3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Trên cơ sở khảo sát thực tế tại chi nhánh, nhận thức được những thành tựu cũng như những tồn tại khó khan tại chi nhánh trong hoạt động định giá TSBĐ, bên cạnh những giải pháp đã đề cập ở phần trên, em xin đưa ra một số kiến một số vấn đề sau:
- Trong công tác chỉ đạo điều hành của chi nhánh phải thường xuyên phổ biến các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng, tài sản bảo đảm, các văn bản của ngân hàng nhà nước, của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, thường xuyên tổ chức họp phòng để nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng, tài sản bảo đảm để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
- Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhằm trang bị các kiến thức, tránh lạc hậu về chuyên môn, pháp luật, các thơng lệ quốc tế trong tiến trình hội nhật quốc tế như hiện nay.
- Chi nhánh nên tổ chức định kỳ gặp mặt khách hàng để lắng nghe những ý kiến đánh giá của khách hàng về những việc đã làm được, chưa làm được của chi nhánh, ghi nhận những đóng góp, những mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đó mà chi nhánh có những chính sách điều chỉnh hợp lý đáp ứng tốt tâm tư nguyện
vọng của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng cần tăng
cường hơn nữa chiến lược thu hút khách hàng, tiếp tục củng cố tạo niềm tin với khách hàng truyền thống, tạo sức hút với những khách hàng mới. Trong chiến lược dài hạn chi nhánh cần nâng cao tỷ trọng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân dân cư.