷ đồng. Điều này phần nào khẳng định sự phát triển ổn định, bền vững và an tồn của Techcombank chi nhánh Đan Phượng.

2.1.3.4. Tinh hình cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phân Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng giai đoạn 2015- 2017

Nhắc đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, ta không thể không nhắc đến hoạt động cho vay. Trong giai đoạn 2015-2017 ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Đan Phượng đã đạt được nhiều thành công trong công tác cho vay. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Ket quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng giai đoạn 2015- 2017

qua các năm cho thấy chất lượng các khoản vay đã được cải thiện đáng kể. Đây cũng là tín hiệu của một sự phát triển bền vững của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐAN PHƯỢNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đan phượng khoá luận tốt nghiệp 419 (Trang 35 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w