Đổi mới nhận thức của lãnh đạo ngân hàng về định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đan phượng khoá luận tốt nghiệp 419 (Trang 74 - 75)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

3.2.1. Đổi mới nhận thức của lãnh đạo ngân hàng về định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay

phục vụ cho vay

Để nâng cao chất lượng công tác định giá trước hết phải có sự thay đổi trong tư tưởng và nhận thức của chuyên viên cũng như lãnh đạo ngân hàng về định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay. Theo quan điểm trước đây, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, các ngân hàng thương định giá thấp hơn giá trị TSBĐ. Điều này khiến chất lượng tín dụng được đảm bảo hơn nhưng về dài hạn có thể gây ra tiêu cực là khả năng cho vay giảm và giá trị định giá khơng chính xác, do đó để vay

được nhiều hơn khách hàng có thẻ chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng khác. Bởi vậy Ngân hàng TMCP KỹTthương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng cần nhận thức được việc xác định giá trị TSBĐ phù hợp để hoạch định chính sách cho vay hợp lý và đánh giá đúng chất lượng nợ của ngân hàng.

Trong xu thế hội nhập với thị trường tài chính tiền tệ, với sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng, đòi hỏi bộ phận định giá Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng cần phải thay đổi quan điểm của mình trong mơi trường cạnh tranh. Quan điểm của bộ phận định giá là coi cơng tác của mình nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, tuy nhiên để ngân hàng phát triển thì hoạt động cho vay phải có các phương tiện để thu hút khách hàng, trong đó nâng cáo các khoản vay là một trong những giải pháp. Với quan điểm này thì bộ phận định giá chi nhánh Đan Phượng cần thay đổi cách nhìn, nhìn nhận về định giá trên cơ sở đẩy mạnh cho vay, hỗ trợ đơn vị kinh doanh tối đa để ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng.

Định giá là việc xác định giá trị tài sản bảo đảm ở tại thời điểm thẩm định, song khoản vay thường mang tính lâu dài và giá trị tài sản bảo đảm lại thay đổi theo thời gian, do vậy trong quá trình định giá cần phải dự báo được xu hướng biến động, đặc biệt là khi phát mại để đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng. Đồng thời cũng cần dự báo được tính thanh khoản của tài sản bảo đảm để xác định được mức độ rủi ro do biến động giá để có cơ sở cho ngân hàng xác định được tỷ lệ chiết khấu phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đan phượng khoá luận tốt nghiệp 419 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w